Diện tích tối thiểu của giếng trời là bao nhiêu?

    15/03/2023 21:4111.410 lượt xem

    Giếng trời là không gian quen thuộc trong thiết kế nhà ống Việt Nam. Vậy kích thước giếng trời nên thiết kế như nào? Diện tích tối thiểu của giếng trời là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    1. 1. Giếng trời là gì?

    Giếng trời là khoảng không gian thông từ trệt tới mái theo phương thẳng đứng. Ngoài việc lấy sáng, lấy gió, lưu thông không khí trong ngoài, giếng trời còn làm đẹp cho ngôi nhà và mang tới tài lộc, may mắn theo quan niệm phong thủy.

    Trong xây dựng, giếng trời là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cho không gian nhà hiện đại. Giếng trời có chức năng hứng ánh sáng, lấy gió và trao đổi khí giữa bên trong với bên ngoài ngôi nhà. Bên cạnh đó, giếng trời còn tạo nên điểm nhấn thẩm mỹ ấn tượng cho ngôi nhà của bạn.

    Giếng trời hiện được sử dụng rất nhiều trong các công trình dân dụng, nhà ở. Không chỉ có vai trò giúp thoáng mát, giếng trời còn có tác dụng về phong thủy

    Tuy nhiên, trong thiết kế và thi công nhà ở hoặc công trình xây dựng không bắt buộc phải có giếng trời. 

    >>> Xem thêm: 27 thiết kế giếng trời của nhà phố 2 tầng, không những có cây tỏa bóng mát mà có cả hồ nước mát lành 

    1. 2. Diện tích tối thiểu của giếng trời là bao nhiêu?

    Câu hỏi được nhiều gia chủ quan tâm là diện tích tối thiểu của giếng trời là bao nhiêu? Giếng trời áp dụng được cho những không gian nào? Kích thước giếng trời nên tính toán ra sao? 

    Theo các chuyên gia, kích thước của một giếng trời nên được tham khảo theo 2 trường hợp cụ thể sau:

    - Với những ngôi nhà có nhiều cửa sổ thì giếng có kích thước không vượt quá 5% diện tích mặt sàn

    - Với những ngôi nhà có ít cửa sổ thì tỉ lệ phần trăm này là không quá 15% diện tích mặt sàn

    Suy ra, diện tích tối thiểu của giếng trời thông thường sẽ rơi vào khoảng từ 4m2 - 6m2. Đây là diện tích đã được tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến không gian chung của toàn bộ căn nhà. 

    Giếng trời thiết kế với diện tích tối thiểu này sẽ tạo được sự thông thoáng, mát mẻ để tất cả không gian hài hòa với nhau. Mức độ ánh sáng và nhiệt độ của không gian của ngôi nhà sẽ ở mức vừa đủ dưới ảnh hưởng đến từ việc đo lường diện tích tối thiểu của giếng trời. 

    Diện tích tối thiểu của giếng trời nên rơi vào khoảng từ 4m2 - 6m2. Ảnh: Công trình Minimalist House 

    >>> Xem thêm: Kích thước giếng trời thiết kế như thế nào cho hợp lý? 

    1. 3. Giếng trời nên đặt ở vị trí nào?

    Bên cạnh diện tích và kích thước, vị trí đặt giếng trời cũng rất quan trọng. Vị trí phù hợp sẽ tạo ánh sáng thông thủy cho ngôi nhà, đồng thời mang đến sự may mắn cho vận mệnh của gia chủ. Do vậy trước khi xây giếng trời bạn nên xác định rõ vị trí của giếng trời.

