Mỗi năm có rất nhiều công trình nhà ở, nhà mái tôn, nhà cao tầng bị sét đánh gây thiệt hại về tài sản, nhất là vào mùa mưa bão. Vì thế, việc làm cột chống sét cho nhà ở sẽ đảm bảo an toàn cho gia đình, bảo vệ hệ thống và thiết bị điện. Vậy cần lưu ý gì khi lắp chống sét cho nhà ở?
*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.
-
1. Những kiểu nhà nào có nguy cơ bị sét đánh?
Tia sét là sự phóng điện với dòng điện khổng lồ, đạt 10-100 nghìn ampe và điện áp đôi khi lên tới 50 triệu vôn. Sét đánh trực tiếp vào nhà không lắp đặt hệ thống chống sét có thể gây ra cháy lớn. Trường điện từ do sét tạo ra gây hư hỏng các thiết bị gia dụng có kết nối mạng, gây cháy nổ, thiệt hại về người và tài sản.
>>> Xem thêm: Làm nhà container có bị sét đánh không? Lý giải nguyên nhân
Trong quá trình hình thành, tia sét có thể di chuyển theo bất cứ hưởng nào. Cho đến khi nó tìm được cách tiếp đất, đường dẫn phóng điện mới được tạo ra. Tia sét có nguy cơ đánh vào các tòa nhà cao tầng nhiều hơn. Bởi vì khoảng cách giữa các đám mây tích điện và tòa nhà ngắn hơn.
Nhà cao hay thấp đều có nguy cơ bị sét đánh
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng nhà thấp tầng không bị sét đánh. Bởi vì tia sét sẽ bị hút về phía vật liệu dẫn điện. Nhà thấp tầng, nhà cấp 4 nhưng có nhiều kim loại phía trên cũng vẫn bị sét đánh.
-
2. Cột chống sét cho nhà ở là gì?
Lắp chống sét cho nhà ở là một thanh kim loại đặt trên đỉnh tòa nhà để bảo vệ tòa nhà khỏi bị sét đánh. Cột thu lôi, kim thu lôi, dây dẫn sét là những tên gọi khác của cột chống sét.
Tia sét tạo ra sẽ đánh trực tiếp vào cột chống sét. Sau đó, tia sét sẽ theo đường dẫn để truyền năng lượng vào lòng đất mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của tòa nhà. Nhờ đó mà ngăn chặn được tình trạng hỏa hoạn, mất điện, điện giật.
Cột chống sét giúp bảo vệ công trình tránh những nguy hiểm cũng như thiệt hại do tia sét đánh trực tiếp
-
3. Ưu điểm của cột chống sét cho nhà ở
-
Cột chống sét cho nhà ở giảm nguy cơ cháy nổ
Sét sẽ đi theo hệ thống điện hoặc ống nước trong nhà để tiếp đất. Đường điện, ống nước tuy không bắt lửa nhưng chúng sẽ bị nóng lên rất nhanh, gây ra cháy nổ khi tiếp xúc gần vật liệu dễ cháy.
Khi đó, cột chống sét sẽ ngăn chặn các tia sét đánh hiệu quả. Nó hướng điện áp của sét xung quanh cấu trúc của ngôi nhà và trực tiếp xuống đất. Giảm nguy cơ cháy nổ cũng như thiệt hại về người và của.
>>> Xem thêm: Những vấn đề cần lưu ý khi lắp đặt cơ điện trong nhà ở dân dụng
-
Cột chống sét cho nhà ở bảo vệ các thiết bị điện tử trong nhà
Cột chống sét chuyển hướng tia sét ra xung quanh ngôi nhà và tiếp đất. Điều này góp phần bảo vệ các thiết bị điện tử trong nhà:
- Hệ thống dây điện
- Bộ ngắt mạch trong nhà
- Bất kỳ các thiết bị điện, điện tử nào: lò nướng. lò vi sóng, máy sấy, tủ lạnh, tivi, máy tính, điện thoại…
-
Cột chống sét cho nhà ở không tốn nhiều diện tích
Tuy cao nhưng cột chống sét lại hẹp và không chiếm nhiều diện tích theo chiều ngang. Vì vậy nó không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ kiến trúc của ngôi nhà.
Lắp đặt cột chống sét ngay từ quá trình thi công xây dựng là một phương pháp quan trọng để tăng giá trị bất động sản khi bán ra
-
4. Nhược điểm của cột chống sét cho nhà ở
Bên cạnh những ưu điểm như trên, khi lắp đặt cột chống sét, bạn cần cân nhắc, lưu ý khi làm cột chống sét cho nhà ở như sau:
- Tuổi thọ không cao nếu không được thi công đúng tiêu chuẩn
- Chi phí lắp đặt khá đắt dao động từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Thi công phức tạp
Bên cạnh đó, cột chống sét có trọng lượng nặng và cao nên sẽ không thích hợp thi công ở những ngôi nhà có kết cấu yếu hoặc mái lợp lâu năm chưa thay mới.
Lắp cột chống sét phù hợp với ngôi nhà xây kiên cố, vững chãi
-
5. Cách làm hệ thống chống sét cho từng loại hình nhà ở
-
Cách làm cột chống sét cho nhà ở mái tôn
-
- Cách làm cột chống sét bằng cột thu lôi cho nhà mái tôn:
Cách làm cột chống sét bằng cột thu lôi là phương pháp có chi phí đầu tư thấp, dễ dàng lắp đặt nên được ứng dụng phổ biến hiện nay. Loại cột thu lôi này có vùng bảo vệ hình nón với bán kính tính bằng đáy chiều cao cột.
