The Robie House nằm trong khuôn viên trường Đại học Chicago (Illinois, Hoa Kỳ), được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Frank Lloyd Wright. Căn biệt thự 3 tầng này được coi là một trong những ví dụ điển hình nhất theo phong cách kiến trúc Prairie School - phong cách kiến trúc đầu tiên mang tính Mỹ.
Biệt thự The Robie House theo đuổi phong cách thiết kế Prairie School
Biệt thự The Robie House là một trong những công trình ấn tượng của kiến trúc sư Frank Lloyd Wright theo phong cách Prairie School. Phong cách kiến trúc này xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, được coi là phong cách kiến trúc đầu tiên và duy nhất của người Mỹ. Phong cách này không chỉ được định hình bởi ngôn ngữ thiết kế ngang đặc trưng, mà còn là triết lý sống – nơi kiến trúc không tách biệt khỏi thiên nhiên mà hòa làm một với cảnh quan, địa hình và cảm xúc con người.
Thiết kế biệt thự The Robie House nổi bật với hệ thống các phân vị ngang kéo dài, bao gồm: ban công, sân thượng và những bức tường kính lớn. Kiến trúc sư Frank Lloyd Wright không chỉ thiết kế ngôi nhà mà còn thiết kế tất cả nội thất và phụ kiện trang trí, coi những đồ dùng này là một phần không thể thiếu của tổng thể thiết kế.
Biệt thự 3 tầng The Robie House được xây dựng từ năm 1909 đến năm 1910, trong khuôn viên Đại học Chicago
The Robie House mang đậm đặc trưng của phong cách Prairie School
Biệt thự 3 tầng The Robie House được ví như cấu trúc tự nhiên phát triển từ mặt đất
Công trình The Robie House cao 3 tầng với hệ thống các phân vị ngang kéo dài
Dấu ấn nổi bật của phong cách Prairie School trong biệt thự The Robie House còn thể hiện qua thiết kế cửa sổ kính và bức tường gạch. Bên ngoài biệt thự có mái thấp kết hợp cùng sân hiên nhô ra, hệ cửa sổ kính nghệ thuật kết hợp cùng lớp gạch La Mã màu đỏ cam có đốm sắt. Cấu trúc thép bên ngoài cho phép tạo độ lệch tối thiểu với mái hiên, trong khi các chi tiết trang trí được làm bằng đá vôi Bedford.
Frank Lloyd Wright quan niệm ngôi nhà không chỉ là nơi để ở mà phải “phát triển từ mặt đất lên như một sinh thể sống”.
Phần mái thấp kết hợp cùng sân hiên nhô ra là một trong những đặc trưng của phong cách kiến trúc Prairie
Lớp gạch La Mã màu đỏ cam giúp thiết kế The Robie House trở nên nổi bật, tồn tại bền vững theo thời gian
Hệ thống trụ cột chắc chắn bên trong The Robie House được làm từ gạch đỏ thô mộc không sơn trát
Kiến trúc sư Frank Lloyd Wright hạn chế sử dụng trụ cột để tạo không gian sinh hoạt thông thoáng
Biệt thự 3 tầng The Robie House nhận được rất nhiều ánh sáng tự nhiên thông qua hệ cửa kính lớn
Thiết kế biệt thự 3 tầng The Robie House còn nổi bật với hệ đèn trang trí dọc hành lang
Cửa sổ kính nghệ thuật là một đặc trưng không thể thiếu của phong cách kiến trúc Prairie School
The Robie House bố trí các khu vực chức năng thành hai phần rõ ràng
Về công năng, biệt thự 3 tầng The Robie House chia thành hai khu vực chính - phụ rõ ràng. Trong đó khu vực chính nằm ở phía tây nam của lô đất, bao gồm phòng bi-a, phòng vui chơi cho trẻ em, sảnh vào, phòng khách và phòng ăn. Khu vực phụ nằm ở phía Đông Bắc của lô đất với cầu thang, lối vào, phòng tắm, phòng giặt, xưởng, gara ô tô.
Ở tầng hai của The Robie House là phòng ngủ dành cho khách, phòng tắm đầy đủ tiện nghi, bếp, phòng đựng thức ăn. Tầng ba biệt thự có tầm nhìn tuyệt đẹp với phòng ngủ chính, khu vực thay đồ, phòng tắm, hai phòng ngủ nhỏ. Tất cả các cửa sổ của tầng này đều có tấm kính nghệ thuật. Cách tổ chức không gian này được Wright áp dụng triệt để trong các thiết kế sau này: tạo luồng di chuyển hợp lý, phân tách công năng nhưng vẫn đảm bảo sự liền mạch nhờ ánh sáng và vật liệu xuyên suốt.
Sự phối hợp hài hòa giữa yếu tố ánh sáng, tầm nhìn và vật liệu đã tạo ra một không gian vừa cổ điển, vừa hiện đại vượt thời gian. The Robie House là một ví dụ tiêu biểu cho kiến trúc “toàn diện” – nơi người thiết kế kiểm soát mọi chi tiết, từ cấu trúc đến tay nắm cửa.
>>> Xem thêm: Biệt thự 3 tầng ở Cần Thơ dành đến 70% diện tích đất làm sân vườn và hồ bơi
Khu vực sinh hoạt chính của biệt thự The Robie House nằm ở phía Tây Nam của lô đất
Khu vực sinh hoạt phụ của The Robie House nằm ở phía Đông Bắc, chủ yếu dành cho không gian riêng tư
Biệt thự The Robie House sở hữu thiết kế phòng khách cực kỳ đơn giản
Khu vực ống khói là một điểm nhấn nổi bật của thiết kế biệt thự 3 tầng The Robie House
Hệ thống đèn chiếu sáng trong The Robie House được thiết kế bởi Frank Lloyd Wright
Không gian nội thất The Robie House thân thiện và ấm cúng nhờ ưu tiên chất liệu gỗ
Phòng ngủ trong The Robie House sở hữu thiết kế đơn giản, thoáng sáng nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư
Các bản vẽ thiết kế biệt thự The Robie House
>>> Xem thêm: Biệt thự 3 tầng 450m2 của gia đình 3 thế hệ, dành gần 2 năm để có được không gian sống như ý
Năm 1963, The Robie House được chính thức công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia và đưa vào danh sách Địa điểm Lịch sử Quốc gia đầu tiên vào năm 1966. Đặc biệt hơn, biệt thự 3 tầng này cùng với bảy công trình khác do Wright Frank Lloyd thiết kế đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Công trình không chỉ là biểu tượng văn hóa của Hoa Kỳ mà còn là minh chứng cho khả năng kiến trúc nội sinh – phát triển từ chính bối cảnh bản địa.
Việc UNESCO công nhận The Robie House như một phần của Di sản Thế giới đã khẳng định vai trò tiên phong của Frank Lloyd Wright, đồng thời mở đường cho kiến trúc hiện đại không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới. Với những ai quan tâm đến dòng chảy lịch sử kiến trúc, đây là một trong những ngôi nhà nhất định phải tìm hiểu.
Thông tin công trình:
Tên công trình: The Robie House
Diện tích thực tế (m2): 840
Năm hoàn thành: 1910
Đơn vị thiết kế: Frank Lloyd Wright
Đơn vị chụp ảnh: Hassan Bagheri, Gerald Humphrey, Timothy Brown, Frederick Tim Long, David Arpi
Địa điểm: Tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ
Số tầng: 3
Loại nhà: Biệt thự
Nguồn: ArchEyes
*Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.