    Vị trí giếng trời rất đa dạng để gia chủ lựa chọn. Điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như đặc điểm của ngôi nhà. Xét về theo từng phòng, giếng trời có những vị trí thông thường sau:

    - Giếng trời trong phòng khách

    - Giếng trời trong nhà bếp, phòng ăn

    - Giếng trời trong nhà tắm đem lại cảm giác nghỉ dưỡng như những khu resort

    - Giếng trời trong phòng ngủ

    - Giếng trời trên cầu thang

    Nếu xét về tổng thể của cả ngôi nhà thì sẽ có 3 vị trí của giếng trời như trong nhà, bên hông nhà hoặc sau nhà. Vì vậy gia chủ có thể tùy chọn từng vị trí theo mong muốn của bản thân sao cho phù hợp và yêu thích nhất. Tuy nhiên gia chủ cần xem xét và có sự tư vấn từ chuyên gia vì vị trí của giếng trời có thể ảnh hưởng rất lớn đến tính thuận tiện, thẩm mỹ và phong thủy của ngôi nhà.

    Đa phần các chuyên gia phong thủy khuyên rằng gia chủ không nên đặt giếng trời ở hướng Bắc. Còn lại những cung hướng khác thì khá phù hợp với hầu hết các gia chủ, giúp mang đến tài lộc, may mắn.

    Giếng trời có thể đặt ở nhiều vị trí với kích thước khác nhau

    1. 4. Hướng dẫn cách thiết kế giếng trời hợp lý 

    • Thiết kế giếng trời trong nhà

    Giếng trời trong nhà là kiểu thiết kế giếng trời thường gặp nhất trong các công trình nhà ống Việt Nam. Theo đó, giếng trời được cách tân từ các kiểu giếng trời tròn thường gặp ở các kiến trúc Tây Âu. Các mẫu giếng trời trong nhà chủ yếu dùng để lấy ánh sáng và không có tác dụng thông gió như giếng trời sau nhà.

    Đối với kiểu nhà ống khá hẹp về không gian, giếng trời thường có hình trụ cùng với đó gia chủ sẽ đặt những chậu cây ở đáy giếng trời để giảm sự đơn điệu.

    Diện tích tối thiểu của giếng trời trong nhà thường là 4m2 đến 6m2

    Khi thiết kế giếng trời trong nhà, thời tiết là một trong những yếu tố các gia chủ nên lưu ý. Gia chủ cần thiết kế giếng trời đảm bảo cho lượng nhiệt và lượng gió ra vào luôn được cân bằng, không quá nóng vào mùa hè và không quá lạnh vào mùa đông. 

    Thêm vào đó, gia chủ cũng cần đảm bảo giếng trời và các không gian trong nhà không bị mưa hắt trong những ngày mưa kéo dài, nếu không sẽ gây hỏng đồ đạc bên trong, đặc biệt là đồ gỗ. 

    Các bước xây dựng giếng trời gia chủ có thể tham khảo như sau:

    - Thứ nhất: Gia cố thêm sát phần biên đỉnh giếng và chừa sắt chờ ở phía góc.

    - Thứ hai: Xây tường bao quanh đỉnh giếng cao từ 15cm đến 1m6 tùy theo mong muốn của bạn. Tiếp đó đổ bê tông các trụ góc giếng với kích thước 15cm x 15cm.

    - Thứ ba: Lớp trên cùng là vật liệu lấy sáng, gia chủ có thể sử dụng kính cường lực, mic từ polycacbonat, kính ép kithaglass. Khi sử dụng những vật liệu này để làm giếng trời, gia chủ có thể dán thêm 1 hoặc 2 lớp phin lọc tia UV để tránh tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.

    Thiết kế giếng trời trong nhà cũng nên chú ý hệ thống thoát nước để không gây dột hay nước tràn vào nhà. 

    Nếu ô thông gió là 1m x 1m thì tấm bê tông lấy sáng nên là 1,2m x 1,2m, điều này giúp nhà vừa mát gió lại tránh mưa tạt vào nhà. Tỷ lệ chiều cao lấy gió là 17cm, chiều che là 20cm sẽ tạo thành góc che 40 độ làm cho nước mưa rất khó hắt hoặc dột vào nhà. 

