Bạn đang chuẩn bị mở cửa hàng, shop thời trang, spa, văn phòng...hay xây dựng căn hộ đầu tiên? Bạn băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu hay không hiểu một quy trình thiết kế nội thất như thế nào. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin về một quy trình thiết kế nội thất từ A-Z nhé.
Quy trình thiết kế nội thất tiêu chuẩn
Bước 1. Tiếp nhận thông tin, tư vấn thiết kế
Nhà thiết kế gặp gỡ tiếp nhận thông tin và tư vấn cùng khách hàng
Để quy trình thiết kế nội thất diễn ra suôn sẻ thì bước tiếp nhận thông tin ban đầu và tư vấn thiết kế là vô cùng cần thiết. Thông tin khách hàng cung cấp càng chi tiết thì nhà thiết kế sẽ càng đưa ra những giải pháp phù hợp.
Một số thông tin cơ bản cần có như:
+ Thể loại công trình (nhà phố, chung cư, shop thời trang, spa,...), diện tích thiết kế, công trình xây mới hay cải tạo,..
+ Đối tượng sử dụng: đối với nhà ở thì bao nhiêu thành viên, độ tuổi, giới tính, sở thích,..đối với công trình kinh doanh thì đối tượng khách hàng phục vụ là ai.
+ Mục đích sử dụng công trình: cho thuê, ở, buôn bán kinh doanh hay có thể ở kết hợp cùng kinh doanh
+ Phong cách nội thất, phong cách thương hiệu, màu sắc, vật liệu mà khách hàng yêu thích.
Sau khi tiếp nhận những thông tin cơ bản nhà thiết kế sẽ tư vấn về thẩm mỹ, kỹ thuật đến khách hàng.
Bước 2. Báo giá chi phí thiết kế - Ký hợp đồng thiết kế
Báo chi phí và ký hợp đồng thiết kế
Bước tiếp theo trong quy trình thiết kế nội thất là báo giá chi phí thiết kế. Khách hàng sẽ nhận được bản báo giá chi phí thiết kế để có thể dự trù kinh phí cho tổng thể dự án của mình.
Sau khi nhận báo giá và xác nhận thiết kế cả 2 bên sẽ cùng ký hợp đồng thiết kế để bắt tay vào thực hiện công trình.
Bước 3. Khảo sát công trình
Đo vẽ và khảo sát hiện trạng
Ở bước 3 trong quy trình thiết kế nội thất, đối với công trình chưa có bản vẽ hiện trạng, nhà thiết kế sẽ đến khảo sát đo đạc chính xác diện tích công trình và lên bản vẽ. Bản vẽ này là nền tảng để có thể đưa ra những phương án bố trí nội thất tiếp theo.
Bước 4. Lên ý tưởng (Concept) thiết kế + Phương án bố trí mặt bằng
Sau khi đã có được những thông tin yêu cầu từ khách hàng và mặt bằng hiện trạng, nhà thiết kế sẽ đưa ra những ý tưởng thiết kế cho công trình. Phần ý tưởng này sẽ là cho khách hàng cái nhìn tổng thể về công trình sẽ hoàn thiện.
Ý tưởng thiết kế
Trong bước này của quy trình thiết kế nội thất nhà thiết kế sẽ trình bày các phần như:
+ Những phương án bố trí mặt bằng
+ Phong cách, màu sắc, vật liệu lựa chọn cho công trình
+ Những ý tưởng về công năng sử dụng
+ Hình ảnh tham khảo minh họa ý tưởng thiết kế
Minh họa mặt bằng bố trí nội thất
Bước 5. Thiết kế phối cảnh 3D
Dựng 3D ý tưởng thiết kế
Sau khi đã thống nhất 1 phương án ý tưởng, bước tiếp theo trong quy trình thiết kế nội thất sẽ là thiết kế phối cảnh 3D. Phối cảnh 3D là bản vẽ diễn họa lại ý tưởng của nhà thiết kế theo không gian đã có 1 cách chân thực nhất.
Nhờ có bản thiết kế phối cảnh 3D, khách hàng sẽ có cái nhìn rõ hơn về công trình hoàn thiện trong tương lai. Nếu cần chỉnh sửa có thể chỉnh sửa ngay công đoạn này để ra được không gian ưng ý nhất.
Bản vẽ phối cảnh 3D giúp giảm thiểu những phát sinh không đáng có khi ra thi công thực tế, do khách hàng đã được nhìn thấy rõ công trình hoàn thiện sẽ thế nào. Do đó đây là khâu quan trọng có thể giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều chi phí chỉnh sửa thực tế.
Bước 6. Triển khai chi tiết thiết kế
Nghiên cứu ra triển khai chi tiết thiết kế
Triển khai chi tiết thiết kế là bước đòi hỏi sự chính xác về diện tích, kích thước, vật liệu, kết cấu nội thất... Bản vẽ triển khai là cầu nối giữa nhà thiết kế và kỹ sư xây dựng, thợ thi công. Nhờ có bản vẽ triển khai chi tiết, công trình sẽ được thực hiện một cách chính xác như thiết kế đã đề ra.
Bước 7. Hoàn thiện bàn giao hồ sơ thiết kế
Bước cuối cùng trong quy trình thiết kế nội thất là hoàn thiện toàn bộ hồ sơ thiết kế bao gồm bản vẽ bố trí, bản vẽ 3D và bản vẽ triển khai chi tiết thi công. Với bộ bản vẽ này, khách hàng đã có thể tiếp tục đến với khâu thi công nội thất công trình của mình.
Trên đây là quy trình thiết kế nội thất gồm 7 bước để bạn có cái nhìn rõ hơn khi bắt tay vào lựa chọn đơn vị thiết kế cho công trình của mình.