Các bước xử lý nước sinh hoạt bị vàng hiệu quả

    11/09/2024 18:0096 lượt xem

    Nước sinh hoạt bị vàng đang là vấn đề gây nên nỗi lo lắng của nhiều gia đình, đây là một trong những vấn đề không nên chủ quan, có thấy nguồn nước nhà bạn đang nhiễm phải các chất gây hại cho sức khỏe. Vậy cách xử lý nước sinh hoạt bị vàng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. 1. Nước sinh hoạt bị vàng là nguyên nhân do đâu?

    1.1. Do đường ống nước nguồn/hộ gia đình bị rỉ sét 

    Nguyên nhân khiến nước sinh hoạt bị vàng có thể xuất phát từ tình trạng đường ống nước nguồn hoặc đường ống trong gia đình bị rỉ sét. Đường ống sử dụng lâu ngày thường bị oxi hóa, dẫn đến hiện tượng sắt trong ống chuyển hóa thành rỉ vàng. 

    Dấu hiệu dễ nhận thấy đường ống đang bắt đầu bị rỉ sét là khi thấy nước có màu vàng nhẹ và xuất hiện các kết tủa sắt ở đầu vòi nước.

    Rỉ sét hòa tan vào nước làm nước bị ô nhiễm, có màu vàng và nếu sử dụng trong thời gian dài, sức khỏe của gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Đây không chỉ gây ô nhiễm, rỉ sét còn dễ tích tụ trên thành ống, làm hẹp đường nước, gây tắc nghẽn, tích tụ cặn bẩn dẫn đến hỏng hóc hệ thống đường ống. 

    Điều này còn làm giảm tuổi thọ của các thiết bị sử dụng nước như máy giặt, vòi nước, vòi sen,... trong nhà.

    1.2. Do tảo phát triển trong nguồn nước sinh hoạt

    Tảo phát triển trong nguồn nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến nước sinh hoạt bị vàng mà bạn cần khắc phục. Khi tảo sinh sôi, chúng không chỉ gây ra các vấn đề sức khỏe như dị ứng, ngứa da hay các bệnh về đường tiêu hóa khi sử dụng nước mà còn có thể bám vào thành ống dẫn. 

    Điều này làm giảm lưu lượng nước chảy qua, thậm chí có thể gây tắc nghẽn hệ thống ống nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra và xử lý nguồn nước để đảm bảo an toàn sức khỏe. 

    Một trong những nguyên nhân khiến nước sinh hoạt bị vàng là do tảo phát triển trong nguồn nước

    1.3. Do nguồn nước nhiễm sắt cao 

    Nguyên nhân khiến nước sinh hoạt bị vàng có thể do nguồn nước nhiễm sắt cao. Trong nước nhiễm sắt, ion sắt Fe2+ tồn tại ở dạng hòa tan, không màu và không mùi, khiến cho việc nhận biết bằng mắt thường trở nên khó khăn. 

    Khi mới bơm lên, nước vẫn trong suốt, nhưng nếu để ngoài không khí từ 3 đến 5 phút, nước sẽ bắt đầu ngả màu vàng nhạt, xuất hiện váng và có mùi tanh nhẹ.

    Hiện tượng này thường gặp ở các giếng khoan tại khu vực đồng bằng, do đặc điểm của thổ nhưỡng nơi đây. Việc sử dụng nước sinh hoạt bị vàng do nhiễm sắt trong thời gian dài không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là làn da (như tình trạng mẩn đỏ, khô ráp, hoặc nấm da), mà còn tác động đến nội tiết tố và hệ tiêu hóa. 

    Nạp lượng sắt quá cao từ nguồn nước có thể dẫn đến các vấn đề như rối loạn tiêu hóa hay viêm nhiễm đường ruột.

    1.4. Do ô nhiễm hóa chất công nghiệp 

    Nguyên nhân thứ tư khiến nước sinh hoạt bị vàng là do ô nhiễm từ các hóa chất công nghiệp. Nguồn nước sinh hoạt hiện nay chủ yếu được lấy từ các mạch nước ngầm. 

    Tuy nhiên, hiện nay, các mạch nước ngầm đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp. 