    Thiết kế giếng trời trong nhà cần đặc biệt lưu ý về diện tích và tránh bị hắt nước

    Một lời khuyên bổ ích nữa dành cho các gia chủ đó là nên có tấm lưới hứng kính ngay dưới miệng giếng trời phòng trường hợp kính vỡ.

    • Thiết kế giếng trời sau nhà

    Giếng trời sau nhà cũng là kiểu thiết kế đang ngày càng được người Việt ưa chuộng và áp dụng. Thiết kế giếng trời ở vị trí này không chỉ đơn giản là lấy ánh sáng mà còn tận dụng gió, mưa tự nhiên. Giếng trời sau nhà có ưu điểm vượt so với giếng trời trong nhà ở chỗ lấy gió đều, hỗ trợ đối lưu khí tốt nên rất có lợi cho sức khỏe.

    Với những hướng giếng thường có gió mạnh như hướng Tây Bắc, các gia chủ có thể lắp thêm thiết bị phụ trợ điều tiết gió hoặc thu hẹp diện tích lấy gió của giếng.

    Hơn nữa với vị trí này, thiết kế giếng trời không mất quá nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo được một không gian thiết kế ưng ý. Bạn có thể sử dụng tranh gốm, tranh cát, sỏi hoặc các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để tiết kiệm chi phí lại có hiệu quả trang trí cao.

    Thiết kế giếng trời sau nhà giúp ngôi nhà đối lưu không khí hiệu quả hơn

    Về các bước thực hiện, giếng trời sau nhà giống với giếng trời trong nhà. Phần đáy giếng bạn có thể thiết kế vườn cây, hòn non bộ đều được nhé, vừa tạo không gian phong phú cho ngôi nhà, vừa giúp không gian trở nên sinh động hơn.

    >>> Xem thêm: Tại sao nhiều người thích đặt giếng trời ở cuối nhà  

    1. 5. Những sai lầm khi thiết kế giếng trời

    • Làm vườn dưới giếng trời

    Trồng cây xanh ở khu vực giếng trời là phương án được các gia chủ Việt rất ưa chuộng. Có những gia chủ không tiếc đầu tư số tiền lớn để thiết kế, trang trí giếng trời với hệ thống tưới cây tự động, thác đổ, trồng cây theo đường ziczac để tạo cảnh quan lạ mắt... Thậm chí, có gia chủ chấp nhận bỏ tiền thuê người chăm sóc cây hàng tháng, chi phí thuê lên tới 6 triệu đồng/tháng. 

    Tuy nhiên, dù có nhân viên chuyên nghiệp nhưng giếng trời vẫn ngày càng héo úa, cây xanh rụng lá, gây mất thẩm mỹ và khiến việc dọn dẹp giếng trời trở thành gánh nặng. Một số gia chủ khác lại gặp phải tình huống ngược lại, phần rễ cây phát triển quá tốt khiến gạch ốp bồn cây bị nứt vỡ, chân tường xung quanh vườn ẩm mốc, xuất hiện sâu bọ hoặc giun đất… 

    Nên chú ý nếu muốn làm vườn dưới giếng trời

    • Không làm mái che giếng trời di động

    Mái che giếng trời di động được hiểu là dạng mái che có thể đóng - mở linh hoạt theo nhu cầu sử dụng của gia chủ. Trước khi mái che di động xuất hiện, gia chủ Việt thường chỉ sử dụng mái che cố định (kính lắp kín), và điều chỉnh ánh sáng bằng cách thiết kế thêm hệ lam chắn bằng gỗ, hoặc bê tông hở trần… 

    Mái che cố định có ưu điểm lớn nhất là giá thành khá rẻ, tuy nhiên về lâu dài, gia chủ sẽ cảm thấy rất bất tiện. Ví dụ, khi trời quá nắng, không thể che chắn giếng trời theo ý muốn, khiến nhiệt độ trong nhà tăng cao. Chi phí điều hòa cho các phòng ở cũng tăng đáng kể, đặc biệt là những phòng có cửa sổ tiếp giáp gần nhất với giếng trời.

