Sơn Epoxy là gì? Quy trình thi công sơn epoxy chi tiết

    16/03/2023 23:00597 lượt xem

    Sơn Epoxy được ứng dụng rộng rãi trong công trình công nghiệp và thương mại. Vậy sơn Epoxy là gì và quy trình thi công sơn Epoxy như thế nào, hãy tham khảo ngay bài viết này nhé. 

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    Sơn Epoxy thuộc loại sơn được sử dụng phổ biến trong các công trình thi công

    1. 1. Tổng quan về Epoxy

    • Epoxy là hợp chất gì?

    Epoxy là hợp chất hữu cơ gốc nhựa Composite, có những tính chất cơ lý đặc biệt, kháng môi trường hơn hẳn các gốc nhựa khác, là loại nhựa được sử dụng nhiều nhất trong các chi tiết máy bay, tàu thủy, giàn khoan. 

    Gốc nhựa Epoxy có tính chất kết dính và khả năng kháng nước tuyệt vời, Epoxy rất lý tưởng để sử dụng trong ngành đóng tàu, là lớp lót cũng như phủ ngoài chính cho tàu chất lượng cao thay cho polyester dễ bị thủy phân bởi nước và gelcoat. 

    Epoxy rất lý tưởng để sử dụng trong ngành đóng tàu, là lớp lót cũng như phủ ngoài chính

    Một trong những ưu điểm nổi bật của Epoxy là tính co ngót thấp trong khi đóng rắn, lực kết dính, tính chất cơ lý tuyệt vời của Epoxy giúp vật liệu bám dính cực tốt lên các bề mặt không đồng nhất như: kim loại, nhựa, bê tông, kính, gỗ…

    • Cấu tạo của hợp chất epoxy

    Epoxy ở dạng nguyên sinh có cấu trúc phân tử dạng mạch ngắn, không có các liên kết của các hợp chất cao phân tử dạng mạch dài. Theo đó, ở dạng nguyên sinh Epoxy sẽ không thể tự kết nối với nhau và không có được những bộ tính chất theo yêu cầu. 

    Epoxy được ứng dụng cao trong công nghiệp và thương mại

    Vậy nên để có những tính chất cơ học đặc biệt khác Epoxy cần được kết hợp với các chất khác tương tự như cao su với lưu huỳnh. Cụ thể, Epoxy sẽ được kết hợp với các chất đóng rắn, mục đích giúp nối mạch các phân tử Epoxy nguyên sinh thành các mạch dài dạng lưới. Từ đó giúp Epoxy có những liên kết bền vững, những phẩm chất mà loại Epoxy thô không có.

    • Ứng dụng của hợp chất epoxy

    Hiện nay Epoxy đã trở nên phổ biến trên thế giới, tạo ra một phương thức hoàn toàn mới và tiết kiệm hơn rất nhiều. Epoxy trở thành một lớp màng chịu cơ lý, bảo quản đối với mọi bề mặt vật liệu: xi măng, sắt, gỗ, nhựa…đều có thể sử dụng Epoxy để bảo vệ.

    Epoxy có khả năng chịu tác động của vật lý, hóa học mạnh và liên tục, có thể dùng để làm lớp bảo vệ cho tàu, thuyền bằng vỏ sắt hoặc vỏ nhôm.

    Epoxy đã trở nên phổ biến trên thế giới, tạo ra một phương thức hoàn toàn mới và tiết kiệm hơn rất nhiều

    Epoxy được sử dụng để phủ mặt trong lớp tiếp xúc với axit đậm đặc của các thùng chứa Axit Sunfuric (H2SO4) để đem lại tính an toàn và hiệu quả tiết kiệm cao. Tuy nhiên, vì tính ăn mòn quá cao của dạng axit này, người ta vẫn phải thường xuyên sơn lại định kỳ lớp phủ trong Epoxy, khoảng 6 tháng một lần.

    >>> Xem thêm: Bảng giá thi công sơn sàn Epoxy chi tiết nhất (cập nhật 2023) 

    1. 2. Sơn Epoxy là gì?

    • Thành phần của sơn Epoxy

    Sơn epoxy là sản phẩm sơn công nghiệp chuyên sử dụng cho nền sàn nhà xưởng được kết hợp từ 2 thành phần chính gồm:

    - Thành phần A: sơn epoxy.

