9 món đồ sử dụng thường xuyên nhưng đầy vi khuẩn vì hiếm ai nghĩ đến việc vệ sinh

    Cập nhật ngày 21/06/2022, lúc 07:001.244 lượt xem

    Dọn dẹp nhà cửa là việc làm cần được tiến hành liên tục để giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ, an toàn. Tuy vậy, vẫn có những đồ dùng thường xuyên được sử dụng nhưng lại hay bị các gia đình bỏ quên khi vệ sinh. Hãy cùng Happynest tìm hiểu và khám phá một số mẹo nhỏ để giữ sạch những đồ dùng này. 

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    1. Túi tái sử dụng

    Dùng lại túi đựng đồ là một thói quen phổ biến, tuy nhiên, rất hiếm người có ý thức vệ sinh túi trước khi tải sử dụng. Việc làm này tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh do vi khuẩn trong chất thừa của các đồ dùng đựng trước như: rau củ, mỡ động vật, bơ, đường,... phát triển và bám vào những đồ dùng mới khi bạn cho vào trong túi. 

    Nếu muốn tái sử dụng túi, hãy đảm bảo loại bỏ toàn bộ đồ thừa và vệ sinh sạch sẽ túi bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa để loại bỏ vi khuẩn. 

    Vệ sinh túi không tốn quá nhiều thời gian nhưng sẽ đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe khi tái sử dụng nhiều lần

    1. 2. Lót nồi, lót tay bắc bếp

    Dụng cụ lót nồi, lót tay bắc bếp là những vật không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Tuy vậy, đa số gia đình thường ít khi quan tâm vệ sinh những vật này khiến vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh khi đồ ăn thừa hay nước uống rơi rớt và thấm vào bề mặt đồ dùng. 

    Để giải quyết tình trạng này, bạn cần thường xuyên giặt sạch và phơi khô với những bộ dụng cụ lót nồi, lót tay bắc bếp bằng vải. Đối với những sản phẩm làm bằng vật liệu khác, bạn có thể vệ sinh bằng cách dùng bàn chải để cọ. Ngoài ra, khi đồ dùng đã quá cũ, bạn nên thay mới để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. 

    Dụng cụ lót nồi hay lót tay bắc bếp thường nhỏ gọn, giá thành thấp nên dễ vệ sinh và thay mới khi cần thiết

    1. 3. Chuôi dao, cán chảo, tay nắm nồi

    Vệ sinh dao, chảo và nồi luôn được mọi người thực hiện sau khi nấu ăn. Tuy vậy, các bộ phận để cầm nắm vốn chứa nhiều vi khuẩn như chuôi dao, cán chảo, tay nắm nồi lại ít được quan tâm vệ sinh thường xuyên hơn. 

    Bởi vậy, hãy dành thêm một chút thời gian trong quá trình vệ sinh dụng cụ nấu nướng để làm sạch các vị trí cầm nắm để hạn chế vi khuẩn. Đối với những sản phẩm được gắn bằng ốc vít, hãy tháo rời để vệ sinh định kỳ bởi các mối ghép cũng có thể chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm cho sức khỏe. 

    >>> Xem thêm: Có thể bạn chưa biết: Ngoài rửa xoong, nồi, chảo, máy rửa bát còn rửa được những thứ cực khó vệ sinh này

    Hãy lật cả 2 mặt của chảo, nồi để kiểm tra các vị trí nhỏ dù là nhỏ nhất để vệ sinh, diệt vi khuẩn

    1. 4. Ống đựng dao, thớt

    Ống đựng dao, thớt, nhất là những sản phẩm có thiết kế kín -  môi trường tuyệt vời để vi khuẩn sinh trưởng và phát triển do thường xuyên bị ẩm ướt bởi thói quen cất đồ ngay sau khi rửa. Bảo quản đồ dùng trong môi trường như vậy khiến dao, thớt dù đã được rửa sạch trước đó vẫn bị nhiễm khuẩn. 

    Để vệ sinh ống dao, bạn chỉ cần đổ hết dao, thớt ra ngoài, tháo rời (nếu cần thiết), ngâm vào dung dịch tẩy rửa, đánh sạch, tráng lại bằng nước sạch và để khô. 

    Ống, giá để dao, thớt bằng inox là lựa chọn tối ưu, vừa dễ vệ sinh, vừa không bị nấm mốc, hoen rỉ khi gặp ẩm lâu ngày

    1. 5. Miếng bọt biển, giẻ rửa bát

    Miếng bọt biển và giẻ rửa bát thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, đồ ăn thừa nên nếu không vệ sinh đúng cách rất dễ làm vi khuẩn phát sinh và dính lên bát đĩa khi sử dụng.   