    Gia chủ nên cân nhắc làm mái che giếng trời di động

    • Không thiết kế tiêu âm cho tường giếng trời

    Về bản chất, giếng trời là một chiếc ống có tác dụng thông gió, hút sáng. Âm thanh được truyền đi trong không gian giếng trời cũng tạo ra hiệu ứng vang và rõ hơn những khu vực khác trong nhà. 

    Để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và riêng tư, các gia chủ có kinh nghiệm thiết kế nhà thường sẽ bổ sung phần “tiêu âm” cho không gian giếng trời, bằng cách thiết kế tường sần nhám, ví dụ: ốp tường bằng gạch thẻ, gạch trần, tường đá tự nhiên… 

    Thiết kế tiêu âm cho giếng trời là việc làm cần thiết

    • Sử dụng nội thất không phù hợp 

    Ưu điểm lớn nhất của giếng trời là thông gió và hút sáng, giếng trời cũng là không gian được tiếp xúc với ánh sáng, ánh nắng tự nhiên nhiều nhất trong căn nhà. Nhiều gia chủ Việt thường tận dụng không gian dưới giếng trời để thiết kế bàn ăn, khu vực ghế thư giãn, bàn làm việc, ghế đọc sách… nhưng lại không cân nhắc đến yếu tố vật liệu tạo nên đồ nội thất đó. 

    Ví dụ: sử dụng ghế nhựa không được gia cố độ bền, không có khả năng chống tia UV. Vật liệu nhựa khi tiếp xúc lâu dài với ánh nắng sẽ dễ bị giòn gãy, có khả năng sẽ gây thương tích cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chưa kể việc phai màu khiến yếu tố thẩm mỹ giảm đi đáng kể, và chi phí mua nội thất thay thế có thể khiến gia chủ phải tốn kém 1 khoản tiền “kha khá”.

    Nên sử dụng vật liệu nội thất phù hợp để đảm bảo thẩm mỹ cho không gian dưới giếng trời

    >>> Xem thêm: 3 loại mái che giếng trời và những lưu ý để tránh hấp nhiệt hay ngập nước 

    1. 6. Tổng hợp mẫu thiết kế giếng trời đẹp trên website Happynest

    Trước khi thiết kế giếng trời, các gia chủ có thể tham khảo các mẫu giếng trời đẹp đã được hoàn thiện thực tế từ các công trình nhà đẹp trên website Happynest như sau:

    Mẫu giếng trời đẹp trong ngôi nhà 2 tầng Sun House. Ảnh: Công trình Sun House 

    Thiết kế giếng trời độc đáo để tăng sự gắn kết giữa các thành viên. Ảnh: Công trình LK12 House 

    Nhà phố sở hữu thiết kế giếng trời “khủng”. Ảnh: Công trình Courtyard Pattanakarn Residence 

    Mẫu giếng trời trong nhà kèm sân vườn bên dưới. Ảnh: Công trình Kandarp 

    Mẫu giếng trời đẹp không có mái che. Ảnh: Công trình The Color Burst House 

    Mẫu giếng trời mang cả thiên nhiên vào trong nhà. Ảnh: Công trình Stepping Park House 

    Mẫu giếng trời trong nhà 5x20. Ảnh: Công trình Vux House 

    Mẫu giếng trời cỡ đại kết nối các phòng. Ảnh: Công trình Peo House 

    Thiết kế giếng trời ở vị trí trung tâm ngôi nhà. Ảnh: Công trình The Hunkered House 

    Giếng trời giúp ngôi nhà lấy sáng và tăng tương tác. Ảnh: Công trình Rajguru  

    Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi diện tích tối thiểu của giếng trời là bao nhiêu, kèm theo các gợi ý thiết kế giếng trời hay và độc đáo. Mong rằng các độc giả đã lựa chọn được ý tưởng thiết kế giếng trời phù hợp nhất cho tổ ấm của mình.

    Tổng hợp

    Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

    Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0