Đô thị hóa phát triển mạnh mẽ, thay vì những căn nhà đơn lập với cửa sổ, ban công, sân vườn thoáng đãng, giờ đây những nhà ống được xây san sát ngày càng nhiều. Chính bởi vậy, thông gió tự nhiên là điều nhiều gia chủ quan tâm. Tuy nhiên, cũng không ít người gặp sai lầm khi thiết kế thông gió cho nhà ống.
*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.
1. Vì sao phải thông gió cho nhà ống?
Do đặc điểm “đất chật, người đông”, nhà ống thường được xây dựng san sát nhau, do đó rất khó để thiết kế cửa sổ bên hông nhà để tạo độ thông thoáng, kéo theo tình trạng không gian bên trong dễ bị ngột ngạt, bí bách. Do đó, việc bố trí hệ thống thông gió là điều cần thiết để giúp nhà ống thoáng khí, tạo ra bầu không khí trong lành, thoáng mát. Không chỉ có vậy, thông gió nhà ống còn giúp tiết kiệm điện năng đáng kể khi không phải sử dụng liên tục điều hòa, quạt để làm mát là lưu thông không khí.
Ngôi nhà ống này bố trí các khoảng thông tầng, giếng trời và cây xanh vô cùng hợp lý (Ảnh: Anh House)
2. 5 giải pháp thông gió nhà ống hiệu quả nhất
Thiết kế giếng trời giúp thông gió cho nhà ống
Thiết kế giếng trời là giải pháp phổ biến nhất để thông gió, đón sáng cho nhà ống. Với nhà ống ngắn thì chỉ cần thiết kế một giếng trời là đủ, giếng trời này chính là lối thoát khí nóng trong nhà. Để lấy gió vào, cần lấy theo phương ngang (hướng có gió). Chẳng hạn ở tầng trệt, cửa trước luôn mở để đón gió và đẩy không khí nóng ra khỏi nhà qua giếng trời. Nếu nhà có nhiều tầng, cần lấy thêm gió theo phương ngang ở tầng trên nhờ hệ thống cửa sổ, cửa mở ra ban công.
>>> Xem thêm: 5 mẫu thiết kế nhà ống hẹp ngang, dài sâu có giải pháp lấy sáng, thông gió hợp lý
Với nhà ống dài, nên kết hợp hai giếng trời - một ở khoảng giữa và một ở cuối nhà. Trong trường hợp này, một giếng trời có nhiệm vụ đón gió vào và một giếng trời có nhiệm vụ đưa gió ra. Theo nguyên tắc cân bằng áp suất tự nhiên trong không khí, gió sẽ luân chuyển tuần hoàn theo đường parabol giúp không gian bên trong luôn thoáng đãng.
Thiết kế giếng trời giúp ngôi nhà ống tại tp.Hồ Chí Minh thông gió hiệu quả (Ảnh: Tân Phú House)
Thông gió cho nhà ống bằng cửa sổ
Những ô cửa sổ là hệ thống đón gió hoặc thoát gió giúp điều hòa nhiệt độ, mang lại bầu không khí trong lành, thoải mái cho ngôi nhà. Do vậy, hãy thường xuyên mở cửa sổ để đón gió vào nhà. Với nhà xây mới, nên duy trì chiều cao bệ cửa tối thiểu 1,1m để không khí dễ đi vào nhà, đồng thời giảm tải nhiệt thoát ra trên trần nhà.
Bố trí cửa ra vào để thông gió cho nhà ống
Giải pháp thông gió tự nhiên cho nhà ống tốt nhất là thiết kế cửa trước và cửa sau của nhà ống lệch nhau. Nhờ đó, không khí trong nhà sẽ được lưu thông tốt hơn. Tuyệt đối không để cửa hút gió và thoát gió ở cùng một phía vì gió sẽ không lưu thông được. Nếu nhà của bạn sát nhà hàng xóm ở 2 bên và cả phía sau, hãy để lại khoảng diện tích nhỏ (ít nhất 60cm) để mở cửa thoát gió.
