Kiến trúc của một tòa nhà không chỉ dừng lại ở chức năng cơ bản là xác định không gian và tạo nên những bức tường bảo vệ mà còn góp phần nâng cao trải nghiệm sống và mang đến cảm giác rộng rãi, thoải mái, dễ chịu cho người dùng. Đối với mỗi tòa nhà, ánh sáng tự nhiên có vai trò rất quan trọng. Yếu tố này góp phần biến đổi môi trường, cải thiện bầu không khí và làm nổi bật vẻ đẹp thẩm mỹ của các chi tiết kiến trúc, giúp không gian ngôi nhà trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng trong một công trình kiến trúc
Cửa sổ trên cao - Yếu tố không thể thiếu trong các công trình kiến trúc
Có rất nhiều yếu tố cấu thành nên một tòa nhà như vật liệu, cấu trúc, nội thất, ngoại thất, màu sắc,... Trong đó các khoảng mở trong tòa nhà như: cửa đi, cửa sổ, cửa sổ trời, ban công,...có vai trò rất quan trọng để kết nối không gian bên trong và bên ngoài ngôi nhà. Các khoảng mở này cũng cho phép lưu thông gió và ánh sáng tự nhiên đồng thời tạo sự cân bằng giữa tính riêng tư và công cộng trong tòa nhà.
Thiết kế ánh sáng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các dự án công trình
Trong các công trình kiến trúc trước đây, cửa sổ thường được thiết kế là những ô cửa đơn giản. Hiện nay, nhờ sự phát triển về công nghệ và vật liệu, vai trò và hiệu quả của chúng đã được tối đa hóa phù hợp với từng phong cách kiến trúc. Nếu như kiến trúc Gothic ấn tượng bởi lớp kính tuyệt đẹp qua những ô cửa kính màu cao chót vót thì kiến trúc hiện đại lại đặc trưng bởi các cửa sổ nằm ngang với mặt tiền hoàn toàn bằng kính và biến đổi cách ánh sáng ban ngày được tích hợp vào không gian.
Tuy nhiên, trong kiến trúc hiện đại, nếu chỉ dựa vào kính mặt tiền sẽ có hạn chế là ánh sáng tự nhiên thường bị giới hạn trong chu vi của tòa nhà và các khu vực trung tâm của tòa nhà thường bị tối. Giải pháp để khắc phục điều này là thiết kế các ô cửa sổ trên cao như cửa sổ mái bằng, cửa sổ trời. Nhờ vậy, ánh sáng ban ngày được truyền sâu vào không gian nội thất giúp hạn chế sự phụ thuộc vào ánh sáng nhân tạo.
Cửa sổ trên cao là giải pháp hiệu quả để phân bổ ánh sáng đều trong toàn bộ tòa nhà
Các ô cửa sổ trên cao không chỉ mang lại những lợi ích về mặt chức năng mà còn là công cụ thẩm mỹ giúp tạo hình nội thất bằng ánh sáng và bóng tối để làm nổi bật không gian trung tâm. Điều này có tác dụng tạo thêm chiều sâu và sự hấp dẫn về mặt thị giác. Ngoài ra, cửa sổ mái còn góp phần thông gió tự nhiên, cải thiện lưu thông không khí và chất lượng môi trường trong ngôi nhà. Vì thế những ô cửa sổ trở thành yếu tố thiết yếu trong phong cách kiến trúc đương đại.
>>> Xem thêm: Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Công thức thiết kế nhà sang trọng
Lợi ích của ánh sáng tự nhiên với không gian và người sử dụng
Ánh sáng tự nhiên là yếu tố quan trọng giúp giảm sự phụ thuộc vào ánh sáng nhân tạo đồng thời mang đến sự thoải mái và sức khỏe cho người sử dụng.
Để đảm bảo mức độ chiếu sáng đầy đủ, các ô cửa trong tòa nhà cần được thiết kế với kích thước phù hợp và có sự phân bổ hợp lý. Chẳng hạn, tiêu chuẩn Châu Âu EN 17037 khuyến nghị ít nhất 50% khu vực có người ở phải nhận được đủ ánh sáng trong một nửa số giờ ban ngày trong năm.
