RCR Là ai & 9 điều về chủ nhân của giải Pritzker danh giá năm 2017

    13/07/2017 22:521.032 lượt xem

    10h tối ngày 1/3/2017, giải thưởng Pritzker – được biết đến như giải Nobel của lĩnh vực kiến trúc - đã được công bố thuộc về Rafael Aranda (1961), Carme Pigem (1960) và Ramon Vilalta (1962), ba người sáng lập của văn phòng kiến trúc xứ Catalan – RCR Arquitectes.

    Là những nhà thiết kế có kiến trúc mang phong cách và thực thể bản địa (các sản phẩm của RCR chủ yếu được tìm thấy ở Calalonia, mặc dù các dự án gần đây đã được thực hiện ở Pháp và Bỉ), văn phòng đã tạo dựng được một vị thế ở vùng Đông Bắc Tây Ban Nha và một dòng riêng trong giới học thuật trên toàn thế giới. Cùng điểm qua một số điểm chính để hiểu hơn về chủ nhân của giải Pritker Prize danh giá năm nay

    1. Văn phòng kiến trúc RCR được thành lập vào năm 1988 tại Olot, Catalonia, Tây Ban Nha.

    Ngay sau khi tốt nghiệp từ trường Kiến Trúc Kỹ Thuật Cao Valles (ETSAV), Rafael Aranda, Carme Pigem vaf Ramon Vilalta trở về quê nhà của họ ở Olot, nơi hiện có dân số khoảng 34.000 người. Thành phố được biết đến với các phong cảnh vốn có, và được bao bọc bởi 4 ngọn núi lửa trong Công viên vùng núi lửa tự nhiên Garrotxa. Sự gần gũi với thiên nhiên của văn phòng đã mang lại ảnh hưởng sâu sắc vào sự nhạy cảm trong thiết kế của họ.

    Giai Kien Truc The Gioi - Happynest


    RCR Arquitectes - Source: Archdaily

    2. Bộ ba KTS đã gặt hái những thành công sớm từ chiến thắng cuộc thi thiết kế Ngọn hải đăng ở Punta Aldea năm 1989.

    Trong bản thiết kế cho ngọn hải đăng, RCR đã cố gắng để đặt lại cách suy nghĩ về tổng thể mẫu hình công trình, giống như cách mà Carme Pigem đã giải thích với nhà lịch sử kiến trúc William JR Curtis: một ngọn hải đăng “không nhất thiết phải là một ngọn tháp mà có thể chỉ là một nguồn sáng ở một độ cao nhất định”. Kết quả là RCR đã mang tới thứ mà chúng ta không thường nghĩ về một ngọn hải đăng.

    Giai Kien Truc The Gioi - Happynest

    Punta Aldea Lighthouse Concept - Source: RCR ARQUITECTES

    Giai Kien Truc The Gioi - Happynest

    Punta Aldea Lighthouse Concept - Source : Juande Jarillo

    3. Văn phòng đã được ghi nhận qua nhiều giải thưởng và các tổ chức khác nhau.

    RCR Arquitectes đã nhận giải thưởng quốc gia cho Văn hóa Kiến trúc được cấp bởi chính quyền Catalonia, huân chương Chevalier de l'Ordre des Arts et des Lettres năm 2008 và 2014, Huy Chương Vàng Kiến trúc Hàn Lâm Pháp năm 2015. Họ cũng là hội viên danh dự của Viện Kiến Trúc Hoa Kỳ (AIA) và hội viên quốc tế của Viện Kiến Trúc Hoàng Gia Anh.

    4. Họ đã từ chối lời lời mời đầu tiên - một hợp đồng lớn

    Phát biểu tại một sự kiện tại Cộng hòa Séc, Carme Pigem đã giải thích tại sao văn phòng từ chối một lời mời thiết kế một khu phức hợp 300 căn hộ dựa vào lời khuyên từ một giáo sư, rằng: “Bạn phải từ chối khách hàng lớn đầu tiên. Khi các bạn bắt đầu trở thành những kiến trúc sư, được tiếp cận bởi ai đó đề xuất một dự án khổng lồ ở một địa điểm vô cùng hấp dẫn, hãy từ chối ngay. Đó là một cái bẫy. Nhiều kiến trúc sư tài năng đã dành nhiều năm đầu tiên trong sự nghiệp theo đuổi một điều hão huyền. Kết quả mang lại chỉ là một sự lãng phí năng lượng vô kể, mà đáng ra có thể đầu tư vào các dự án nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa.