    - Thành phần B: chất đóng rắn.

    - Hai thùng này (thành phần A và B) được pha trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định tạo nên lớp sơn bảo vệ nền bê tông chắc chắn, liền mạch, chịu tác động, mài mòn và làm tăng độ sáng, thẩm mỹ cho nền nhà xưởng...

    Sơn epoxy là sản phẩm sơn công nghiệp chuyên sử dụng cho nền sàn nhà xưởng

    • Ứng dụng của sơn Epoxy

    - Sơn Epoxy cho bề mặt nền bê tông

    Sơn Epoxy được sử dụng để bảo vệ bề mặt bê tông khỏi các tác nhân môi trường như nước, hóa chất và mài mòn. Sơn Epoxy còn có khả năng tăng độ bóng và độ bền cho bề mặt bê tông.

    - Sơn Epoxy cho bề mặt kim loại

    Sơn Epoxy còn được ứng dụng để bảo vệ bề mặt kim loại khỏi các tác nhân môi trường như nước, hóa chất và ăn mòn. Sơn Epoxy còn có khả năng tăng độ bóng và độ bền cho bề mặt kim loại.

    - Sơn Epoxy cho bề mặt gỗ

    Sơn Epoxy còn được sử dụng để bảo vệ bề mặt gỗ và tăng độ bền cho bề mặt. Sơn Epoxy còn có khả năng tăng độ bóng cho bề mặt gỗ, giúp nó trông sáng bóng và mới mẻ hơn.

    Sơn Epoxy được sử dụng để bảo vệ bề mặt khỏi các tác nhân môi trường

    - Sơn Epoxy cho sàn nhà

    Sơn Epoxy cũng được sử dụng rộng rãi để sơn sàn nhà, đặc biệt là ở các nhà máy, sản xuất và các khu vực có nhiều hoạt động công nghiệp. Sơn Epoxy có khả năng chống mài mòn và chịu tác động của các sản phẩm hóa chất, giúp bảo vệ sàn nhà khỏi các vết trầy xước và hư hỏng.

    - Sơn Epoxy cho thùng và thùng chứa

    Sơn Epoxy cũng được sử dụng để bảo vệ bề mặt của các thùng chứa và thùng chứa khỏi sự ăn mòn của các chất hóa học và tác động của môi trường. Với khả năng chống nắng tốt, sơn Epoxy là lựa chọn hàng đầu cho công việc sơn bề mặt các thùng chứa.

    1. 3. Phân loại sơn Epoxy

    Trên thực tế thị trường hiện nay, thông dụng nhất là 3 loại sơn Epoxy:

    - Sơn Epoxy không dung môi.

    - Sơn Epoxy gốc dung môi.

    - Sơn Epoxy gốc nước.

    Mỗi dòng sơn này đều có những đặc tính và cách thức ứng dụng phù hợp với các điều kiện thực tế riêng, nhưng nhìn chung đều có các tiêu chí cơ bản về tính chống chịu cơ lý, hóa học từ tốt đến rất tốt.

    Mỗi dòng sơn này đều có những đặc tính và cách thức ứng dụng phù hợp với các điều kiện thực tế riêng

    >>> Xem thêm: Quy trình làm nên những chiếc bàn Epoxy mà bạn HOÀN TOÀN có thể tự làm được 

    1. 4. Phương pháp thi công sơn Epoxy

    Có 2 phương pháp thi công sơn epoxy chính hiện nay là:

    - Sơn epoxy bằng phương pháp lăn rulo.

    - Sơn epoxy bằng phương pháp sơn epoxy tự san phẳng (tự trải phẳng, tự cân bằng).

    Tùy theo nhu cầu sử dụng nhà xưởng mà chủ doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp thi công phù hợp nhất cho xưởng của mình. Hai phương pháp này cách thức thi công hoàn toàn khác nhau, nguyên liệu pha trộn cũng như về giá cả cũng sẽ chênh nhau. 

