Luật sư tư vấn: Cách xử lý khi bị chủ cũ cản trở không cho sử dụng đất đã sở hữu

    11/03/2023 05:00680 lượt xem

    >>> Xem câu chuyện của gia chủ tại đây.

    Đối với trường hợp bị chủ cũ ngăn cản, gây khó dễ không cho sử dụng đất, Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội đưa ra tư vấn như sau:

    Quyền chung của người sử dụng đã được quy định chi tiết tại Điều 166 Luật Đất đai 2013 như sau:

    “Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất 

    1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

    2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. 

    3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. 

    4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. 

    5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.” 

    Như vậy, nếu thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp đất đai, gia chủ có thể nộp đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi có bất động sản.

    Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

    “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. 

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. 

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. 

    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. 

    5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.”

    Căn cứ theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện trong 45 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai của các bên.

    Trường hợp hòa giải không thành, gia chủ có quyền nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết tranh chấp đất đai.

    Nguồn: vietnamnet

    Quan điểm của bạn về vấn đề trên như thế nào? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

    Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0