Bạt HDPE là gì? Vì sao nên dùng bạt HDPE chống thấm

    19/06/2024 10:001.365 lượt xem

    Bạt HDPE là một loại bạt phổ biến sở hữu những ưu điểm nổi bật, được ứng dụng trong các hạng mục công trình. Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của bạt HDPE và những ứng dụng nổi bật là gì nhé!

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. Bạt HDPE là gì?

    Bạt HDPE hay còn gọi là bạt chống thấm HDPE. Được làm từ những hạt phân tử Polyethylene hay còn gọi là các hạt phân tử PE mật độ cao, đây là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất dầu mỏ.

    Cấu tạo của bạt HDPE: 

    Bạt HDPE chủ yếu được làm từ nhựa nguyên sinh và cacbon đen, trong đó 97.5% là nhựa nguyên sinh Polyethylene và 2.5% là các chất phụ gia khác gồm: cacbon đen, chất kháng UV, kháng hóa học, kháng vi sinh… Những thành phần này đã giúp cho bạt HDPE sở hữu nhiều đặc tính nổi bật và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống.

    Bạt HDPE hay còn gọi là bạt chống thấm HDPE

    Đặc tính của bạt chống thấm HDPE:

    - Khả năng chống thấm vượt trội, kháng nước và chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

    - Thành phần an toàn và không chứa các chất độc hại, góp phần bảo vệ môi trường.

    - Kháng tia UV, bảo vệ khỏi tác động của ánh sáng mặt trời.

    - Độ bền cao, có khả năng chịu kéo, chịu xé, kháng xuyên thủng.

    - Độ giãn lớn, dễ dàng thích ứng với nhiều điều kiện khác nhau.

    Với cấu tạo và những đặc điểm trên, bạt HDPE được ứng dụng rộng rãi trong các công trình và ngành nông nghiệp, chăn nuôi,... Hãy cùng xem những lý do nên sử dụng bạt HDPE là gì nhé!

    2. Lý do nên dùng bạt HDPE chống thấm?

    Bạt HDPE được sử dụng phổ biến nhờ khả năng chống thấm và các ưu điểm nổi bật khác như:

    - Bạt HDPE có tính mềm dẻo, độ co giãn lớn và phù hợp với nhiều loại địa hình.

    - Bạt chống thấm HDPE không chưa các thành phần độc hại. Do đó mà sản phẩm này có thể sử dụng để bảo vệ môi trường và ứng dụng để làm bể chứa nước ngọt.

    - Bạt có hệ số thấm thấp và khả năng chống thấm cao. Bên cạnh đó, khả năng chống thấm và tuổi thọ sẽ tỷ lệ thuận với độ dày của bạt.

    - Loại bạt này không bị oxi hóa trong môi trường axit và không bị xâm thực bởi hóa chất, do đó mà bạt có tuổi thọ khá cao và bền bỉ.

    - Sử dụng loại bạt này giúp tiết kiệm được chi phí đầu tư hơn so với các phương án thi công truyền thống. Ngoài ra, thi công bằng bạt HDPE khá dễ dàng, không cần quá nhiều nhân lực và máy móc.

    Bạt HDPE được sử dụng phổ biến nhờ khả năng chống thấm và các ưu điểm nổi bật

    1. 3. Các ứng dụng bạt chống thấm HDPE

    Chăn nuôi

    Hiện nay, hầu hết các trang trại nào cũng đều có hồ chứa nước thải hoặc thi công biogas xử lý chất thải động vật chăn nuôi. Tuy nhiên, việc này dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn, gây ra nhiều vấn đề về môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người nếu như chất thải này bị rò rỉ bên ngoài.

    Để xử lý vấn đề này, nhiều gia đình đã trang bị bạt HDPE với độ dày 0.5 mm để lót đáy, hoặc 1 - 1.5mm để phủ lên tùy thuộc vào quy mô của trang trại chăn nuôi.

    Thủy hải sản

    Hiện nay, bạt HDPE được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thủy hải sản như dùng để làm bạt lót hồ cá, ao nuôi tôm,... nhờ vào khả năng chống nước, chống thấm hiệu quả. 