    Những hóa chất công nghiệp này dần dần thấm vào lòng đất, tích tụ lâu ngày và làm ô nhiễm các mạch nước ngầm. Điều này gây nên hậu quả là nước sinh hoạt không chỉ có màu vàng mà còn bốc mùi hôi tanh, rất khó chịu.

    Việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất công nghiệp có thể không gây tác động ngay lập tức đến sức khỏe, nhưng nếu tiếp xúc lâu dài, những hóa chất này sẽ từ từ ngấm vào cơ thể và gây ra những căn bệnh nguy hiểm như thay đổi sắc tố da, sừng hóa, thậm chí là ung thư. 

    Vì vậy, việc sử dụng nguồn nước sạch và kiểm tra chất lượng nước thường xuyên là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.

     Do ô nhiễm hóa chất công nghiệp

    1.5. Do mạch nước ngầm chứa dư lượng chất canh tác nông nghiệp

    Một trong những nguyên nhân khiến nước sinh hoạt bị vàng là do mạch nước ngầm chứa dư lượng chất từ hoạt động canh tác nông nghiệp. Tại các khu vực gần nông trại, mạch nước ngầm thường bị nhiễm các hóa chất từ phân bón, thuốc trừ sâu, và các loại thuốc bảo vệ thực vật khác. 

    Những chất này không được xử lý đúng cách trước khi thấm vào đất và gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước, khiến cho nước sinh hoạt bị vàng, có cặn và mùi khó chịu.

    Tình trạng này thường thấy chủ yếu ở các hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn hoặc gần các vùng sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng nước nhiễm dư lượng chất canh tác trong thời gian dài có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, gan và hệ hô hấp. 

    Chính vì thế mà người dân nên sử dụng các biện pháp lọc nước hoặc lựa chọn các nguồn nước sạch khác để đảm bảo an toàn về sức khỏe khi sử dụng.

    1.6. Do nhà máy nước sửa chữa đường ống 

    Khi nhà máy nước địa phương tiến hành sửa chữa đường ống, nước sinh hoạt có thể bị vàng, có mùi lạ và chất lượng nước giảm đi rõ rệt. Hiện tượng này thường gặp nếu bạn sử dụng nước từ hệ thống cung cấp nước của nhà máy. 

    Trong quá trình sửa chữa, rỉ sét, cặn bẩn và các tạp chất tồn đọng trong đường ống có thể bị cuốn vào dòng nước, làm nước sinh hoạt bị ô nhiễm và đổi màu.

    Thông thường, tình trạng nước sinh hoạt bị vàng do sửa chữa đường ống chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Mặc dù không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng tình trạng này có thể khiến bạn gặp nhiều bất tiện trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, tắm rửa hay giặt giũ. 

    Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng nước trong giai đoạn này và chờ cho đến khi nước trong trở lại để đảm bảo an toàn cho sinh hoạt.

    Khi nhà máy nước địa phương tiến hành sửa chữa đường ống, nước sinh hoạt có thể bị vàng

    1. 2. Nước sinh hoạt bị vàng gây hại như thế nào đến sức khỏe?

    2.1. Tác hại liên quan đến sức khỏe người dùng 

    Lão hóa da nhanh chóng

    - Sử dụng nước sinh hoạt bị vàng chứa nhiều sắt để rửa mặt trong thời gian dài có thể làm tổn hại tế bào da, gây nhiễm trùng và làm da nhanh chóng xuất hiện nếp nhăn.

    - Nước nhiễm sắt không thể làm sạch cặn xà phòng và bụi bẩn trên da, khiến lỗ chân lông bị tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra các vấn đề như mụn ẩn, mụn bọc, chàm...

    - Gây ra một số bệnh lý nguy hiểm

    - Dùng nước nhiễm sắt lâu ngày có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, nhiễm sắc tố sắt mô, bệnh dạ dày...

    - Lượng sắt lớn trong cơ thể có thể gây quá tải sắt, ảnh hưởng đến tim mạch như rối loạn nhịp tim, giảm khả năng co bóp của cơ tim, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

    - Nếu nước sinh hoạt bị vàng do nhiễm khuẩn, người dùng có nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy, thương hàn, viêm gan A, tả, lỵ, giun sán, viêm nhiễm phụ khoa…

    - Làn da bị dị ứng, nổi mẩn đỏ

    - Da tiếp xúc trực tiếp với nước sinh hoạt bị vàng, đặc biệt đối với da nhạy cảm, dễ gây phản ứng dị ứng ngay sau khi tiếp xúc.

