Có phải đi đổi đăng ký xe, biển số xe sau khi sáp nhập tỉnh không?

    Cập nhật ngày 24/04/2025, lúc 10:0013 lượt xem

    Nhiều địa phương trên cả nước đang chuẩn bị cho việc sáp nhập tỉnh, thành theo chủ trương mới của Quốc hội. Một trong những thắc mắc phổ biến hiện nay là: có phải đi đổi đăng ký xe, biển số xe sau khi sáp nhập tỉnh không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

    Biển số xe thay đổi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?

    Hiện tại, biển số xe của các tỉnh, thành phố được quy định từ số 10 đến 99 theo Thông tư 79/2024/TT-BCA. Khi sáp nhập tỉnh, nhiều người lo ngại sẽ phải đổi biển số xe cho phù hợp với đơn vị hành chính mới.

    Tuy nhiên, bài học từ việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội năm 2008 cho thấy: biển số cũ (33) của Hà Tây vẫn tiếp tục được sử dụng đến hiện tại. Điều này cho thấy không có sự thay đổi bắt buộc về biển số xe sau khi sáp nhập hành chính.

    Danh sách các biển số xe sau sáp nhập tỉnh theo phương án dự kiến mới cũng cho thấy, nhiều địa phương sẽ sử dụng song song nhiều ký hiệu biển số cũ, thay vì áp dụng một ký hiệu mới cho toàn tỉnh. Ví dụ: tỉnh mới Lào Cai – Yên Bái có thể dùng cả 24 và 21, TP. Hà Nội vẫn giữ từ 29 đến 33 và 40.

    Biển số xe sau khi sáp nhập tỉnh có thể vẫn giữ nguyên như cũ, không thay đổi, tùy theo phương án quản lý hành chính của Nhà nước.

    Có phải đổi đăng ký xe, biển số xe sau khi sáp nhập tỉnh không?

    Câu trả lời là: Không. Căn cứ Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 của Quốc hội, quy định rõ:

    “Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng.”

    Như vậy, nếu bạn đang sở hữu xe với giấy tờ hợp lệ, biển số xe được cấp đúng quy trình trước khi sáp nhập tỉnh, thì không bắt buộc phải đi đổi lại chỉ vì tên tỉnh/thành phố thay đổi.

    Bên cạnh đó, Điều 18 Thông tư 79/2024/TT-BCA quy định rõ các trường hợp phải đổi biển số xe, bao gồm:

    • Biển số xe bị hỏng, mờ.
    • Xe thay đổi kết cấu, màu sơn, mục đích sử dụng.
    • Xe chuyển đổi giữa biển trắng và biển vàng.
    • Thay đổi thông tin chủ xe hoặc địa chỉ đăng ký.
    • Biển số theo kiểu cũ muốn đổi sang mẫu mới.
    • Chủ xe có nhu cầu đổi từ biển ngắn sang biển dài hoặc ngược lại.

    Không có quy định nào yêu cầu đổi biển số vì lý do địa giới hành chính thay đổi.

    Nếu biển số xe và đăng ký xe của bạn vẫn còn hiệu lực, không bị hỏng hay thay đổi thông tin, thì không cần phải đổi dù địa phương có sáp nhập.

    Danh sách các biển số xe sau sáp nhập tỉnh (dự kiến)

    STTTên tỉnh, thành mới

    Ký hiệu

    (Dự kiến)

    1Tuyên Quang (Hà Giang + Tuyên Quang)22; 23
    2Lào Cai (Lào Cai + Yên Bái)24; 21

    3

    Lai Châu25
    4Điện Biên27
    5Lạng Sơn12
    6Cao Bằng11
    7Sơn La26
    8Thái Nguyên (Bắc Kạn + Thái Nguyên)20; 97
    9Phú Thọ (Hòa Bình + Vĩnh Phúc + Phú Thọ)19; 28; 88
    10Quảng Ninh14
    11Bắc Ninh (Bắc Giang + Bắc Ninh)99; 98
    12Hưng Yên (Thái Bình + Hưng Yên)89; 17

    13

    TP. Hà NộiTừ 29 đến 33 và 40
    14TP. Hải Phòng (Hải Dương + TP. Hải Phòng)15; 16; 34
    15Ninh Bình (Hà Nam + Ninh Bình + Nam Định)35; 90; 18
    16Thanh Hóa36
    17Nghệ An37
    18Hà Tĩnh38
    19Quảng Trị (Quảng Bình + Quảng Trị)73; 74
    20TP. Huế75
    21TP. Đà Nẵng (Quảng Nam + TP. Đà Nẵng)43; 92
    22Quảng Ngãi (Quảng Ngãi + Kon Tum)76; 82

    23

    Gia Lai (Gia Lai + Bình Định)81; 77
    24Khánh Hòa (Khánh Hòa + Ninh Thuận)79; 85
    25Lâm Đồng (Đắk Nông + Lâm Đồng + Bình Thuận)48; 49; 86
    26Đắk Lắk (Phú Yên + Đắk Lắk)47; 78
    27TP. Hồ Chí Minh (Bình Dương + TPHCM + Bà Rịa - Vũng Tàu)41; từ 50 đến 59; 61; 72
    28Đồng Nai (Bình Phước + Đồng Nai)39; 60; 93
    29Tây Ninh (Long An + Tây Ninh)70; 62
    30TP. Cần Thơ (Sóc Trăng + Hậu Giang + TP. Cần Thơ)65; 83; 95
    31Vĩnh Long (Bến Tre + Vĩnh Long + Trà Vinh)71; 64; 84
    32Đồng Tháp (Tiền Giang + Đồng Tháp)66; 63
    33Cà Mau (Bạc Liêu + Cà Mau)69; 94
    34An Giang (Kiên Giang + An Giang)67; 68

    Cách quản lý biển số xe sau sáp nhập hướng đến sự ổn định, hạn chế tối đa việc xáo trộn không cần thiết cho người dân.

    Người dân không cần phải đổi đăng ký xe hay biển số xe chỉ vì địa phương nơi đăng ký trước đây đã sáp nhập với tỉnh khác. Nếu giấy tờ xe còn hiệu lực và không có lý do pháp lý khác (như hỏng, mờ, thay đổi thông tin...), bạn hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng mà không gặp rắc rối gì.

    Sự thay đổi về địa giới hành chính sẽ được các cơ quan nhà nước cập nhật trong hệ thống quản lý. Vì vậy, không nên tự ý đổi giấy tờ khi không có yêu cầu từ cơ quan chức năng.

    Nguồn: Luật Việt Nam

    *Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.

    Minh KhangTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0