5 rủi ro khi mua chung đất có thể khiến bạn “mất trắng”

    Cập nhật ngày 04/08/2022, lúc 07:00358 lượt xem

    Trước khi quyết định mua chung đất, bạn cần nắm rõ luật để tránh “tiền mất tật mang”. Nếu bạn chưa biết những rủi ro khi mua chung đất và làm sao để đầu tư “an toàn”, hãy cùng Happynest tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    *Căn cứ pháp lý: Luật đất đai 2013, Luật dân sự 2015, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

    1. Mua chung đất được quy định như thế nào?

    Hiểu một cách đơn giản thì mua chung đất nghĩa là nhiều người cùng hùn vốn để mua đất và đồng nghĩa với việc chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Mua chung đất là giải pháp giảm bớt áp lực về tài chính, tạo cơ hội sinh lời khi tìm được đất giá tốt

    Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên của những người cùng hùn vốn. Trừ trường hợp người mua chung có thỏa thuận đồng ý để một người đại diện.

    >>> Xem thêm: Những lưu ý quan trọng người mua nhà đất cần biết để không bị lừa

    2. Rủi ro thường gặp khi mua chung đất bạn cần biết

    Khó khăn trong việc chuyển nhượng, thế chấp ngân hàng

    Vì là đất sở hữu chung nên nếu bạn muốn chuyển nhượng, thế chấp vay ngân hàng thì phải được sự đồng ý của những đồng sở hữu còn lại. Nếu họ gây khó dễ, bạn phải đành chấp nhận. Trừ trường hợp phần đất bạn sở hữu đủ điều kiện tách thửa.

    Trong trường hợp thế chấp vay ngân hàng, hầu hết các ngân hàng sẽ yêu cầu bạn làm thủ tục tách sổ trước khi thế chấp. Bởi phía ngân hàng không muốn dính líu tới những rắc rối của đất chung sổ (nếu có tranh chấp xảy ra).

    Ngân hàng thường hạn chế giải quyết các trường hợp thế chấp đất chung sổ vì nó khá rắc rối nếu có tranh chấp

    Tin tưởng dẫn đến mất trắng

    Mặc dù pháp luật quy định tên của đồng sở hữu phải được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng nếu giữa họ có sự thỏa thuận về người đại diện thì trên giấy chứng nhận chỉ cần một người đứng tên.
    Điều này không xuất hiện rủi ro khi các bên làm thỏa thuận về người đại diện, thỏa thuận vốn góp. Tuy nhiên, một số trường hợp hùn vốn giữa anh em, bạn bè thân thiết lại thỏa thuận bằng miệng, dẫn đến mất trắng vì người đứng tên thiếu tử tế.

    >>> Xem thêm: Vợ chồng tôi khổ sở suốt 8 năm vì mua chung đất với anh trai chồng

    Chịu thiệt thòi vì không có văn bản thỏa thuận vốn góp

    Tỷ lệ hùn vốn khi mua chung đất có thể không đồng đều: người góp nhiều, người góp ít. Cũng vì tin tưởng mà nhiều người chấp nhận chịu thiệt thòi vì không có cơ sở chứng minh mình là người góp vốn nhiều nhất.

    Văn bản thỏa thuận vốn góp rất quan trọng với những người mua chung đất, đó là cơ sở để giải quyết, phân chia đất khi có tranh chấp xảy ra

    Khó tách thửa, tách sổ

    Nhiều người mua chung đất và nghĩ rằng sẽ tách thửa sau đó. Thậm chí đã nghiên cứu về điều kiện diện tích, kích thước tối thiểu theo quy định nhưng không để ý điều kiện về kích thước chiều cạnh tối thiểu để được tách thửa. Dẫn đến không thể tách thửa như dự định ban đầu.

    Đất không thể giữ nguyên hiện trạng

    Những trường hợp như người mua chung đất bất kỳ ly hôn hoặc chết thì phần đất thuộc quyền sở hữu của họ sẽ bị tòa án phân chia theo quy định về ly hôn, người thừa kế. Mảnh đất mua chung “để dành” đến khi giá hời sẽ bán có thể bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những tình huống không ai mong muốn này.

    Các bên có thể thỏa thuận không chia đất chung sổ trong trường hợp ly hôn hoặc chết, thay vào đó là phương án phân chia tài sản tương đương hoặc người thừa kế tiếp tục đứng tên trên sổ chung

    >>> Xem thêm: 7 lưu ý về nhà đất của vợ chồng (cập nhật năm 2022)

    3. Bỏ túi những lưu ý để tránh rủi ro khi mua chung đất

    - Đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc nếu lựa chọn người đại diện, phải có thỏa thuận bằng văn bản.

    - Lập văn bản thỏa thuận vốn góp để đề phòng các trường hợp tranh chấp về sau.

    - Tìm hiểu về điều kiện tách thửa, tách sổ; tốt nhất là đến các cơ quan có thẩm quyền để tìm hiểu thông tin trước khi quyết định mua đất chung.

    - Lập các thỏa thuận bằng văn bản với tất cả các bên mua chung về trường hợp phân chia tài sản chung vợ chồng (trường hợp ly hôn), phân chia di sản thừa kế (trường hợp người góp vốn chết). Điều này hạn chế ảnh hưởng đến tính nguyên trạng của mảnh đất.

    Hi vọng 5 rủi ro khi mua chung đất và cách hạn chế mà chúng tôi tổng hợp trong bài viết sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc đầu tư sinh lợi nhuận. Chúc bạn luôn sáng suốt, bình tĩnh trước từng quyết định của mình.

    Tổng hợp và viết bài: Thanh Nhàn

    *Bài viết được biên tập bởi đội ngũ Happynest. Xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

    Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

    Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0