Cánh cửa ra vào có vai trò quan trọng trong việc tạo nên thông gió cho nhà ống (Ảnh: Nhà trong hẻm có 3 giếng trời)
Dành một khoảng thông nhau giữa các phòng để thông gió cho nhà ống
Với nhà ống có nhiều phòng, các gia chủ nên bố trí khoảng thông nhau kéo dài giữa các phòng và mở cửa trên bề mặt này để tạo thành trục lưu thông không khí xuyên suốt mọi không gian giúp trong nhà trở nên thông thoáng, mát mẻ.
Khoảng trống giữa các phòng trong nhà ống giúp đón gió tự nhiên
Thông gió cho nhà ống nhờ sử dụng gạch bông gió
Việc sử dụng gạch bông gió cho mặt tiền nhà hoặc làm vách ngăn giữa các phòng cho phép không khí dễ dàng lưu thông giữa hai không gian bên trong và bên ngoài. Đây là giải pháp giúp ngôi nhà trở nên sáng sủa và thông thoáng hơn, từ đó tiết kiệm được chi phí làm mát, chiếu sáng trong nhà.
Ngôi nhà thoáng đãng hơn với mặt tiền gạch bông gió mang gió và nắng vào bên trong (Ảnh: Nhà chú Hoa)
3. Những sai lầm khi thiết kế thông gió cho nhà ống
Sai lầm thứ nhất: Bố trí cửa đón gió, cửa thoát gió cùng phía
Một trong những giải pháp thông gió cho nhà ống là bố trí cửa ra vào, hệ thống cửa sổ đúng cách. Tuy vậy, nhiều người lại không biết được điều này và vô tình bố trí cửa đón gió, cửa thoát gió ở cùng 1 phía. Điều này sẽ khiến không khí vào nhà và không thể lưu thông. Hoặc nếu bố trí các cửa đối diện nhau cũng sẽ khiến không khí vào, ra nhanh, không thể tuần hoàn.
Do đó, cần thiết kế các cửa có vị trí lệch nhau để không khí có thể lưu thông và trao đổi một cách tuần hoàn một cách tốt nhất. Ngoài ra, khi thiết kế thông gió cho nhà ống đã bị bịt kín 3 mặt, nên chừa lại một khoảng diện tích nhỏ khoảng 60cm để làm sân sau để trổ cửa sổ, giúp lưu thông gió.
Sai lầm thứ hai: Bật quạt quay lưng về cửa sổ
Nhiều người có thói quen bật quạt quay lưng vào cửa sổ để hút không khí vào phòng. Tuy nhiên đây là cách bố trí sai lầm nếu căn phòng chỉ có một cửa sổ duy nhất vì không khí bên ngoài cửa sổ đi vào phòng sẽ lấp đầy phòng, nhưng lại không thể lưu thông ra ngoài. Điều này tạo ra cảm giác ngột ngạt, vừa khiến căn phòng tích tụ bụi bẩn mà không thể ra ngoài được. Thay vì đó, hãy để cửa gần cửa nhưng hướng về phía ngoài cửa sổ để thông gió cho nhà ống tốt hơn.
Sai lầm thứ ba: Không chú ý che chắn
Giếng trời, gạch lỗ thông gió, cửa sổ, ô thông gió,... rất dễ hắt mưa, khiến căn nhà bị bụi bặm và có thể là nguyên nhân khiến côn trùng, chuột, gián,... xâm nhập vào nhà. Tuy nhiên nhiều người lại quên việc che chắn, bảo vệ các hệ thống thông gió cho nhà ống.
>>> Xem thêm: 5 giải pháp thông gió tự nhiên cho nhà ống hiệu quả nhất
Trên đây là tất tần tật những điều cần biết khi thiết kế thông gió cho nhà ống, bao gồm cả những giải pháp và những sai lầm cần tránh. Hy vọng các gia chủ sẽ có một không gian sống thoáng sáng với chất lượng cao nhất.
Tổng hợp
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.