Biophilic Design là xu hướng thiết kế chú trọng đến việc kết nối con người với các yếu tố từ thiên nhiên, tạo ra không gian chữa lành ngay tại nhà. Vậy cụ thể, thiết kế Biophilic là gì? Biophilic Design mang đến những lợi ích nổi bật nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời. |
1. Biophilic Design là gì?
Tình trạng Trái Đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực chính là “cảnh báo” dành cho con người khi đánh mất sự kết nối với thiên nhiên. Việc quá phụ thuộc vào các thành tựu công nghiệp và công nghệ hiện đại sẽ khiến con người trở nên mệt mỏi và căng thẳng hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh này, một xu hướng thiết kế kiến trúc nội thất ấn tượng đã ra đời đó là Biophilic Design. Vậy Biophilic Design là gì?
Thiết kế Biophilic có nguồn gốc từ thuật ngữ “biophilia” trong tiếng Hy Lạp cổ đại, được dịch là tình yêu đối với các sinh vật sống. “Biophilia” được nhà tâm lý học Erich Fromm sử dụng lần đầu tiên vào năm 1964, nhưng mãi đến năm 1980, thuật ngữ này mới trở nên nổi tiếng nhờ nhà sinh vật học Edward O. Wilson.
>>> Xem thêm: Thiết kế Biophilic tạo ra những công trình bền vững - Nơi con người hòa cùng thiên nhiên
Xu hướng thiết kế Biophilic - hay còn được biết đến với tên gọi khác là kiến trúc ưa sinh học, tập trung vào sự kết nối hoà quyện giữa con người với thiên nhiên trong không gian nhà ở. Nhờ đó, con người sẽ luôn có được cảm giác thoải mái, dễ chịu, tinh thần phấn chấn.
Thiết kế Biophilic tập trung vào sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. Hình ảnh: DS House
2. Các nguyên tắc của Biophilic Design
Biophilic Design kết nối trực tiếp với môi trường tự nhiên
Thiết kế Biophilic cần có sự góp mặt của những yếu tố thiên nhiên ngay trong không gian nhà ở. Có thể kể đến như: cây xanh, nước, ánh sáng tự nhiên, gió trời, sỏi, đất, gỗ, đá… Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp thêm màu sắc, hình ảnh, hoạ tiết về môi trường thiên nhiên xung quanh.
Trong kiến trúc ưa sinh học có sự xuất hiện của rất nhiều yếu tố tự nhiên. Hình ảnh: Inn House
Biophilic Design tạo dựng bầu không khí hoà hợp với thiên nhiên
Các yếu tố có nguồn gốc từ thiên nhiên phải hoà hợp với tổng thể thiết kế nhà ở. Đặc biệt, con người phải cảm nhận được điểm nổi bật của những chất liệu này thông qua các giác quan.
Ví dụ: Khi bố trí nhiều cây xanh trong nhà, không gian sống sẽ trở nên gần gũi và có tính thẩm mỹ cao. Đồng thời, bạn sẽ cảm nhận được sự mát mẻ, bầu không khí trong lành và thoải mái nhờ có cây xanh.
>>> Xem thêm: Đi tìm những sự kết nối trong không gian của tổ ấm His and Her House
Tổng thể ngôi nhà mang đặc trưng thiết kế Biophilic cần hoà hợp với các yếu tố thiên nhiên để tạo nên sự gần gũi. Hình ảnh: Daaji’s Home
Biophilic Design xây dựng không gian chữa lành ngay tại nhà
Thiết kế Biophilic tạo nên những góc nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái ngay tại nhà. Nhờ đó, bạn sẽ không cần đến những chuyến du lịch đắt tiền mà vẫn có thể tận hưởng bầu không khí tuyệt vời, gắn liền với phong cảnh thiên nhiên.
Thiết kế Biophilic mang đến không gian nghỉ ngơi, thư giãn lý tưởng cho mọi người. Hình ảnh: The Hidden House
>>> Xem thêm: Nhà 60m2 ở quê thiết kế theo tiêu chí xanh, bền vững và gắn kết con người với thiên nhiên
3. Lợi ích của Biophilic Design
Thiết kế Biophilic giúp giảm thiểu tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt hiệu quả ở không gian điều trị bệnh và làm việc. Một số thống kê chỉ ra bệnh viện có nhiều không gian xanh thì bệnh nhân xuất viện nhanh hơn 8.5%, 22% bệnh nhân cho biết họ giảm căng thẳng và đau đớn, hồi phục nhanh hơn sau các ca phẫu thuật khi tiếp xúc nhiều với thiên nhiên.