    Tránh tình trạng nước bên trong bị thất thoát ra bên ngoài. Điều này giúp duy trì độ pH ổn định, duy trì nhiệt độ , tạo điều kiện thuận lợi để con giống sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

    Các ứng dụng bạt chống thấm HDPE

    Ngoài ra, sử dụng bạt HDPE để lót bể nuôi trồng thủy hải sản sẽ giúp hạn chế dịch bệnh lây lan trong hồ, giảm tình trạng con giống bị chết trong quá trình nuôi. Từ đó giúp gia tăng sản lượng cũng như thu được lợi nhuận trong mỗi mùa vụ.

    Sản xuất muối

    Trước đây trong sản xuất muối, bạn cần phải dẫn nước vào ruộng để thu hoạch muối. Nhưng hiện nay bạn đã có thể sử dụng các ô được lót bạt HDPE để phơi muối trực tiếp. Quá trình này giúp cho hạt muối có màu trắng, to, đồng đều mà không cần phải sử dụng thêm bất kỳ loại hóa chất nào.

    Bạn đã có thể sử dụng các ô được lót bạt HDPE để phơi muối trực tiếp

    Để thực hiện hoạt động này thì bạn nên lựa chọn bạt chống thấm HDPE có độ dày từ 0.75 đến 1mm để giúp đẩy nhanh quá trình bay hơi nước và thu gom muối, đồng thời bạn cũng có thể tái sử dụng cho các mùa thu hoạch sau.

    Xử lý chất thải công nghiệp

    Chất thải công nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Để giải quyết vấn đề này, nhiều công trình đã sử dụng bạt HDPE với độ dày từ 1.5 - 2.5mm để lót hoặc phủ lên các bãi rác.

    Mục đích của việc này nhằm ngăn chặn mùi hôi thối, nước thải, khí độc thoát ra môi trường bên ngoài. Điều này giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và nước, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường xung quanh.

    Bạt HDPE giúp bạn xử lý chất thải công nghiệp

    1. 4. Quy trình thi công chống thấm bằng bạt HDPE

    Quy trình thi công chống thấm bằng bạt HDPE được thực hiện như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

    Đầu tiên bạn cần tiến hành chuẩn bị bề mặt cần chống thấm kỹ lưỡng: Mặt bằng nền đất (hoặc tường, mái nhà) cần được làm sạch trước khi trải bạt HDPE. Đảm bảo rằng bề mặt cần được chuẩn bị sạch sẽ, bằng phẳng và không bị đọng nước. Nếu là nền đất, bận cần đảm bảo nền đất chắc chắn và không có sỏi hay các vật có hình dạng, kích thước,...

    Bước 2: Thi công bạt HDPE

    Đối với chống thấm bề mặt nền đất:

    - Kiểm tra và đảm bảo mặt bằng đã đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật.

    - Vận chuyển bạt HDPE đến mặt bằng.

    - Trải bạt chống thấm HDPE lên bề mặt (kích thước cắt sẵn).

    - Với nền đất: Dùng máy xúc lật để xúc đất neo giữ khu vực bạt đã thi công.

    - Kiểm tra chất lượng mối nối HDPE và bàn giao mặt bằng.

    Quy trình thi công chống thấm bằng bạt HDPE

    Chống thấm mái nhà, sân thượng:

    - Khi chuẩn bị bề mặt, bạn sử dụng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch bề mặt sân thượng, sàn mái cần chống thấm.

    - Tiếp theo là xử lý bề mặt, dùng nhựa đường được nấu sôi và thêm một lượng dầu DO để làm loãng, sau đó thẩm thấu hỗn hợp lên bề mặt sân thượng. Phủ đều lớp nhựa đường lên bề mặt bằng chổi quét hoặc con lăn.

    - Phủ lớp bạt chống thấm lên bề mặt sân thượng sau đó tưới nước trên bạt 2 lần mỗi ngày.

    - Lắp bạt và lát gạch chống thấm lên bề mặt để bảo vệ bạt.

    - Khoan lỗ thông hơi để tránh nước xâm nhập và giúp hơi nước thoát ra dễ dàng tránh thấm ngược.

     Mặt bằng nền đất (hoặc tường, mái nhà) cần được làm sạch trước khi trải bạt HDPE

    Bước 3: Hoàn thiện chống thấm, tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.

    Vậy là đã hoàn tất quy trình thi công chống thấm bằng bạt HDPE, hy vọng bài viết có thể giúp bạn thực hiện thành công. Theo dõi mình để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

    Tổng hợp

    >> Xem thêm: Những vị trí quan trọng cần chống thấm cho nhà ở

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Cẩm VânTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0