Ánh sáng tự nhiên mang đến nhiều lợi ích cho không gian và người dùng
Mức độ chiếu sáng chiếu vào một bề mặt (được đo bằng đơn vị Lux) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hướng mặt trời, kích thước, vị trí cửa sổ, độ truyền sáng của kính, vị trí lắp đặt...Các không gian khác nhau yêu cầu mức độ chiếu sáng khác nhau như: nhà bếp và phòng ăn cần 500 lux, phòng ngủ và phòng tắm cần 300 lux, văn phòng tại nhà và phòng học cần 500 lux, hành lang và cầu thang cần 100 lux để đảm bảo việc di chuyển được an toàn.
Mở rộng tầm nhìn với cửa sổ mái phẳng
Thiết kế cửa sổ mái bằng là giải pháp kiến trúc hiệu quả để tối đa hóa ánh sáng bên trong ngôi nhà và đảm bảo phân bổ ánh sáng đồng đều hơn kể cả những khu vực ở sâu và xa cửa sổ thông thường.
Đối với các tòa nhà có mái bằng, cửa sổ mặt tiền thiết kế theo kiểu truyền thống sẽ làm hạn chế ánh sáng vào sâu bên trong. Tuy nhiên nếu thiết kế cửa sổ trên cao sẽ khắc phục được hạn chế này bởi ánh sáng tự nhiên sẽ chiếu trực tiếp từ trên cao xuống, đảm bảo ánh sáng được phân bổ đồng đều khắp không gian.
Bên cạnh những lợi ích về ánh sáng, cửa sổ trên cao còn giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà nhờ được thông gió tự nhiên và làm mới không khí mỗi giờ. Thiết kế này cũng giúp giảm nồng độ chất ô nhiễm và giảm cảm giác ngột ngạt trong nhà. Luồng khí được tăng cường tạo ra một môi trường lành mạnh hơn và mang lại những lợi ích về sức khỏe cho chủ nhân ngôi nhà.
Cửa sổ trên cao là giải pháp hiệu quả để tối ưu ánh sáng ban ngày
Lựa chọn mẫu cửa sổ mái bằng thích hợp với từng tòa nhà
Hiện nay, các giải pháp tăng cường ánh sáng tự nhiên và thông gió trong các tòa nhà dân cư và thương mại rất đa dạng. Chúng ta có thể kể đến các thiết kế điển hình như cửa sổ mái phẳng, giếng trời,... Dưới đây là một số mẫu cửa sổ tạo sự thoải mái trong nhà và mang lại hiệu quả năng lượng cao.
Cửa sổ mái kính cong: Dạng cửa sổ này có mặt kính cong giúp thoát nước hiệu quả ngay cả khi ngôi nhà có mái bằng. Cửa sổ được thiết kế với khung mỏng giúp tối đa ánh sáng ban ngày và tầm nhìn ra ngoài trời. Cửa sổ kính có thể được bổ sung thêm rèm để tăng khả năng cách nhiệt, làm dịu không gian và chống côn trùng. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho bất cứ không gian nào.
Cửa sổ mái kính phẳng: Với khung mỏng và gần như vô hình, mẫu cửa sổ này mang lại hiệu quả cao trong việc cung cấp ánh sáng và mở rộng tầm nhìn ngay cả khi lắp rèm. Cửa sổ mái kính phẳng thích hợp để lắp đặt cho mái dốc từ 2 - 15 độ. Tùy theo nhu cầu sử dụng, gia chủ có thể lựa chọn phiên bản cố định, điện và năng lượng mặt trời. Gia chủ cũng có thể lắp thêm rèm để che nắng, giảm nhiệt và chống côn trùng. Nhờ vậy không gian sẽ thoải mái và tiết kiệm năng lượng.
Thiết kế cửa sổ mái cần phù hợp với mỗi tòa nhà khác nhau
Mái vòm có kính: Thiết kế này thích hợp cho mái dốc từ 0-15 độ. Cửa vòm có kính có bộ phận đế cách nhiệt và bộ phận kính cách nhiệt hai lớp và kính nhiều lớp bên trong. Bộ phận trên cùng được làm bằng acrylic hoặc polycarbonate trong suốt hoặc mờ đục. Nhờ vậy tối đa được ánh sáng ban ngày hoặc làm tăng sự riêng tư. Mái vòm kính có phiên bản cố định, thủ công và điện đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.
Dome: Mái xây vòm theo hình tròn phù hợp với những không gian không có nhà ở như: nhà kho, nhà để xe, các tòa nhà công nghiệp với độ dốc từ 0-15 độ. Dome có mái vòm polycarbonate hoặc acrylic mờ đục 2 hoặc 3 lớp không có kính. Sản phẩm có các phiên bản cố định, thủ công và điện giúp thông gió một cách linh hoạt và đáp ứng nhu cầu người dùng.
