Sơn giả gỗ là một giải pháp lý tưởng để mang lại vẻ đẹp tự nhiên của gỗ cho các bề mặt khác nhau như tường, sàn, tủ, kệ mà không cần sử dụng gỗ tự nhiên. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Nếu bạn đang cân nhắc việc thi công sơn giả gỗ nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy cùng tìm hiểu về loại sơn này và quy trình thi công đúng chuẩn kỹ thuật để đảm bảo bề mặt sơn đẹp và bền lâu.
*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.
1. Sơn giả gỗ là gì?
Sơn giả gỗ là loại sơn giúp tạo hiệu ứng giả gỗ trên các bề mặt khác nhau. Sử dụng sơn giả gỗ cho phép bạn tạo ra một bề mặt với vân gỗ và màu sắc giống hệt với gỗ tự nhiên, mang lại vẻ đẹp tự nhiên sang trọng cho không gian của ngôi nhà.
Không chỉ bền đẹp, sang trọng, sử dụng sơn giả gỗ còn tiết kiệm và kinh tế hơn nhiều so với các đồ dùng gỗ hoặc chất liệu gỗ tự nhiên.
Đặc tính nổi bật của sơn giả gỗ:
- Bề mặt sơn đẹp mang vẻ đẹp giống với gỗ tự nhiên
- Đa dạng màu sắc, kiểu dáng vân gỗ cho khách hàng lựa chọn
- Độ che phủ tốt và khô rất nhanh có thể sử dụng cho nhiều bề mặt
Sơn giả gỗ là loại sơn giúp tạo hiệu ứng giả gỗ trên các bề mặt khác nhau
2. Ưu - Nhược điểm của sơn giả gỗ
Sơn giả gỗ có những ưu điểm nổi bật sau:
- Tính thẩm mỹ cao: Sơn giả gỗ tạo nên bề mặt có màu sắc tương tự như gỗ thật đem lại nét thẩm mỹ cho không gian.
- Chi phí phải chăng: Thi công sơn giả gỗ tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với dùng gỗ thật, là giải pháp tối ưu cho những gia đình muốn bổ sung các chi tiết màu sắc gỗ trong ngôi nhà mà lại có chi phí hạn chế.
- Độ bền cao: Sơn nước giả gỗ có khả năng chịu nước, kháng nước tốt hơn nhiều so với gỗ thật. Thêm vào đó, sơn giả gỗ còn hỗ trợ chống thấm, chống bám bụi giúp bề mặt bóng đẹp lâu dài, không bị phai màu mất màu trong khoảng 10 – 15 năm.
- Thi công nhanh chóng: Quy trình thi công sơn giả gỗ dễ dàng và đảm bảo an toàn, không gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, nhược điểm của sơn giả gỗ đó là:
- Dễ bị bong tróc: Nếu không được phủ bóng sau khi sơn, sơn giả gỗ dễ bị bong tróc.
- Gỉ sét: Các bề mặt làm từ sắt vẫn có thể gỉ sét nếu tiếp xúc quá nhiều với nước mưa.
Sơn giả gỗ có nhiều ưu điểm nổi bật
>>> Xem thêm: 20 gợi ý sàn lam gỗ đẹp - độc - lạ cho các gia chủ Việt tham khảo
3. Ứng dụng của các loại sơn giả gỗ
Sơn giả gỗ hiện đang được ứng dụng vô cùng phổ biến trong nhiều hạng mục, công trình bao gồm:
- Sơn phủ bề mặt tường bê tông
- Sơn các tấm cemboard, vách trang trí
- Làm trần giả gỗ
- Làm sàn nhà giả gỗ
- Sơn cầu thang, hàng rào
- Sơn cửa cổng
- Sơn phủ bề mặt các thiết bị nội thất: tủ kệ, tủ bếp, bàn ghế…
- Sơn phủ bề mặt thiết bị ngoại thất: giàn hoa, xích đu…
Sơn giả gỗ có thể được ứng dụng đa dạng
4. Hướng dẫn thi công sơn giả gỗ đúng kỹ thuật
Để thi công sơn giả gỗ đẹp góp phần nâng tầm thẩm mỹ không gian, quy trình thi công sơn giả gỗ sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Làm sạch bề mặt cần thi công sơn giả gỗ
Làm sạch bề mặt cần thi công để đảm bảo tính thẩm mỹ của lớp sơn, giúp bề mặt bóng mịn, màu sơn lên đẹp không loang lổ hay có nhược điểm nứt nẻ, sần sùi.