    - Các biểu hiện bao gồm ngứa, nổi mẩn đỏ, dị ứng, thậm chí có cảm giác đau rát kèm theo.

    Nước sinh hoạt bị vàng gây hại như thế nào đến sức khỏe?

    2.2. Tác hại liên quan đến trải nghiệm sinh hoạt 

    Bên cạnh đó, nước sinh hoạt bị vàng còn ảnh hưởng tới trải nghiệm sinh hoạt của bạn:

    - Thời gian lọc nước kéo dài: Nếu máy lọc nước trong gia đình bạn có tích hợp bộ lọc sắt và các bộ lọc chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn có hại, quá trình lọc sẽ mất nhiều thời gian hơn. Điều này đảm bảo nước sau khi lọc trở nên an toàn và sạch sẽ, nhưng bạn cần kiên nhẫn chờ đợi lâu hơn trước khi sử dụng.

    - Quần áo và vật dụng bị ám màu vàng: Khi giặt đồ bằng nước sinh hoạt bị vàng do chứa nhiều sắt, quần áo sẽ dễ bị ố vàng, nhanh phai màu và sớm hư hỏng. Không chỉ quần áo, các thiết bị như bồn rửa, vòi sen hay bồn tắm trong nhà bạn cũng sẽ xuất hiện các vết bẩn và cặn màu đỏ cam, gây mất thẩm mỹ và khó vệ sinh.

    - Chi phí sửa chữa cao: Nước nhiễm sắt có thể làm tắc nghẽn đường ống dẫn nước, khiến áp lực nước yếu và nước chảy qua vòi có màu không trong. Những tác hại này khiến bạn phải tốn một khoản chi phí đáng kể (có thể từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng) để sửa chữa và thay thế thiết bị hư hỏng do nước bị nhiễm bẩn.

    - Thực phẩm không giữ được hương vị nguyên bản: Nước chứa sắt thường có mùi kim loại hoặc mùi tanh khó chịu. Khi sử dụng nước này để nấu ăn hoặc pha chế đồ uống, hương vị của món ăn và đồ uống sẽ bị thay đổi, không còn ngon như bình thường. Ngoài ra, lượng sắt cao còn khiến trái cây, rau củ và thực phẩm dễ bị đen trong quá trình chế biến.

    Tác hại liên quan đến trải nghiệm sinh hoạt

    2.3. Tác hại liên quan đến hệ thống nước của gia đình  

    Tình trạng nước sinh hoạt bị vàng lâu dài sẽ gây tác hại nghiêm trọng tới hệ thống nước của gia đình, cụ thể:

    - Dễ gây hư hại đường ống: Nước chứa nhiều sắt có thể tích tụ cặn bẩn và mảng bám bên trong đường ống. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn các thiết bị như bồn rửa, nhà vệ sinh, và làm giảm áp lực nước. Sự tích tụ lớn của sắt còn có thể gây ăn mòn đường ống, làm nước chuyển màu vàng khi chảy ra từ vòi.

    - Giảm tuổi thọ hệ thống nước sinh hoạt: Nước sinh hoạt bị vàng do nhiễm sắt có thể làm hoen ố và hư hại vòi nước, bồn rửa, và các thiết bị phòng tắm khác. Sự hư hại này làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống nước, dẫn đến chi phí sửa chữa và thay thế tăng cao.

    Tác hại liên quan đến hệ thống nước của gia đình

    1. 3. Cách khắc phục tình trạng nước sinh hoạt bị vàng

    3.1. Sử dụng phương pháp làm thoáng

    Sử dụng phương pháp làm thoáng là một trong những giải pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn, có 3 cách bạn có thể thực hiện:

    - Làm thoáng tự nhiên: Phương pháp này giúp loại bỏ CO2 và tăng cường lượng Oxy trong nước. Tuy nhiên, cách thực hiện này khá phức tạp và ít được áp dụng do đòi hỏi thiết bị và quy trình tinh vi.