Mỗi mẫu cửa sổ trên cao đều mang đến những hiệu quả nhất định
>>> Xem thêm: Gợi ý 10 cách thiết kế ánh sáng giúp “mở rộng” không gian nhà ở
Chiến lược lắp đặt giếng trời phù hợp
Giếng trời có kích thước lớn sẽ phân bổ ánh sáng đồng đều và hiệu quả hơn so với giếng trời nhỏ. Ngoài ra, giếng trời lớn cũng giúp giảm các kiểu bóng đổ và sự thay đổi ánh sáng đột ngột. Đối với những không gian mở, giếng trời này giúp không gian trở nên rộng rãi hơn và duy trì ánh sáng suốt cả ngày. Ngược lại, nhiều giếng trời nhỏ hơn thích hợp với những khu vực ưa thích ánh sáng cục bộ hoặc ở khu vực hành lang.
Tham khảo biểu đồ minh họa giếng trời lớn sẽ giúp lấy được nhiều ánh sáng vào nhà hơn
Vị trí chiến lược cũng rất quan trọng khi thiết kế giếng trời. Cụ thể, giếng trời đặt ở vị trí trung tâm có tác dụng phân bổ ánh sáng đồng đều hơn. Giếng trời lắp đặt ở các vị trí như mặt bàn bếp, khu vực đọc sách, trạm làm việc,...có tác dụng cải thiện chức năng cũng như mang lại sự thoải mái về mặt thị giác.
Cần lựa chọn vị trí thích hợp khi lắp đặt giếng trời trong ngôi nhà
Tham khảo bản đồ vị trí giếng trời và khả năng tản sáng
Nắm rõ đường đi của mặt trời
Xác định vị trí của cửa sổ mái bằng cần dựa vào đường đi của mặt trời. Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến chất lượng ánh sáng ban ngày, nhiệt độ trong nhà và hiệu quả năng lượng. Nếu như cửa sổ dọc có hướng cố định thì cửa sổ mái bằng hướng ra mọi hướng, cho phép tiếp xúc với ánh sáng một cách linh hoạt.
Lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp mà cửa sổ mái bằng nhận được chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi vĩ độ. Do đó cần đặt cửa sổ mái bằng ở vị trí thích hợp để có lượng ánh sáng tốt nhất.
Lắp đặt cửa sổ hay giếng trời cần phù hợp với đường đi của mặt trời
Lựa chọn kính thông minh để tăng cường sự thoải mái, hiệu quả và bảo vệ
Kết hợp công nghệ kính tiên tiến vào giếng trời giúp tăng cường hiệu suất nhiệt, hiệu quả năng lượng và mang đến sự thoải mái trong tổng thể tòa nhà. Sử dụng kính có độ phát xạ thấp và có lớp phủ siêu nhỏ là giải pháp hiệu quả cho phép ánh sáng tự nhiên đi vào, giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt vào mùa hè và giúp giữ ấm vào mùa đông.
Cần lựa chọn loại kính phù hợp để mang đến sự thoải mái và bảo vệ cho ngôi nhà
Ngoài ra, kính giếng trời có lớp phủ chống tia UV và kiểm soát năng lượng mặt trời giúp lọc ánh sáng, ngăn ngừa tình trạng chói và quá nhiệt. Điều này tạo ra môi trường trong nhà thoải mái, tiết kiệm năng lượng hơn và cân bằng về mặt thị giác.
Việc lắp đặt cửa sổ mới mang đến hiệu quả bất ngờ về ánh sáng
Có thể thấy, cửa sổ mái bằng hay giếng trời không chỉ cung cấp nguồn sáng tự nhiên mà còn là yếu tố vô cùng quan trong thiết kế kiến trúc. Chiến lược thiết kế cửa sổ góp phần tối đa hóa lợi ích của ánh sáng ban ngày, xác định bản sắc của tòa nhà và cải thiện môi trường sống. Bằng cách tích hợp ánh sáng tự nhiên vào công trình kiến trúc mà không gian sống trở nên bền vững, biểu cảm và lành mạnh hơn đồng thời làm tăng tính thẩm mỹ của tòa nhà.
>>> Xem thêm: Yên Khê House - Tận hưởng vẻ đẹp của ánh sáng tự nhiên trong không gian sống
Nguồn: Archdaily
*Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.