Với đa phần người Việt, tâm linh có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, là đòn bẩy và là nơi nương tựa tinh thần của họ. Do đó, hầu hết mọi người đều giữ nếp sống đưa không gian tâm linh vào trong nhà theo nhiều cách khác nhau. Vậy hiện nay, trong những ngôi nhà Việt hiện đại, các gia chủ đang có xu hướng đưa không gian tâm linh vào nhà như thế nào?
Phòng thờ tự với bàn thờ trang nghiêm, truyền thống luôn là lựa chọn hàng đầu
Các cụ xưa vẫn quan niệm không gian thờ tự phải luôn trang nghiêm để tỏ lòng thành kính với các bề trên và ông bà tổ tiên. Do vậy, trong nhiều nhà Việt hiện nay, dù hiện đại như thế nào, nhưng gia chủ vẫn dành ra 1 không gian riêng biệt và trang trọng cho phòng thờ tự hay bàn thờ, tủ thờ.
KTS đã bố trí phòng thờ ở tầng trên cùng của Moon House theo mong muốn của gia chủ
Nơi đây, các thành viên trong nhà có thể tĩnh tâm tụng kinh, niệm Phật
Còn với Xưởng 59, tủ thờ được trang trọng đặt ở 1 không gian riêng, ở gần đó bố trí thêm bàn làm việc của người bà
Với 3x10 House, ban thờ Phật hướng ra vườn trên sân thượng để gia chủ có thể dùng đôi chân trần, đầu óc thanh tịnh để cảm nhận cuộc sống
Ban thờ Chúa và ban thờ tổ tiên được đặt trang trọng nơi phòng khách tại Lan House
Ngoài ra, có những gia chủ mong muốn đưa đức tin thấm đẫm vào trong từng khoảng sống, giống như cách mà bạn có thể cảm nhận tại //House
Hay như tại D House với thánh giá được đặt ở vị trí cao và dễ chiêm ngưỡng nhất trong nhà
Đưa không gian tâm linh kết hợp hài hòa với khu vực giếng trời, cảnh quan
Hòa trong dòng chảy của kiến trúc hiện đại, không gian tâm linh cũng được các gia chủ và KTS tính toán kỹ lưỡng để làm sao có thể hài hòa với tổng thể ngôi nhà, mà vẫn đảm bảo sự nghiêm trang. Bố trí không gian tâm linh ở khu vực giếng trời, cảnh quan là phương án được ưa chuộng hiện nay. Bởi lẽ, các không gian này vừa thông thoáng, lại sáng đãng nên góp phần mang đến được sự thanh tịnh, an nhiên khi gia chủ tụng kinh, ngồi thiền hay cầu nguyện.
Đây là không gian bạn Hoài Thanh - một thành viên trong group Khoe nhà và chia sẻ kinh nghiệm xây nhà (Happynest.vn) tự thiết kế không gian để dành tặng mẹ mình
Không gian này vốn là khu vực giếng trời trong nhà, mặt chính của tường được ốp ngói đất nung - vốn dùng cho lợp mái nhà trông khá lạ mắt, mặt tường bên được sơn trắng trang nhã
Bên trên là bàn thờ Chúa trang nghiêm, ở dưới là vườn nước thanh bình mang đến sự an vui là cách bố trí mà gia chủ ngôi nhà Longcave lựa chọn
Đặt tượng Phật trên 1 bệ giả gỗ tại sân vườn với tâm thành kính, gia chủ Nhà Tổ Chim có lẽ sẽ có những giờ phút tọa thiền đầy an lạc tại không gian này
Còn với gia chủ căn biệt thự PMH, họ chọn 1 khu vực ở tầng áp mái với cách bố trí như liên tưởng đến sự tích Phật thành đạo nơi gốc cây Bồ Đề
Tối giản hóa hay chỉ giữ lại những biểu tượng gợi nhớ sự an nhiên
Bên cạnh lối giữ gìn truyền thống, có nhiều gia chủ trẻ tư duy cởi mở hơn lại chọn gài gắm không gian tâm linh bằng những tranh ảnh, bức tượng giản đơn vào một số khu vực trong nhà. Đây dường như là một phong cách trang trí, trưng bày hay sự nhắc nhở bản thân về đức tin, về lối sống.
Không cần quá cầu kỳ, chỉ là biểu tượng đức Phật ngồi thiền được khắc trên khung cửa cũng toát lên sự thoát tục trong Less House
Bức tượng Phật được đặt trên kệ sắt tại 3x10 House
Hay thú vị như cách chủ đầu tư của An Studio lựa chọn chi tiết bàn tay “Thập độ thủ ấn” quen thuộc trong Phật giáo vào không gian an nhiên của căn homestay này
Một bức tranh Phật với tông màu rất hợp với bối cảnh chung của ngôi nhà được gia chủ ngôi nhà phố Triệu Việt Vương chọn lựa rất tâm huyết
Một bức tượng cổ tái hiện đức Phật nằm dáng cát tường được gia chủ ngôi nhà tại Sài Gòn trưng bày trên kệ dài ở khu vực hành lang
Hay như cô chủ trẻ của Child House trân trọng đặt bức tượng Phật lên ngăn cao nhất của chiếc kệ phòng khách
Sau chuyến thăm quan các không gian tâm linh trong nhiều ngôi nhà Việt tiêu biểu, đó là dù theo đuổi tư duy thiết kế hiện đại, nhưng không gian tâm linh vào ngôi nhà như một phần không thể thiếu. Nhưng một điểm chung, mỗi người chúng ta có thể cảm nhận được đó là sự thành kính và trang nghiêm với đời sống tâm linh của người Việt.
Bài viết: Thiên Di