Không gian gần gũi với thiên nhiên giúp đầu óc sảng khoái, tăng cường khả năng tập trung và sáng tạo. Việc tối đa hóa ánh sáng tự nhiên có thể tăng hiệu quả học tập từ 20 – 26%.
Xu hướng thiết kế Biophilic mang đến rất nhiều lợi ích nổi bật, nhất là đối với sức khỏe tinh thần của con người. Hình ảnh: L.A Spiral Staircase House
Công trình Biophilic hạn chế ô nhiễm và nâng cao chất lượng không khí hiệu quả. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy và bảo vệ các hệ sinh thái, giảm chất thải rắn, giảm tình trạng ô nhiễm tiếng ồn… góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Biophilic Design giúp mọi người cân bằng cảm xúc, cải thiện sức khỏe, phòng ngừa hiệu quả một số chứng bệnh liên quan đến hệ hô hấp và thần kinh. Theo một số nghiên cứu, khi không gian sử dụng các hoa văn, hình ảnh, màu sắc về tự nhiên sẽ góp phần cải thiện tâm lý, cảm xúc.
4. Các ngôi nhà thực tế ứng dụng Biophilic Design
Dưới đây là một số công trình nhà ở áp dụng xu hướng thiết kế Biophilic. Bạn có thể tham khảo để nhanh chóng tìm kiếm được ý tưởng phù hợp với không gian sống của mình nhé!
FORT7 House có tới 3 sân trong với đầy đủ rừng cây, suối nước, các phiến đá tự nhiên. Xem toàn bộ thông tin về thiết kế Biophilic trong FORT7 House tại đây
Meditation Office áp dụng Biophilic Design để cải thiện chất lượng không khí vì văn phòng được xây dựng ở khu công nghiệp. Xem toàn bộ thông tin về thiết kế Biophilic trong Meditation Office tại đây
Nhà Dế Mèn ưu tiên sử dụng những vật liệu tự nhiên mộc mạc và trồng nhiều cây xanh để tạo không gian sống gần gũi. Xem toàn bộ thông tin về thiết kế Biophilic trong Nhà Dế Mèn tại đây
Vithalesh Residence có sân vườn rộng rãi với nhiều cây xanh, tạo nên không gian thư giãn thoải mái cho cả gia đình. Xem toàn bộ thông tin về thiết kế Biophilic trong Vithalesh Residence tại đây
Mạo Khê House có nhiều lớp thảm thực vật như cây bóng mát, cây bụi, cây leo rủ từ trên mái xuống tạo thành lớp màng chắn, ngăn bụi và tiếng ồn. Xem toàn bộ thông tin về thiết kế Biophilic trong Mạo Khê House tại đây
Hai vườn cây ở trước và sau nhà giúp D9 House luôn mát mẻ, bầu không khí trong lành. Xem toàn bộ thông tin về thiết kế Biophilic trong D9 House tại đây
The Sunrise House quanh năm thoáng sáng nhờ tận dụng ánh sáng tự nhiên, trồng nhiều cây xanh ở cả bên ngoài và trong nhà. Xem thêm thông tin về thiết kế Biophilic trong The Sunrise House tại đây
Corner House có khoảng sân chính rộng rãi với nhiều cây xanh và một hồ nước. Xem toàn bộ thông tin về thiết kế Biophilic trong Corner House
Cây xanh và hồ nước bao bọc quanh nhà giúp Karai Farmhouse mát mẻ quanh năm. Xem toàn bộ thông tin về thiết kế Biophilic trong Karai Farmhouse tại đây
Emerald Greens xây dựng hồ bơi lớn ngay trước nhà và tận dụng mọi khoảng trống để trồng cây xanh. Xem thêm thông tin về thiết kế Biophilic trong Emerald Greens tại đây
Xu hướng thiết kế Biophilic đã giải quyết rất tốt vấn đề kết nối giữa con người - thiên nhiên. Nhờ đó, con người được cải thiện thân - tâm - trí, thiên nhiên ngưng bị “làm đau”. Bạn có nghĩ là mình sẽ lên ý tưởng xây dựng nhà theo kiểu kiến trúc ưa sinh học gần gũi, mát lành này? Hãy chia sẻ với chúng tôi thành quả sau khi hoàn thành nhé.
Tổng hợp và viết bài: Thanh Nhàn
*Bài viết được biên tập bởi đội ngũ Happynest. Xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.
Bạn đang cần tìm đơn vị thiết kế - thi công? Hãy điền yêu cầu vào form Đăng ký tư vấn. Happynest sẽ giúp bạn kết nối dễ dàng, nhanh chóng với đơn vị phù hợp nhất nhé! |