KHI ĐI MUA BÀN CẦU, HÃY NGỒI LÊN NÓ!!!

    24/05/2022 07:191.329 lượt xem
    • Ngân sách xây thô
      0 đồng
    • Ngân sách hoàn thiện
      0 đồng
    • Kích thước
      0m ngang0m dọc
    • Diện tích mặt bằng
      0m2
    • Tổng diện tích
      0m2
    • Năm hoàn thành
      0

    Chào các bạn!

    Mình từng làm việc cho một hãng lớn về thiết bị phòng tắm và tham gia sâu vào quá trình nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm trong phòng tắm cho người Việt, đặc biệt là các thiết bị vệ sinh (TBVS).

    Trong quá trình nghiên cứu hành vi mua sắm TBVS của người tiêu dùng, mình phát hiện ra một điểm khá thú vị: các khách hàng Việt Nam khi đi mua bàn cầu thường sẽ quan tâm nhiều đến lớp men hay tính năng xả hay thiết kế, nhưng cực kì ít người ngồi hẳn lên bàn cầu để cho “bàn tọa” được thực sự trải nghiệm =)) 

    Nguyên nhân thì có nhiều: vì không để ý (có lẽ là nguyên nhân chính), vì ngại (tự dưng ngồi toilet giữa cửa hàng đông đúc), hay đơn giản là vì cửa hàng họ sợ nắp bàn cầu bị bẩn, bị xước nên chỉ trưng bày phần thân sứ thôi… Chính vì thế mà nhiều người bỏ qua mất việc đánh giá một trong những tính năng sát sườn, à nhầm, sát đít nhất và ảnh hưởng trực tiếp nhất của bàn cầu.

     
     
    Theo một nghiên cứu của nước ngoài thì đàn ông ngồi trên bàn cầu 1 giờ 45 phút mỗi tuần, còn phụ nữ là 1 giờ và 20 phút. Con số này mình tin là còn cao hơn nữa nếu bác nào có sở thích đọc sách, chơi game điện thoại hay hát hò khi ngồi bàn cầu (như một thành viên nữ của Happynest đã chia sẻ góc Chill)
     
    Vậy mà các bạn tưởng tượng sáng sớm bước vào toilet bạn đã bị bực mình vì cái bàn cầu khiến “bàn toạ” của bạn cảm thấy khó chịu khi ngồi, và việc này diễn ra hàng ngày, mỗi ngày 15 phút, thì quả thực là cực hình. Khi đó thì dù bàn cầu có đẹp đến mấy, tiết kiệm nước đến mấy, thì bạn cũng chỉ mong được đổi càng sớm càng tốt!
     
    Bạn nên đánh giá những gì khi ngồi trên một cái bàn cầu?
     
    - Hình dáng, kích thước nắp bàn cầu có phù hợp với cơ thể bạn không: Đây là điều quan trọng nhất. Do thiết kế mà các loại nắp bàn cầu khác nhau đem lại cảm giác khác nhau. Nếu rộng quá, bạn sẽ có cảm giác sắp…tụt xuống lòng bàn cầu. Nếu ngắn quá thì đôi khi đàn ông sẽ khó giữ sạch sàn nhà J. Nếu phẳng quá có thể sẽ thiếu độ “ôm” mông, khiến cho bạn thấy khó chịu khi ngồi lên… Điều quan trọng nhất là bạn phải thấy thật thoải mái với “chiếc ghế” đặc biệt này. Và lưu ý là hình dáng, kích thước “bàn toạ”, cấu tạo khung xương chậu…của mỗi người là khác nhau, nên không thiết kế nắp bàn cầu nào phù hợp với tất cả mọi người.
     
    - Độ cao của bệ ngồi: cái này cũng rất quan trọng, vì nó góp phần khá lớn vào cảm giác của bạn khi ngồi lên. Cao quá thì chân bạn phải kiễng, sẽ khá mỏi và không tốt cho cơ thể. Thường thì các nhà sản xuất cũng đều có tiêu chuẩn chung về chiều cao sản phẩm, nhưng nó có thể đúng với một số đông người dùng, nhưng chưa chắc đã đúng với bạn. Tốt nhất là chiều cao vừa phải để bạn đặt được lòng bàn chân xuống đất và đầu gối hơi cao hơn bệ ngồi mà vẫn thấy thoải mái.
     
    - Độ vững chắc của nắp bàn cầu: nắp bàn cầu càng dày dặn, chắc chắn thì độ bền càng cao và không thay đổi hình dáng khi sử dụng lâu dài. Đồng thời hệ ốc vít tốt cũng sẽ tránh xô lệch trong quá trình sử dụng
     
    - Độ mịn của bề mặt bệ ngồi: thường vật liệu nhựa càng cao cấp thì bề mặt càng láng mịn, sẽ mang lại cảm giác thoải mái hơn cho bạn
     
    - Nên chọn bàn cầu có nắp đóng êm (tức là nắp sẽ hạ xuống từ từ khi bạn đóng lại)
     
    Vậy sau khi đọc bài này, nếu bạn đến cửa hàng để sắm bàn cầu cho gia đình, hãy mặc quần mỏng thôi, và đừng ngại ngần, ngồi lên từng sản phẩm một để cảm nhận thật rõ nét nhé!

    Nguyen JohnnyTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0