    Cách tốt nhất để đảm bảo vệ sinh là thay miếng bọt biển hoặc giẻ rửa bát thường xuyên. Đồng thời, trong quá trình sử dụng, bạn hãy giặt lại chúng bằng chất tẩy rửa sau khi rửa bát và để ở nơi khô ráo để hạn chế vi khuẩn. 

    Thay miếng bọt biển hay giẻ rửa bát là việc làm cần thiết để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình

    1. 6. Chổi, cây lau nhà

    Ta sử dụng chổi và cây lau để dọn dẹp ngôi nhà nhưng lại thường quên rằng những vật dụng nãy cũng cần phải được vệ sinh định kỳ. Lông, tóc và bụi sau thời gian bị kẹt lại trong các sợi lông chổi khi dùng để quét sẽ rơi ra làm sàn nhà càng thêm bẩn. Cây lau thường xuyên tiếp xúc với ẩm nên sẽ xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn khiến việc lau nhà không đảm bảo hiệu quả làm sạch.

    Bạn hãy tạo cho mình thói quen vệ sinh chổi bằng cách gõ nhẹ cán vào những bề mặt cứng để bụi bẩn rơi ra ngoài hoặc rửa trực tiếp dưới nước đối với loại chổi nhựa. Riêng với cây lau nhà, cách tốt nhất để vệ sinh là giặt lại các đầu lau bằng vải trong chất tẩy rửa, phơi dưới nắng và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. 

    >>> Xem thêm: 5 loại vật liệu nội thất đẹp nhưng khó vệ sinh, gia chủ Việt nên cân nhắc

    Bên cạnh việc vệ sinh, bạn cũng nên thay mới chổi hoặc cây lau nhà khi chúng đã quá cũ để có được hiệu quả cao nhất khi sử dụng

    1. 7. Thùng rác

    Thùng rác là một trong những đồ dùng bẩn nhất trong nhà bởi được dùng để chứa chất thải. Các gia đình cũng thường ít vệ sinh thùng rác bởi một số lý do như: ngại bẩn, nghĩ rằng rửa cũng vẫn bẩn nên không cần. Đây là một thói quen xấu sẽ làm phát sinh vi khuẩn gây mùi và nấm mốc, vừa có hại cho sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

    Cách sử dụng thùng rác đúng cách đó là hãy lồng túi đựng vào bên trong thùng để chứa rác và vứt bỏ khi đầy, đồng thời, thường xuyên rửa thùng bằng nước và các chất tẩy rửa. 

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại túi thân thiện với môi trường nên bạn có thể yên tâm về việc sử dụng và thay thế túi đựng rác mỗi ngày

    1. 8. Tay nắm cửa

    Tay nắm cửa thường xuyên tiếp xúc với bàn tay chúng ta nên dễ là nơi trung gian lây truyền các loại virus, vi khuẩn có hại. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 phức tạp, việc thường xuyên vệ sinh tay nắm cửa lại càng trở nên cần thiết. 

    Bạn hãy sử dụng khăn lau và những loại chất tẩy rửa phù hợp với từng vật liệu cụ thể để làm sạch mà không ảnh hưởng đến kết cấu của tay nắm cửa. 

    Vệ sinh thường xuyên để diệt khuẩn, vừa giúp tay nắm cửa luôn sáng bóng, đẹp mắt

    1. 9. Mặt trên của tủ 

    Bề mặt phía trên của các các loại tủ thường bị bỏ quên trong quá trình vệ sinh do nằm trên cao, vượt ngoài tầm tay và tầm quan sát của chủ nhà. Theo thời gian, bụi bẩn, nấm mốc và vi khuẩn sẽ tích tụ lại trên các bề mặt này làm giảm chất lượng môi trường không khí trong nhà. 

    Việc vệ sinh những bề mặt này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng bắc thang hoặc ghế để đứng cao lên và lau dọn như đối với các vị trí khác của tủ.

    Bạn cũng có thể tiết kiệm công sức lau dọn nóc tủ bằng các phủ lên trên một tấm khăn để trang trí. Tuy nhiên, hãy nhớ giặt khăn hoặc thay mới định kỳ để đảm bảo vệ sinh

    Trên đây là một số đồ dùng gia đình thường ít được vệ sinh tiềm ẩn nguy cơ cao làm phát sinh vi khuẩn, bệnh tật cho con người. Hãy lưu tâm hơn đến chúng và thường xuyên vệ sinh theo một số cách mà Happynest đã đưa ra để môi trường sống của bạn luôn trong sạch, tiện nghi và an toàn. 

    Nguồn: brightside

    Tổng hợp: Lê Hiếu

    Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

    Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0