Rất nhiều gia chủ trước khi làm nhà hay mua lại nhà cũ đều chưa rõ tường chịu lực là gì, có quan trọng không, bởi vậy rất dễ bỏ qua yếu tố này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về tường chịu lực và cách xác định nó một cách cụ thể, dễ hiểu nhất.
Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây. |
Bài được xem nhiều nhất cùng chuyên mục:
1. 3 phương án trang trí tường đa dạng ngân sách cho bạn một không gian hấp dẫn hơn
2. Nếu có ý định cải tạo nhà cũ, các gia chủ Việt hãy tham khảo 31 ý tưởng hữu ích sau đây
3. 'Tường nhà bị ẩm do giáp bể nước nhà hàng xóm, mình nên chống thấm thế nào để xử lý dứt điểm 1 lần?'
Tường chịu lực là gì?
Phân theo tính chất chịu lực, tường trong nhà ở dân dụng được chia làm hai loại là tường chịu lực và tường không chịu lực. Tường không chịu lực có chức năng chính là phân chia các không gian và chỉ chịu tải trọng của chính nó. Còn tường chịu lực giúp nâng đỡ tải trọng của ngôi nhà.
Cùng với không gian chịu lực và khung chịu lực, tường chịu lực là xương sống gánh toàn bộ trọng lượng của công trình, đảm bảo độ an toàn, chắc chắn và sự bền bỉ cho ngôi nhà.
Tường chịu lực đóng vai trò quan trọng trong công trình nhà ở
Có cần xác định tường chịu lực hay không?
Khi xây nhà mới, tường chịu lực được mô tả và thể hiện qua bản vẽ thiết kế từ lúc chưa thi công. Bởi vậy chủ nhà có thể nhìn vào bản vẽ là biết vị trí, kích thước chi tiết của tường chịu lực. Còn đối với những trường hợp mua lại nhà có sẵn nhưng bị mất hoặc không có bản vẽ thiết kế, việc xác định tường chịu lực là điều rất cần thiết.
Tại sao lại cần thiết? Thứ nhất, chủ nhà cần nắm được tình trạng của công trình nhà ở, nhất là các bộ phận quan trọng. Thứ hai, nếu cần tu sửa, thiết kế lại nội thất, việc xác định được vị trí tường chịu lực sẽ giúp thợ thi công không làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của ngôi nhà. Trên thực tế, những ngôi nhà xập xệ thường có kết cấu chịu lực đã bị tác động, phá vỡ.
Xác định tường chịu lực giúp gia chủ nắm bắt được kết cấu chịu lực của ngôi nhà
Cách xác định và nhận biết tường chịu lực
Trong nhà cao tầng
Với nhà cao tầng, bạn thử quan sát độ dày của bức tường. Thông thường, một số bức tường có độ dày giảm khi càng lên tầng cao chính là tường không chịu lực, tường này linh hoạt thay đổi tùy vào cách phân chia không gian mỗi tầng. Tường chịu lực thì ngược lại, độ dày của nó không thay đổi, và những căn nhà sử dụng tường chịu lực thường có độ cao từ 2 đến 4 tầng.
Tường chịu lực thường dày, kết nối trực tiếp với dầm
Dựa vào vị trí
Nếu tường là bộ phận chịu lực duy nhất của ngôi nhà đó thì cách xác định rất dễ dàng. Đó là các bức tường bao ngoài, vừa có công năng chịu lực, vừa ngăn cách không gian bên trong và môi trường bên ngoài. Tường thường được xây và hoàn thiện rất cẩn thận bởi chúng còn đóng vai trò cách nhiệt, cách âm, chống thấm.
Tường chịu lực trong nhà ở thường làm từ gạch, đá
Dựa vào độ dày của tường
Tường chịu lực chuẩn có độ dày trên 220mm, dày hơn những bức tường không chịu lực. Đây là cách xác định dễ dàng, tuy nhiên cũng cần quan sát, xem xét thêm vị trí bức tường nằm ở đâu, có giằng hay không (tường chịu lực thường đi kèm với giằng),... chứ không chỉ dựa vào mỗi độ dày. Nhiều trường hợp các bức tường phân chia không gian cũng khá dày.
Dựa vào chất liệu tường
Vật liệu dùng để làm tường chịu lực thường là bê tông cốt thép, bê tông dẻo, bê tông, gạch và đá. Trong nhà ở dân dụng, đa số tường chịu lực làm từ gạch, đá. Các chất liệu như gỗ, nhôm kính,... được sử dụng làm tường vách ngăn thì không dùng để làm tường chịu lực.
Dựa vào hệ thống dầm, đà và cột
Hệ thống dầm, đà và cột thường kết nối với tường chịu lực. Bởi vậy nếu quan sát thấy tường vuông góc với dầm ngang, hoặc tường có dầm nối trực tiếp với móng nhà, thì đó rất có thể là tường chịu lực.
Với những thông tin hữu ích được phân tích trong bài viết này, tin rằng nhiều gia chủ đã trả lời được câu hỏi có nên xác định tường chịu lực không. Nắm bắt tình trạng của một ngôi nhà là điều quan trọng, đừng bỏ qua một chi tiết nào về kết cấu chịu lực nếu muốn căn nhà của mình chắc chắn, bền bỉ qua năm tháng.
Tổng hợp
Xem thêm:
1. 19 gợi ý gạch ốp tường bếp độc, lạ, sáng nhà mà vẫn dễ dàng vệ sinh
2. Xu hướng sử dụng vật liệu cho không gian sống an toàn, tiện nghi
3. 15 ý tưởng gỗ ốp tường Shilap giúp không gian nhà bạn sang trọng, ấm cúng