    5. Văn phòng riêng của họ được cải tạo chuyển đổi từ một xưởng đúc đầu thế kỷ 20.

    Phòng nghiên cứu Barberi được cải tạo bởi nhóm KTS giai đoạn 2005 – 2008. Việc cải tạo đã giúp phô bày những kết cấu ban đầu của những cấu kiện công nghiệp, làm nổi lên một văn phòng cho những người sáng lập, một không gian làm việc khác cho những người nhân viên, và một không gian tách biệt mà ở đó họ cân nhắc về những bản thiết kế, vốn được mô tả “giống như một phòng trà … bao quanh bởi những bức tường ảm đạm của những đống đổ nát”

    Giai Kien Truc The Gioi - Happynest

    Barberi Laboratory - Source: Hisao Suzuki

    6. Aranda, Pigem vaf Vilalta đã thành lập 2 tổ chức làm việc song song cùng với văn phòng của họ để tiếp tục mục tiêu kiến trúc chung.

    Năm 2008, bộ ba KTS đã sáng lập nên RCR Lab A, một “phòng nghiên cứu kiến trúc mở” được thiết kế để cung cấp “một không gian để phát triển nghiên cứu và sáng tạo” Sau đó, vào năm 2013, họ sáng lập nên quỹ RCR (RCR Bunka Foundation) nhằm mục đích “kích thích xã hội các đánh giá về kiến trúc và cảnh quan, nghệ thuật và văn hóa nói chung” thông qua các triển lãm và sự kiện. Quỹ cũng được giao nhiệm vụ biên mục và bảo quản các sản phẩm kiến trúc như bản vẽ và các mô hình.

    7. Mặc dù được ca ngợi về kiến trúc nền tảng bản địa, ảnh hưởng của văn phòng RCR mang tính toàn cầu.

    Những ảnh hưởng đã được trích dẫn từ các công ty như Alvar Aalto, Richard Serra, Pierre Soulages, và các KTS Nhật Bản, đặc biệt là SANAA.

    Giai Kien Truc The Gioi - Happynest

    Row House - Source: Hisao Suzuki

    8. Các chủ đề chính trong thiết kế của họ bao gồm những sự kết nối giữa các không gian trong nhà và ngoài trời, thừa nhận sự trôi qua của thời gian, kết cấu và vật liệu, tính phi vật chất hóa không gian của họ.

    Theo Josep Maria Montaner, văn phòng là “bậc thầy trong việc tạo ra các không gian trong nhà & ngoài trời, phá vỡ ranh giới giữa nội thất và ngoại thất. Họ đã hoàn chỉnh khả năng để tạo ra những bộ lọc và các khoảng ở giữa mà không chịu trách nhiệm như tính bên trong –bên ngoài thường thấy” Trong khi đó, một cuộc triển lãm năm 2015 về văn phòng tại Palau Robert ở Barcelona được tổ chức xung quanh 7 chủ đề trong các sản phẩm của RCR: Hòa giải với cảnh quan, Không gian, Sự hiện diện của thời gian, Chức năng công cộng và xã hội, Kết cấu và vật liệu, Hệ Thống, và Phi vật chất hóa.

    Giai Kien Truc The Gioi - Happynest

    RCR Arquitectes Exhibition at Oris House of Architecture - Source: Archdaily

    9. Một trong những vật liệu được RCR sử dụng phổ biến nhất, đó là thép Cor-ten

    Thép Cor-ten, hoặc theo cách gọi khác là thép tái chế, được sử dụng trong những dự án đặc trưng nhất của RCR, bao gồm nhà máy rượu Bell-Lloc, Bảo tàng Soulages, và Nhà hát La Lia. Những định hướng về vật liệu của họ dường như có liên quan tới ý muốn phô bày lên sự trôi qua của không gian trong các dự án của họ. “Đối với RCR, thép là một vật liệu công nghiệp hiện đại, tuy nghiên lại gợi lên tính cổ xưa” William JR Curtis giải thích, “và đương nhiên nó phơi bày ngoài mưa gió theo thời gian”

    Giai Kien Truc The Gioi - Happynest

    Soulages Museum - Source: Hisao Suzuki courtesy of the Pritzker Prize

    Comma Studio

    Biên dịch từ Archdaily

    Comma StudioTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0