Bạn có thể gặp cải cúc và cải thìa ở bất cứ đâu: chợ sáng, mớ rau mẹ mang về, hay bát canh nóng hổi bà hay nấu mỗi chiều. Nhìn qua, đó chỉ là những bó rau lá mảnh, có mùi hăng nhẹ, giá vài ngàn đồng. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau vẻ ngoài dân dã đó, cải cúc và cải thìa lại chứa những công dụng đáng kinh ngạc cho sức khỏe. Không ngoa khi người ta gọi đây là “nhân sâm mùa hè” của người Việt.
Cải cúc: Rau rẻ nhưng chất như thuốc bổ
Cải cúc (hay còn gọi là tần ô) là loại rau ăn lá quen thuộc có nguồn gốc từ Trung Hoa, được người Việt ưa chuộng vì dễ chế biến, dễ trồng, vị mát nhẹ, không đắng, không chua. Đặc biệt, cải cúc chứa hàm lượng dinh dưỡng cao trong khi lượng calo rất thấp.
- An thần, ngủ ngon hơn: Trong Đông y, cải cúc có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, dưỡng tâm, an thần. Người khó ngủ, mất ngủ nhẹ chỉ cần một bát canh cải cúc mỗi tối sẽ cảm nhận rõ sự khác biệt sau vài ngày.
- Tốt cho tiêu hóa, chống táo bón: Giàu chất xơ hòa tan, cải cúc hỗ trợ làm sạch đường ruột, kích thích tiêu hóa nhẹ nhàng, phù hợp cả với người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
- Hạ huyết áp tự nhiên: Theo một số nghiên cứu dân gian, cải cúc có thể giúp giảm nhẹ huyết áp nhờ vào tác dụng làm giãn mạch và chống viêm.
Cải cúc chứa nhiều chất xơ, có thể tăng tốc độ nhu động đường tiêu hóa của con người, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất độc trong cơ thể
Một bài thuốc dân gian phổ biến là “canh cải cúc nấu thịt bằm”, vừa ngon vừa dễ ăn lại giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn.
Cải thìa: Loại rau dân dã với giá trị dinh dưỡng cao
Cải thìa, còn được gọi là cải chíp hoặc cải muỗng, là loại rau xanh quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt. Với hình dáng đặc trưng, từng bẹ lá uốn cong như cái muỗng, phần lá màu xanh tươi mát, thân mập, hơi lùn nhưng bẹ to, phần gốc bẹ có màu trắng, cải thìa không chỉ dễ ăn mà còn không quá đậm vị như nhiều loại rau khác.
- Giảm nguy cơ mắc ung thư: Cải thìa chứa glucosinolate, khi tiêu hóa sẽ chuyển thành các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Đặc biệt, selen trong cải thìa góp phần hạn chế nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, phổi, thực quản và dạ dày.
- Tốt cho tim mạch: Với hàm lượng kali, magie và canxi, cải thìa giúp điều hòa huyết áp. Ngoài ra, vitamin C, chất chống oxy hóa và chống viêm trong cải thìa còn thúc đẩy lưu thông máu, hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ giảm cân: Giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa rất ít calo, cải thìa là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn giảm cân. Hàm lượng chất xơ và nước trong cải thìa giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn mà không cần nạp nhiều calo, từ đó giảm cảm giác thèm ăn và kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.
Cẩn trọng: Trong 240gr cải thìa cung cấp 27% nhu cầu vitamin K hằng ngày của cơ thể. Vitamin K liên quan trực tiếp đến quá trình đông máu. Do đó, nếu tiêu thụ quá nhiều vitamin K có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những người đang sử dụng thuốc chống đông máu.
Cải thìa có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau
Cẩn trọng một chút để rau phát huy tối đa công dụng
Dù cải cúc và cải thìa tốt, nhưng cần lưu ý:
- Không ăn sống nhiều: Rau có mùi tinh dầu, nên khi ăn sống nhiều có thể gây cồn ruột hoặc phản ứng nhẹ ở người bụng yếu.
- Nên rửa sạch, ngâm nước muối loãng để tránh tồn dư thuốc trừ sâu – nhất là rau mua ngoài chợ.
- Không nên nấu quá chín: Cải cúc và cải thìa rất mau chín, nên chỉ cần trụng sơ 30 giây đến 1 phút là được. Nấu quá lâu dễ làm mất chất và mất hương thơm đặc trưng.
Ở nước ta có nhiều loại rau vừa ngon vừa rẻ lại bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe
Không gian bếp khỏe mạnh bắt đầu từ thói quen chọn rau tốt
Thời gian thu hoạch cải cúc chỉ khoảng 25–30 ngày, còn cải thìa từ 35–40 ngày là đã có thể dùng. Hai loại rau này rất hợp với không khí ẩm nóng của Việt Nam, đặc biệt là trong mùa hè. Không chỉ giảm chi phí đi chợ, rau nhà trồng còn giúp bạn an tâm về độ sạch và giá trị dinh dưỡng.
Việc duy trì những loại rau “ngon – bổ – rẻ” trong căn bếp hằng ngày cũng là một cách đầu tư lâu dài cho sức khỏe của cả gia đình.
Cải thìa hay cải cúc đều là những món ăn quen thuộc trong mâm cơm mỗi gia đình Việt
Hai loại rau tưởng như bình dân – cải cúc và cải thìa – đang ngày càng được yêu thích không chỉ vì dễ mua, dễ nấu mà còn vì những lợi ích sức khỏe tuyệt vời: từ hỗ trợ tiêu hóa, an thần, giảm cân đến tăng cường đề kháng và ngừa bệnh mạn tính.
Nếu bạn đang tìm kiếm cách cải thiện bữa ăn gia đình một cách lành mạnh mà không tốn kém, đừng bỏ qua hai loại rau “nhân sâm của người nghèo” này.
Tổng hợp
*Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.