    Có hai phương pháp thi công sơn Epoxy chính

    1. 5. Quy trình thi công sơn Epoxy chi tiết

    Quy trình thi công sơn Epoxy cho nền xưởng nhà phải trải qua 7 bước dưới đây:

    • Bước 1: Phủ bạt, vệ sinh mặt bằng

    Công đoạn này giúp hạn chế tiếng ồn và bụi mịn, từ đó không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

    • Bước 2: Xử lý bề mặt thi công

    Bạn sử dụng máy mài nền chuyên dụng để đảm bảo nền luôn bằng phẳng, không gồ ghề, loại bỏ các dị bật trên mặt nền. Sau đó, dùng máy hút sạch bụi bẩn để tăng độ bám dính sơn. 

    • Bước 3: Vệ sinh, xử lý các vấn đề khác trên mặt bê tông

    Bạn cần hút sạch bụi bẩn trên nền và xử lý các vết lồi lõm. Các vết nứt lớn cần sử dụng bột trét chuyên dụng để lấp đầy.

    • Bước 4: Phủ sơn lót

    Đây là công đoạn không thể thiếu giúp tạo độ kết dính giữa mặt nền và sơn Epoxy. Bên cạnh đó, sơn lót giúp ngăn nước thẩm thấu và hóa xuất xuống nền.

    • Bước 5: Xử lý khuyết điểm trên nền nhà

    Ở bước này, bạn cần xử lý các lỗ nhỏ li ti, các khe nứt và các khuyết điểm khác bằng bột Putty.

    Quy trình thi công sơn Epoxy cho nền xưởng nhà phải trải qua 7 bước 

    • Bước 6: Phủ lớp sơn Epoxy

    Đối với sơn Epoxy hệ lăn

    - Với lớp sơn đầu, bạn dùng rulo lăn đều trên bề mặt, sau đó đợi khô khoảng 2-3 tiếng rồi phủ lớp tiếp theo. 

    - Sau khi lớp sau hoàn thiện, bạn có thể đi lại sau 1 ngày, các phương tiện có thể di chuyển sau 72 tiếng. 

    Đối với sơn Epoxy hệ tự phẳng

    - Sau khi làm sạch bề mặt nền, bạn dán băng keo xốp để ngăn cách khu vực thi công, giúp hạn chế lem sơn ra khu vực khác.

    - Mở 2 thùng thành phần của sơn Epoxy, dùng máy khuấy để khuấy thùng A, đổ sơn thùng B vào rồi trộn đều.

    - Đổ sơn ra bề mặt bê tông rồi dùng bàn cào để phủ đều, sau đó dùng rulo gai phá phọt. Nên phủ sơn có độ dày 1 – 3mm, tùy theo yêu cầu từng công trình.

    • Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao công trình

    Bạn có thể đi lại trên mặt nền sau 1-2 ngày thi công, các đơn vị thi công lúc này có thể bàn giao công trình cho chủ. Ngoài ra, nếu bạn muốn di chuyển các phương tiện có trọng tải lớn thì đợi khoảng 3-7 ngày.

    1. 6. Lợi ích khi sử dụng sơn Epoxy

    - Sơn epoxy đem lại cho chúng ta một sàn nhà xưởng với tính thẩm mỹ rất cao.

    - Sơn sàn epoxy giúp bảo vệ nền bê tông, chống phát sinh bụi trong quá trình sản xuất.

    - Ngoài ra, còn có khả năng chịu tải trọng cao, chống chịu mài mòn cực tốt, chống tĩnh điện, chống axit kháng hóa chất tuyệt vời.

    - Tạo một bề mặt sàn hoàn hảo, liền mạch, không thấm nước, không thấm dầu và dễ dàng vệ sinh lau chùi.

    Sơn Epoxy mang lại nhiều lợi ích trong công trình thi công

    Các sản phẩm sơn epoxy có giá thành phù hợp và được sản xuất với công nghệ tiên tiến, đảm bảo độ bền, độ bám dính tốt và độ phủ cao, giúp bảo vệ bề mặt khỏi các tác động từ môi trường. 

    >>> Xem thêm: Thích mê những món đồ nội thất kết hợp từ keo Epoxy với các vật liệu tự nhiên rẻ bèo mà vẫn đẹp lung linh 

                                                                                                    Tổng hợp: Cẩm Vân 

    Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

    Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0