Deconstructivism không phải là một phong cách kiến trúc mới, cũng không theo chủ nghĩa Avant-garde sáng tạo và trí tưởng tượng cường điệu. Nó không tuân thủ “quy tắc”, tính thẩm mỹ cụ thể, mà đó là một cuộc nổi loạn chống lại xã hội. Đó đơn thuần là việc thể hiện sức sáng tạo vô hạn về kết cấu, hình khối và sự chuyển động.
Deconstrucstivism được ứng dụng nhiều trong kiến trúc phương tây
Hiểu lầm ban đầu về trường phái Kiến trúc giải tỏa kết cấu
Những quan niệm sai lầm về Kiến trúc giải tỏa kết cấu bắt nguồn từ tên thuật ngữ của chính nó. Deconstructivism được dịch là hành động phá hủy, tách rời một cấu trúc hiện tại, ngụ ý sự nổi loạn trong kiến trúc. Giải tỏa kết cấu không phải là trường phái có tác động mạnh mẽ hay một phong cách nghệ thuật đột ngột nổi tiếng thế giới và thay đổi kiến trúc. Nó là sự pha trộn của trường phái hiện đại và chủ nghĩa kết cấu (Constructivism) ở Nga, một chút ảnh hưởng từ trường phái hậu hiện đại, lập thể và trường phái biểu hiện.
Kiến trúc được xem như một hình thức nghệ thuật cao, ảnh hưởng và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi xã hội
Từ những năm 80, kiến trúc Deconstructivism mới thực sự “xuất hiện”
Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, một số kiến trúc sư người Nga biết đến với chủ nghĩa kết cấu Nga (Constructivists Russian). Chủ nghĩa này phá vỡ các quy tắc về bố cục trong kiến trúc cổ điển và họ đã trình bày một loạt các bản vẽ thách thức “tiêu chuẩn hình học” vào thời điểm đó. Sau chiến tranh, đất nước trải qua những cuộc thay đổi, trong đó có kiến trúc. Lúc này, phong trào hiện đại đã tìm được con đường cho chính nó, chủ nghĩa Constructivism không có cơ hội. Thay vào đó là những chi tiết trang trí bị loại bỏ, để lại những thứ gọn gàng, cân đối, chuẩn mực và đề cao công năng sử dụng.
Deconstructivism không nhằm phá hủy truyền thống cũ, chỉ là phương tiện giải thích thế giới mới
Thuật ngữ Deconstructivism lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1980. Ý tưởng được phát triển bởi nhà triết học người Pháp Jacques Derrida. Derrida, một người bạn của Peter Eisenman, đã phát triển ý tưởng phân tích một tòa nhà để khám phá sự bất đối xứng hình học (lấy cảm hứng từ Chủ nghĩa kết cấu Nga), đồng thời duy trì chức năng cốt lõi của không gian (lấy cảm hứng từ trường phái Hiện đại). Cũng trong những năm 1980, công chúng lần đầu biết đến trường phái giải tỏa kết cấu tại cuộc thi Parc de la Villette, nhờ vào chiến thắng của Bernard Tschumi, cũng như mẫu thiết kế của Derrida và Eisenman.
Tạo sự bất ổn về hình khối hay không gian
Phong cách kiến trúc này ngày càng thu hút sự quan tâm hơn trong triển lãm Kiến trúc Deconstructivist năm 1988 của MOMA, do Philip Johnson và Mark Wigley tổ chức, các công trình tiêu biểu khác của Zaha Hadid, Peter Eisenman, Daniel Libeskind… Trước đó, Deconstructivism không được coi là trường phái, chủ nghĩa hay phong trào như trường phái hiện đại hay trường phái lập thể. Chính Johnson và Wigley tìm thấy điểm tương đồng trong thiết kế dưới góc nhìn của những kiến trúc sư, và kết hợp chúng làm một.
Công trình thể hiện đậm nét kiến trúc Deconstructivism
Kiến trúc giải tỏa kết cấu tạo nên những “cú sốc” về không gian, trật tự và chuẩn mực. Hình khối kiến trúc bị phá vỡ thành những các mảng khối rời rạc hay phá hủy các khối lập phương, góc vuông bằng cách sử dụng đường chéo và lát cắt không gian. Thủ pháp áp dụng trong Deconstructivism gồm: Đảo ngược, nhập nhằng, biến đổi, lặp đi lặp lại, vận động, dở dang. Dưới đây là một số công trình nổi tiếng thế giới mang đậm phong cách Kiến trúc giải tỏa kết.
Thư viện Công cộng Seattle bằng kính và thép cao 11 tầng (185 feet hoặc 56,9 mét) ở trung tâm thành phố Seattle, Washington
Ufa-Kristallpalast là rạp chiếu phim mở cửa vào năm 1998 và sức chứa tới 2.668 chỗ ngồi
Walt Disney Concert Hall là một sảnh hòa nhạc ở Los Angeles, do KTS Frank Gehry tài ba thiết kế
Martha Herford là nhà máy sản xuất nguyên liệu dệt may. Dưới bàn tay tạo tác của KTS Frank Gehry, nó đã biến thành một bảo tàng nghệ thuật đương đại từ những viên đất sét
Vitra Design Museum ở Đức, thiết kế bởi 2 KTS chính là Charles và Ray Eames người Mỹ
Tòa nhà trụ sở CCTV hoàn thành tháng 7 năm 2008 ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia phía Bắc ở Greater Manchester, Anh, được thiết kế bởi kiến trúc sư Daniel Libeskind
Đến nay, chủ nghĩa giải tỏa kết cấu đã làm nền cho nhiều công trình mang tính biểu tượng trên thế giới, các giải thưởng kiến trúc in đậm dấu ấn và còn ảnh hưởng đến hàng trăm kiến trúc sư triển vọng.
Bài viết: Hiền Ngôn