Nên hay không đầu tư lắp điện mặt trời dùng cho hộ gia đình?

    Cập nhật ngày 02/10/2019, lúc 07:0826.202 lượt xem

    Dù mới được triển khai tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhưng rất nhiều hộ gia đình quan tâm tới năng lượng điện mặt trời. Tuy nhiên đại đa số chưa nắm rõ điện mặt trời dùng ra sao, phí đầu tư ban đầu và lắp đặt, bảo trì về sau có khó khăn gì?


    Tấm pin hấp thụ ánh nắng mặt trời và tạo ra nguồn điện sạch

    Vì sao nên đầu từ hệ thống điện mặt trời cho gia đình?

    Điện mặt trời được xem là nguồn năng lượng sạch và rẻ nhất hiện nay. Hơn nữa, Việt Nam là xứ nhiệt đới, hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn, nhờ nguồn năng lượng vô tận ấy có thể tạo ra điện năng thân thiện với môi trường. Những nơi thường xuyên mất điện hay vùng sâu xa, điện mặt trời sẽ là nguồn dự phòng khi mất điện và cung cấp điện không cần mắc nối với lưới điện quốc gia. Đối với gia đình tiêu thụ điện nhiều (hóa đơn điện hàng tháng trên 2 triệu) hay phục vụ công việc kinh doanh cần lượng điện lớn, đầu tư điện mặt trời có tính kinh tế về lâu dài. 


    Hệ thống điện mặt trời ở đảo Trường Sa


    Năng lượng mặt trời và năng lượng gió vô tận

    Đặc biệt, Nhà nước ban hành các chính sách ưu đãi cho người dân khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho gia đình hay tổ chức, doanh nghiệp. Chẳng hạn, miễn thuế nhập khẩu các vật tư, nguyên liệu với dự án điện mặt trời; mua lại điện của người dân với mức giá theo quy định. Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) cũng đang phối hợp với một số nhà cung cấp để triển khai chương trình ưu đãi hỗ trợ 10% chi phí lắp đặt. Nhiều ngân hàng hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp nhằm giúp cho người dân dễ dàng sở hữu tấm điện năng lượng mặt trời phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh sản xuất.


    Lắp đặt pin mặt trời làm cho ngôi nhà đẹp hơn, hiện đại hơn


    Điện năng lượng mặt trời vận hành đơn giản và tiết kiệm đến 100% chi phí điện

    Hệ thống điện mặt trời dùng cho gia đình như thế nào?

    Hiện nay có 2 loại hệ thống điện mặt trời phổ biến dành cho hộ gia đình: hoà lưới và độc lập. Mỗi loại hệ thống có những ưu điểm và lợi ích khác nhau. Sự khác biệt chủ yếu giữa 2 loại hệ thống này là nơi lưu trữ năng lượng điện mà các tấm pin mặt trời tạo ra. Hệ thống hoà lưới, nguồn điện được tạo ra từ các tấm pin sẽ lưu trữ vào mạng lưới điện quốc gia. Trường hợp hệ thống sản xuất điện từ nắng mặt trời thừa so với mức tiêu thụ, nó sẽ hòa vào lưới điện quốc gia. Khi mất điện hoặc thời tiết nắng không ổn định, bạn vẫn có thể dùng điện lưới Quốc gia.


    Giá tấm pin chiếm phần lớn giá trị hợp đồng, từ 60-70%


    Hệ thống không sử dụng ắc quy nên gia đình, doanh nghiệp không phải tốn chi phí bảo trì, bảo dưỡng


    Công trình Nhà mặt trời ở Đông Anh, Hà Nội với 32 tấm pin mặt trời lắp đặt trên mái giúp cung cấp đủ điện năng cho việc chiếu sáng và đun nước nóng trong giờ cao điểm

    Hệ thống điện mặt trời độc lập lại khác, không kết nối với mạng điện Quốc gia nên phải sử dụng những bình ắc quy để lưu trữ lượng điện đó. Trường hợp những ngày không có nắng hay buổi đêm, gia đình sử dụng lượng dự trữ mà không cần lưới Điện quốc gia. Trên thực tế, hệ thống bình ắc quy chiếm chi phí khá cao lên đến 40% cho một dự án lắp đặt năng lượng mặt trời. Các hộ gia đình nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn hệ thống điện hòa lưới và độc lập.


    Hệ thống hoạt động cả ngày và đêm, không lo những ngày thiếu nắng

    Mức phí đầu tư điện mặt trời cho gia đình khoảng bao nhiêu?

    Giá một hệ thống điện mặt trời hòa lưới hay độc lập phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến vật tư, nhân công lắp đặt và chi phí bảo hành, bảo dưỡng. Trong đó, 2 bộ phận đắt tiền nhất là tấm pin và bộ bình ắc quy. Nếu đầu tư hệ thống điện độc lập, sẽ không phải tốn tiền cho bộ ắc quy trữ điện và một số thiết bị, như vậy giá giảm xuống phân nửa.


    Pin mặt trời thường được lắp thành giàn trên mái nhà hoặc trên sân thượng


    Chi phí lắp đặt có thể có khác nhau, tỷ lệ này không lớn chỉ từ 5-15%

    Lắp điện mặt trời quy mô như thế nào là tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng điện của hộ gia đình. Gia đình ít người có thể đầu tư một hệ thống điện mặt trời có công suất từ 1-3KW, giá mỗi KW khoảng 2000 – 3000 USD, diện tích giàn pin từ 8-25m2. Những gia đình kinh doanh cần tiêu thụ khoảng 10KW, giá tầm 20,000 USD, diện tích giàn pin chiếm khoảng 80m2. Tuổi thọ trung bình của tấm pin năng lượng mặt trời của tuổi thọ lên đến 30 năm. Theo tính toán, hộ gia đình mất tầm 6 năm lấy lại vốn tính theo số dư điện bán cho nhà nước. Như vậy, đầu tư điện mặt trời càng về sau càng có lợi.


    Hộ gia đình có thể bán điện cho EVN trong 20 năm mà điện vẫn dùng miễn phí

    Việc đầu tư điện mặt trời ban đầu khá tốn kém nhưng sẽ là một giải pháp bền vững cho tương lai. Hộ gia đình mong muốn lắp đặt, trước hết cần hiểu rõ nhu cầu sử dụng điện của gia đình và cân nhắc lựa chọn hệ thống điện mặt trời phù hợp.

    Nguồn: Tổng hợp

    Bài viết: Hiền Ngôn

    Xem thêm:

    Chính sách giá điện mặt trời mới nhất, áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0