Bước 2: Thi công bả bề mặt
Bả 2 lớp để làm bề mặt nhẵn mịn, sau khi kéo vân sơn phủ bóng sẽ không bị lộ nhược điểm.
Bước 3: Xả nhám bề mặt
Sau khi bột bả khô và đạt độ nhẵn mịn cần thiết, tiến hành làm ướt roller với nước và lăn đi lăn lại bề mặt thi công nhiều lần để làm sạch. Sau đó tiến hành bước sơn lót.
Các bước thi công sơn giả gỗ
Bước 4: Sơn lót bề mặt
Tiến hành sơn lót để bề mặt được phẳng mịn đảm bảo chất lượng lớp sơn ở các bước sau.
Bước 5: Sơn nền bề mặt
Sơn 1 – 2 lớp nền màu vàng, đảm bảo lớp lót đều màu. Sơn lót sẽ có tác dụng tạo liên kết tốt hơn giữa lớp sơn giả gỗ với bề mặt vật liệu cần thi công. Lưu ý, nền phải dùng màu vàng bởi chỉ có màu nền vàng mới nổi được màu nâu vân gỗ.
Bước 6: Thi công sơn giả gỗ và kéo vân
Khuấy đều sơn giả gỗ
Quét sơn giả gỗ lên bề mặt bằng chổi mịn, tiến hành quét sơn theo một chiều nhất định và phải quét đều tay.
Đan xen lớp đậm nhạt để tạo vân gỗ giống thật.
Kéo vân bằng cách dùng chổi sơn cùn để tạo độ xước gần giống gỗ tự nhiên nhất.
Bước 7: Sơn phủ bóng
Khuấy đều lớp sơn phủ bóng.
Quét đều tay bằng chổi mịn, chỉ sơn theo một chiều nhất định.
Bước 8: Chỉnh sửa các khuyết điểm nếu có và hoàn thiện công trình
Khi công trình đạt tiêu chuẩn hoàn thiện: màu sơn đồng đều, lên chuẩn màu, bề mặt sơn cứng, bóng mịn, không bong tróc là hoàn tất.
Thi công chuẩn kỹ thuật sẽ mang lại lớp sơn giả gỗ bền đẹp
>>> Xem thêm: Bỏ túi 3 tiêu chí chọn sơn tường nhà mà các gia chủ không thể ngó lơ
5. Một số lưu ý khi thi công sơn giả gỗ
Luôn kéo dài đường chổi và luôn bám sát bề mặt khi thi công sơn tránh vệt sơn bị đứt đoạn, không đều.
Chiều sơn của các lớp nền và lớp sơn giả gỗ phải cùng chiều.
Tuyệt đối không sơn giả gỗ lúc trời mưa.
Lưu ý khi thi công sơn giả gỗ
Quy trình thi công sơn giả gỗ đòi hỏi đội ngũ thợ thi công phải có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Vậy nên, nếu bạn muốn thi công sơn giả gỗ đẹp nhất, hãy tìm đến một đơn vị thi công sơn uy tín, chuyên nghiệp.
>>> Xem thêm: 5 vật liệu giả gỗ khi không chỉ đẹp, giá thành rẻ mà còn có nhiều ưu điểm vượt trội khác
Tổng hợp
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.