Hệ thống bảo vệ công trình theo nguyên lý thanh sắt nhọn hướng lên trên được nối đất bằng dây sắt (phi là 0,04). Các tia sét sẽ được truyền xuống đất an toàn mà không ảnh hưởng gì đến tài sản cũng như thiết bị của ngôi nhà.
-
- Cách làm cột chống sét bằng công nghệ tiêu tán đám mây cho nhà mái tôn:
So với cách làm cột chống sét bằng cột thu lôi thì phương pháp bằng công nghệ tiêu tán đám mây điện tích hiện đại có hiệu quả bảo vệ cao hơn. Hệ thống chống sét gồm đầu phát ion dương từ thép mạ đồng, dây dẫn sét cũng bằng đồng có tiết diện từ 50mm2 – 75mm2.
Số lượng cột tiếp địa còn tùy thuộc vào diện tích nhà cần bảo vệ, diện tích càng lớn thì số cột tương ứng càng nhiều và khoảng cách giữa các cột là 0,8m – 1m.
-
- Cách làm cột chống sét bằng lưỡi liềm cho nhà mái tôn:
Cách làm cột chống sét bằng lưỡi liềm cho nhà mái tôn rất hiệu quả bởi vật dụng có cấu tạo đơn giản, phạm vi áp dụng lớn, giúp bảo vệ nhà ở và hệ thống dây điện. Hệ thống này hoạt động theo nguyên lý tích tụ lượng điện áp và giải phóng bằng lỗ thoát hồ quang.
-
Cách làm cột chống sét cho nhà ở dân dụng
Đối với cách làm cột chống sét cho nhà ở dân dụng thì cần thực hiện các bước sau:
- Đào rãnh hoặc khoan giếng tiếp đất: Xác định vị trí, kiểm tra kỹ càng và tiến hành đào, tuy nhiên cần lưu ý tránh các công trình ngầm khác
- Đối với mặt bằng thi công hạn chế hoặc đất có điện trở cao thì phải áp dụng cách làm cột chống sét bằng phương pháp khoan giếng
- Chôn các điện cực xuống đất: Đóng cọc tiếp đất với khoảng cách giữa các cọc không ngắn hơn một lần chiều dài cọc và đỉnh cọc cách mặt đất từ 15cm – 25cm
- Đối với cọc đất trung tâm phải được đóng cạn hơn so với cọc khác, rồi rải cáp đồng trần dọc theo rãnh đã đào và đổ hóa chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần. Sau đó liên kết các cọc với cáp bằng hàn hóa nhiệt.
- Chọn và lắp kim thu sét với độ dài khoảng từ 0,5 – 1,5m bằng kim loại gắn trên nóc nhà và sử dụng dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất. Liên kết hệ thống đất tại vị trí hộp kiểm tra điện trở đất rồi hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất.
Cách làm cột chống sét cho nhà dân dụng
-
Cách làm cột chống sét cho nhà ở 2 tầng
Cách làm cột chống sét cho nhà 2 tầng như sau:
- Lựa chọn hệ thống chống sét bao gồm kim thu sét làm bằng kim loại với độ dài từ 0,5 – 1,5m và mỗi ngôi nhà sẽ sử dụng từ 3 – 5 kim thu sét, gắn trên nóc nhà và được nối với nhau
- Các kim thu sét sẽ được hàn với dây kim loại, đi xuống mặt đất. Số lượng dây thoát sét còn phụ thuộc vào kích thước của ngôi nhà, dây thoát sét được nối với các cọc tiếp địa (bao gồm thanh kim loại dài từ 2,4m – 3m chôn sâu xuống đất cách xa móng nhà ra phía ngoài từ 1 – 2m, đảm bảo rãnh sâu 0,8m và nối các đầu cọc tiếp địa với nhau).
Cách làm cột chống sét cho nhà cao tầng
6. Những lưu ý khi làm hệ thống chống sét cho nhà ở
6.1 Lưu ý vùng bảo vệ
Trước khi thực hiện cách làm cột chống sét, bạn cần chú ý đến đo đạc độ cao, vị trí công trình và tính bán kính hệ thống mà cột chống sét hoạt động tốt. Từ đó, xác định vị trí lắp đặt kim và chiều cao của kim chính xác nhất.
6.2 Kết cấu công trình
Kết cấu công trình ảnh hưởng lớn đến khả năng chống sét của nhà ở. Do đó, khi lựa chọn sản phẩm để lắp đặt, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia đánh giá chất lượng công trình đi kèm với hệ thống chống sét chất lượng tốt nhất.
6.3 Dây dẫn sử dụng thiết kế chống sét
Dây dẫn chống sét là một trong những vật liệu quan trọng giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Vì vậy, bạn có thể dùng loại có tiết diện lớn, tối thiểu là 50mm2 gồm nhiều dây đồng được bện lại sẽ dẫn điện tốt hơn.
Làm cột chống sét cho nhà ở là cách để đảm bảo an toàn về người và tài sản cho gia đình vào mùa mưa bão. Vì vậy, gia chủ hãy cân nhắc lắp đặt cột chống sét khi xây sửa nhà nhé.
Nguồn: Tổng hợp
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.