- Đầu tiên, nứt mặt bê tông có thể chia làm 3 dạng: nứt do sai miền thép (sai kết cấu), nứt do lún chống (sai biện pháp thi công), và nứt do sai bảo dưỡng. Ở đây mình không đề cập tới 2 vấn đề đầu tiên, vì phải thêm 1 topic nữa, mà muốn nói tới vấn đề thứ 3- bảo dưỡng bê tông sao cho không nứt.
Tuy nhiên, theo như mình biết thì hầu hết đến 95% chia sẻ trên mạng cách tránh đều không hiệu quả, hoặc có thể là họ giấu nghề mình không rõ. Các cách đó được liệt kê như sau:
- Ngâm sàn trong nước, hiệu quả chỉ tác dụng ở những ngày sau đó (lúc đó bê tông đã nứt mặt rồi, nứt trong thời gian 4-6 tiếng đầu của quá trình thủy phân). Nên được xem là tạm chứ chưa triệt để. Lúc đó ngâm sàn chỉ còn là bảo dưỡng bên tông chứ không chống nứt. Cần kết hợp cách bên dưới cuối bài viết.
Nhập nội dung bình ảnh tại đây
- Dùng xi măng pha loãng trong nước, dùng hỗn hợp này để xử lý vết nứt: hoàn toàn không tác dụng. Làm màu cho vui.
- Dùng nilon trong tủ mặt rồi bơm nước ngâm sàn: phản tác dụng. Vì nilon trong suốt tạo hiệu ứng nhà kính, không thông thoáng cho mặt nước dẫn đến nước rất nóng. Nên càng có hại cho bê tông (Rất nhiều tiktoker chia sẻ cách này, như vậy là rất hại mà vẫn nứt). Phủ bạt sọc cũng vậy. Nếu dùng bạt sọc thì nâng lên khỏi mặt bê tông 1 đoạn để không khí đối lưu tản nhiệt kết hợp với tưới nước, cộng thêm kỹ thuật bên dưới (NHẤN MẠNH)
- Cách hay nhất là dùng bao bố tủ mặt, kết hợp với tưới ẩm thường xuyên. Đồng thời phải kết hợp thêm 1 kỹ thuật cực lợi hại sau đây: XOA MẶT.
Tình cờ năm 2015 được một đàn anh chia sẻ, và từ đó đến nay mình thường xuyên dùng cách này.
Công thức tóm tắt: Tưới - Xoa (x2) - Che- Ngâm. Theo trình tự đó mà làm nhé. Và nhớ đừng bỏ qua khâu XOA, rất nhiều nhóm thợ lười bỏ qua khâu này nên nứt chân chim vẫn còn. X2 là xoa 2 lần, lần đầu và lần kiểm lúc bê tông co ngót ở thời điểm sau 2h đổ.