Nữ kế toán về hưu biến rác thải thành vườn rau để các cháu có tuổi thơ trọn vẹn

    19/04/2023 02:152.339 lượt xem

    Ý tưởng trồng rau từ rác thải được chị Phạm Lan Anh (55 tuổi, Văn Giang, Hưng Yên) ấp ủ từ khi còn là kế toán trưởng ở một trường trung học cơ sở. Khi về hưu 3 năm trước chị mới có thời gian để hiện thực hoá khu vườn của mình. Đây cũng là nơi hai cháu ngoại của chị rất yêu thích.

    Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời. 

    Chị Phạm Lan Anh bên khu vườn xanh mát mắt của mình

    Tận dụng rác thải cho khu vườn rau

    "Tôi đọc trên mạng xã hội biết mọi người tận dụng được nhiều chai, lọ, thùng xốp bỏ đi, ủ rác nhà bếp để trồng rau rất thành công nên làm theo", chị Lan Anh chia sẻ.

    Trong sân nhà có diện tích 70m2, chị Lan Anh trồng rau theo mùa và đủ rau gia vị. Rau được ươm hạt trong thùng xốp, giá thể trộn từ tro, trấu, xơ dừa, đất thịt, phân gà đã qua xử lý.

        >>> Xem thêm: 30 gợi ý vườn rau trồng tại nhà, từ căn hộ đến nhà phố dễ dàng áp dụng

    Theo đó, chị tận dụng các loại thùng xốp bỏ đi để trồng rau. Chị cắt, sơn lại vỏ can dầu ăn để trồng các loại rau lấy củ, trái như: su hào, bắp cải, khoai tây, cà tím, cà pháo, cà chua… Các loại cây, rau cần nhiều đất như ngô, cải kale, ớt… được trồng trong những thùng sơn 18 lít. Vỏ dừa, nồi cơm điện, thùng rác hỏng, lốp xe, giỏ hoa cũ… cũng được chị Lan Anh dùng để trồng rau, hoa trái. Mọi người đến thăm vườn, chị hay đùa nhà có "nồi Thạch Sanh" vì hành trồng trong nồi cơm hỏng cứ cắt hết vài hôm sau lại thi nhau mọc.

    Chị  tận dụng thùng rác cũ, vỏ can dầu ăn để làm chỗ trồng rau, hoa cảnh

    Thấy hàng xóm mang thùng xốp, chai lọ nhựa, rác nhà bếp, chị Lan Anh xin hoặc mua lại rửa sạch, sơn ngoài vỏ để trồng đủ loại rau quả. Những ngày đầu, chị không được chồng ủng hộ. Thậm chí, anh cười chị là “gom rác về nhà như bà đồng nát”.

    Khu vườn từ rác thải của nữ kế toán về hưu

    Khu vườn để các cháu có tuổi thơ trọn vẹn

    Trồng rau trong chậu dưới đất thuận tiện cho việc vận chuyển, tưới nước, bón phân, nhưng cũng nhiều sâu, rệp hơn trên sân thượng. Chị Lan Anh cho biết ngày hai buổi ngoài tưới, bón phân, phải phòng sâu, rệp bằng cách phun thuốc sinh học, bắt bướm để chúng không đẻ trứng, gây sâu hại.

    Có lần, chị học theo trên mạng, đổ cát vào thùng xốp, gieo hạt. Nào ngờ, gặp mưa rào, cát và rau trôi hết. Lần khác, chị pha nước ủ từ rác bếp quá đặc. Vừa tưới xong, cả vườn rau đang xanh um bỗng chốc chết sạch. Sau đó, chị học hỏi dần trên các hội, nhóm trồng rau. Đến nay, chị nắm vững kỹ thuật trộn đất, ủ rác, kỹ thuật tưới…

        >>> Xem thêm: Có ngôi nhà nhỏ với vườn rau xanh trước nhà, dù ở phố hay ở quê cũng là mơ ước của biết bao người

    Chị Lan Anh chia sẻ: “Tôi đặt nhiều tâm huyết vào vườn rau. Bởi, mục đích tôi làm vườn rau là để xử lý, tái chế rác thải. Do đó, những gì có thể tận dụng, tôi sẽ tận dụng hết để trồng rau, hoa. Bây giờ, dù vườn đã chật, tôi vẫn tận dụng mọi thứ. Ai cho rác gì tôi vẫn nhận. Hết chỗ trồng dưới mặt sân, tôi làm giá, kệ, giàn đặt, treo lên để trồng. Với cách này, khu vườn sẽ thu nạp thêm nhiều rác khiến rác không bị thải ra môi trường bên ngoài”.

    Khu vườn 70m2 với rất nhiều loại rau quả 

    Điều khiến chị Lan Anh vui nhất là: “Không chỉ các thành viên lớn tuổi trong gia đình, các cháu tôi cũng rất thích khu vườn. Hàng ngày, nếu gọi các cháu dậy đến lớp thì hơi khó. Nhưng nếu nói dậy ra sân bắt sâu, tưới cây cho bà là các cháu dậy ngay.

    Tôi thấy mô hình này có thể áp dụng cho các hộ gia đình, thậm chí rất thích hợp cho các trường mầm non, trường bán trú. Mục đích của việc này là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ cho các cháu.

    Các cháu sẽ có thói quen, biết cách phân loại rác. Khi được tiếp xúc với cây cỏ, các con sẽ biết lợi ích của rau, củ, tác dụng của cây xanh đối với môi trường. Thông qua việc làm vườn, các cháu sẽ yêu lao động, biết giúp đỡ người lớn. Đặc biệt, các cháu sẽ hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính…”.

    Từ cụ già đến cháu nhỏ, ai ai trong gia đình cũng đều yêu thích việc chăm sóc cây cối

    Không chỉ tái chế được rác thải, có rau sạch để ăn, điều chị Lan Anh thấy vui nhất là hai đứa cháu học được kỹ năng làm vườn, thích chơi với rau trái hơn xem điện thoại

    Vậy là, chỉ từ những đồ tưởng chừng như không dùng được nữa rồi nhưng chị Lan Anh đã phủ xanh mảnh đất của mình. Không chỉ có thêm rau trái, quả ngọt mà chị còn truyền cảm hứng bảo vệ môi trường cho rất nhiều người.

        >>> Xem thêm: Bình yên trong ngôi nhà ở quê có vườn rau, vườn cây sai trĩu quả

    Nguồn: Tổng hợp

    Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

    Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. 

     

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0