    - Làm thoáng đơn giản trên bề mặt bể lọc: Phương pháp này phù hợp với nguồn nước có hàm lượng sắt thấp và không cần khử CO2. Khi phát hiện nước bắt đầu có màu vàng nhẹ, giàn ống với các lỗ khoan được sử dụng để phun nước lên bề mặt. Thiết kế của giàn ống tạo áp lực để tia nước phun từ độ cao từ 1.5 - 3 mét. Mặc dù phương pháp này dễ thực hiện, nhưng hiệu quả không cao và ít được sử dụng.

    - Làm thoáng cưỡng bức: Khác với hai phương pháp trên, làm thoáng cưỡng bức sử dụng tháp làm thoáng để đẩy không khí lên thay vì phun mưa. Cách này giúp tăng cường khả năng trao đổi khí mà không gây mất hiệu quả do lực rơi của nước.

    - Việc chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào mức độ nhiễm màu và các yếu tố cụ thể của nguồn nước.

    3.2 Phương pháp sử dụng vật liệu lọc

    Phương pháp xử lý nước sinh hoạt bị vàng bằng vật liệu lọc Folix và Cát Manganese đang được áp dụng rộng rãi nhờ hiệu quả nổi bật. Các vật liệu này giúp loại bỏ nhanh chóng tình trạng nước có màu vàng và mùi hôi khó chịu.

    Phương pháp sử dụng Folix và Cát Manganese có ưu điểm vượt trội trong việc xử lý hàm lượng sắt dư thừa trong nước, mang lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp làm thoáng thông thường. 

    Bạn có thể bổ sung hạt Cation và than hoạt tính vào nguồn nước sinh hoạt để giúp nâng cao hiệu quả lọc nước hơn. Điều này giúp cải thiện tình trạng nước sinh hoạt bị vàng một cách hiệu quả hơn.

    Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, các vật liệu như Folix, Cát Manganese và hạt Cation có thể bị giảm khả năng lọc. Điều này khiến chúng không còn hiệu quả hấp thụ sắt như ban đầu, dẫn đến việc cần phải thay thế định kỳ, điều này có thể gây tốn kém.

    Cách khắc phục tình trạng nước sinh hoạt bị vàng

    3.3. Sử dụng bể lọc thô

    Phương pháp lọc nước truyền thống vẫn được nhiều hộ gia đình áp dụng hiện nay. Nước sinh hoạt bị vàng sẽ được xử lý qua bể lọc thô, bao gồm nhiều lớp vật liệu khác nhau. 

    Quá trình lọc diễn ra từ từ: nước chảy qua các lớp cát, sỏi, và cuối cùng ngấm xuống bể chứa. Với cơ chế lọc này, nước sinh hoạt có màu vàng nhạt sẽ trở nên sạch trong hơn khi đến bể chứa.

    Thông thường, bể lọc thô có kích thước là 80cm x 80cm x 1m (dài x rộng x cao), được làm từ vật liệu nhựa hoặc inox và có dung tích khoảng 200 lít. Hệ thống bể lọc thường được xây dựng theo mô hình sau:

    - Lớp dưới cùng là sỏi cỡ lớn với độ dày 30cm.

    - Ở giữa lớp sỏi, đặt một ống nước loại 48 với các lỗ khoan có đường kính 0.5cm.

    - Tiếp theo là lớp sỏi nhỏ với độ dày 10cm.

    - Bên trên lớp sỏi nhỏ là lớp cát lớn dày 10cm.

    - Tiếp theo là lớp than hoạt tính với độ dày 30cm.

    - Cuối cùng là lớp cát sạch dày 30cm.

    - Phần trên cùng của bể để chứa nước chưa lọc.

    Tuy nhiên, do thiết kế đơn giản, bể lọc thô không thể xử lý triệt để nước sinh hoạt bị vàng. Giải pháp này giúp bạn lọc các cặn bẩn và tạp chất có kích thước lớn, nhưng vẫn còn hạn chế về khả năng loại bỏ màu và mùi của nước. Nếu hàm lượng sắt trong nước cao, nước có thể vẫn giữ màu vàng hoặc thậm chí đậm hơn theo thời gian.

    Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nước sinh hoạt có màu vàng đã được giải đáp trong bài viết này. Hy vọng có thể giúp bạn khắc phục được tình trạng này càng sớm càng tốt. Theo dõi mình để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!

    Tổng hợp

    >> Xem thêm: Mẹo kiểm tra nước sinh hoạt có sạch hay không cực đơn giản

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Cẩm VânTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0