Cửa sổ trần và giếng trời là những khái niệm quen thuộc trong kiến trúc và thiết kế nội thất. Tuy nhiên, bạn đã hiểu đúng và biết cách áp dụng những giải pháp kiến trúc này thông minh nhất cho căn nhà mình?
1. Khái niệm cửa sổ trần và cách áp dụng
Cửa sổ trần, đúng như tên gọi, là một loại cửa sổ được gắn trên trần của căn phòng, như những chiếc cửa mở ra các mái hướng về phía bầu trời. Nhờ đó, căn phòng có thêm một nguồn sáng tự nhiên dồi dào hơn, điều mà một chùm đèn hay một số giải pháp kiến trúc khác không làm được. Cửa sổ trần không giới hạn hình dạng và kích cỡ tuỳ thuộc vào thiết kế phần trần nhà.
Cửa sổ trần cho phòng khách
Cửa sổ trần cho phòng bếp
Với những căn phòng ít mặt thoáng hoặc không có nhiều cửa sổ tường, cửa sổ trần chính là một trong những giải pháp tạo nên sự thông thoáng cho căn phòng. Cửa sổ trần chủ yếu được sử dụng cho phòng bếp bởi đây là căn phòng có nhiều đồ đạc nhất trong nhà và cần nhiều không gian thông thoáng. Tuy nhiên, một số trường hợp, cửa sổ trần cũng được dùng cho phòng khách hay phòng ngủ.
Mái dốc kết hợp cùng những chiếc cửa sổ trần không chỉ đem tới ánh sáng tự nhiên mà còn là nét chấm phá độc đáo cho căn bếp.
Phần cửa sổ trần cho căn phòng áp mái, bạn có thể trang trí theo ý thích cũng rất tuyệt.
Với những căn phòng áp mái, cửa sổ trần là một giải pháp kiến trúc thích hợp nhằm giúp căn phòng đủ sáng.
Nếu căn phòng nhiều nội thất và không có nhiều không gian, cửa sổ trần giúp nới rộng không gian và tạo sự thông thoáng nhất định.
Bên cạnh vai trò cung cấp ánh sáng, cửa sổ trần cũng là giải pháp thông minh cho những căn phòng có trần thấp. Nhờ tính chất phản xạ của gương và kính, hệ thống cửa sổ trần sẽ làm tăng cảm giác về không gian cho căn phòng của bạn.
Không chỉ là chi tiết trang trí cho phần trần nhà, cửa sổ trần giúp trần nhà có vẻ cao hơn.
Cửa sổ trần cũng là “phụ kiện” giúp trần nhà bớt chán.
Đóng vai trò như hệ thống đèn, cửa sổ trần giúp căn phòng nhiều ánh sáng hơn.
Với một căn phòng có phần trần trơn và thấp, một chiếc cửa sổ trần chắc chắn có hiệu quả hơn một chiếc đèn trùm nặng nề.
2. Khái niệm giếng trời và cách áp dụng
Giếng trời là một khoảng không gian thông từ tầng trệt tới mái. Nó được áp dụng nhiều trong những ngôi nhà hiện đại, đặc biệt là những căn nhà không có nhiều mặt thoáng như nhà ống. Mục đích thực tế của giếng trời là nhằm lấy ánh sáng và đem lại sự thông thoáng tự nhiên cho căn nhà. Tuy nhiên, ngày nay, giếng trời đã trở thành một không gian đặc biệt, một điểm nhấn của ngôi nhà và có liên quan mật thiết đến các yếu tố phong thuỷ.
Giếng trời đóng vai trò như một khoảng xanh mát của căn nhà.
Một mẫu giếng trời khác, bạn có thể tham khảo
Giếng trời thông minh cần đảm bảo thoả mãn các yếu tố: vị trí thuận tiện, thiết kế thẩm mỹ và thuận theo phong thuỷ.
Xét về vị trí, giếng trời cần được đặt ở những nơi giúp cho các luồng khí dễ dàng được lưu thông trong nhà. Theo các chuyên gia, giếng trời nên được đặt ở giữa nhà, bởi tại đây có thể khai thác 3 mặt của giếng trời cho các không gian khác nhau của căn nhà. Giếng trời, đặc biệt là giếng trời nhà ống, thường đặt ở vị trí trung tâm nhằm hút tầm nhìn, gây được những hiệu ứng thị giác nhất định và gia chủ có thể dễ dàng trang trí, làm đẹp hơn.
Kết hợp giếng trời cùng cầu thang là một ý tưởng không tồi.
Giếng trời được bố trí giữa nhà, kết hợp cùng cầu thang của Vegan House
Về thiết kế, giếng trời nên được trang trí sao cho phù hợp với phong cách thiết kế của ngôi nhà. Phần đỉnh giếng có thể dùng các khung thép hoặc treo đèn hoặc vật trang trí. Phần tường nên được thiết kế nhám để tránh truyền âm thanh từ các tầng gây mất sự riêng tư và phiền nhiễu. Đáy giếng thường được trang trí với vườn cây, bể cá tuỳ vào sở thích của gia chủ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, mục đích chính của giếng trời là đem ánh sáng và đối lưu không khí nên dù có trang trí thế nào cũng không được ảnh hưởng đến công năng chính của giếng trời.
Phần đỉnh giếng, có thể sử dụng các kết cấu thép
Đáy giếng trang trí tuỳ sở thích của gia chủ
Về mặt phong thuỷ, đây là một trong những yếu tố được người Phương Đông rất chú trọng. Khi thiết kế giếng trời, bạn cần lưu ý tới các không gian xung quanh, tránh phá vỡ đặc tính ngũ hành.
Giếng trời đặt gần phòng tắm cần bố trí mộc để có thuỷ tương sinh.
Bên cạnh đó, giếng trời nhà ống hợp phong thuỷ cần được đặt ở những cung tốt như cung Tài Lộc, cung Tiên Y và kiêng đặt ở hướng Bắc của ngôi nhà. Việc trang trí giếng trời cũng cần chú ý để có thể kích hoạt luồng khí thu được tại giếng trời.
Chúc bạn có những ý tưởng thiết kế cửa sổ trần và giếng trời thông minh!
Bài viết: Nga An