Dạy thêm, học thêm là vấn đề luôn tồn tại trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Mặc dù điều này đem đến một số lợi ích nhất định cho học sinh, nhưng việc dạy thêm không kiểm soát đã gây ra nhiều tranh cãi. Với kỳ vọng nâng cao chất lượng giáo dục, quy định về dạy thêm, học thêm đã được ban hành từ ngày 14/2. Hãy cùng mình khám phá vấn đề này ngay nhé!
Bộ GD&ĐT quản lý sát sao hoạt động dạy học thêm
1. Tình trạng dạy thêm, học thêm hiện nay
Có thể nói rằng, việc dạy thêm và học thêm là một phần không thể thiếu trong nền giáo dục, đặc biệt là ở những thành phố có áp lực thi cử cao. Thông thường, học sinh sẽ tham gia các lớp học thêm với mong muốn nâng cao kiến thức, chuẩn bị tốt cho kỳ thi.
Nhiều giáo viên đe dọa, ép học sinh phải tham gia lớp học thêm
Tuy nhiên, việc dạy thêm đã dần trở thành chủ đề tiêu cực, vượt ngoài giới hạn khi có quá nhiều giáo viên biến nó thành một hoạt động thương mại. Có một số người còn ép buộc học sinh tham gia lớp học ngoài giờ và công khai giảng dạy thiếu trung thực ở trong giờ lên lớp chính thức.
Mặc dù tỷ lệ học sinh học thêm cả 3 cấp đã cho thấy nhu cầu cao, nhưng hoạt động này cần kiểm soát rõ ràng. Thực tế, việc lạm dụng học thêm hay dạy thêm sẽ dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt là tăng gánh nặng tài chính cho gia đình và tạo cảm giác học chỉ vì điểm số.
>>> Xem thêm: DeepSeek tiềm ẩn những rủi ro, người dùng Việt cần cảnh giác
2. Những điểm mới trong Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT
Một vài điểm mới về quản lý dạy thêm, học thêm
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2024 đã được xây dựng nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật Giáo dục năm 2019, siết chặt hoạt động dạy thêm và học thêm. Trong đó, các quy định mới sẽ bao gồm:
2.1. Giáo viên không được ép buộc học sinh học thêm
Trong Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT đã nêu rõ việc dạy thêm và học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh có nhu cầu, tự nguyện học và được phụ huynh đồng ý. Do đó, nhà trường, cá nhân, tổ chức dạy thêm không được phép sử dụng bất kỳ hình thức nào để ép học sinh phải tham dự lớp học thêm.
Nghiêm cấm mọi hành vi ép học sinh học thêm
2.2. Địa điểm an toàn và giới hạn số giờ dạy thêm, học thêm
Thông tư đã ban hành này còn nói rõ rằng thời gian, địa điểm và hình thức dạy thêm phải phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo sức khỏe học sinh. Theo đó, mỗi em chỉ được tham gia học thêm ở một số giờ nhất định trong tuần, nhằm hạn chế tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, nơi dạy học cần đảm bảo tốt về trật tự, an ninh, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ.
Giáo viên cần tuân thủ thời gian dạy thêm theo quy định
2.3. Nội dung dạy thêm không trái pháp luật
Từ ngày 14/2/2024, nhà nước đã bắt đầu kiểm soát chặt chẽ hơn về nội dung dạy thêm và học thêm. Theo đó, nội dung mỗi buổi học phải đúng với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, sắc tộc và nghề nghiệp. Ngoài ra, giáo viên cũng không được phép cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch của nhà trường để đưa vào việc dạy thêm.
Nghiêm cấm dạy thêm, học thêm với nội dung mang định kiến xã hội
2.4. Hạn chế đối tượng dạy thêm
Điều 2 của thông tư này cũng nêu rõ việc không được dạy thêm cho các em học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: rèn luyện kỹ năng sống, bồi dưỡng nghệ thuật, giáo dục thể chất. Hơn nữa, việc dạy thêm phải phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh mà không ảnh hưởng đến chương trình giáo dục của nhà trường.
Cấm việc dạy thêm các môn văn hóa cho học sinh tiểu học
2.5. Lớp dạy thêm cần đăng ký và chịu quản lý bởi pháp luật
Các cơ sở dạy thêm buộc phải thực hiện đăng ký kinh doanh đúng theo pháp luật, đồng thời công khai các thông tin cần thiết lên cổng thông tin điện tử, bao gồm: môn học, địa điểm, học phí, thời lượng dạy cho từ môn theo khối lớp,... Ngoài ra, các giáo viên dạy tại trường phải báo với Hiệu Trưởng khi muốn dạy thêm ngoài trường (tức tham gia cơ sở dạy thêm).
Cơ sở dạy thêm buộc phải thực hiện đăng ký theo pháp luật
>>> Xem thêm: 7 đại học công bố mức quy đổi điểm IELTS năm 2025: Kinh tế Quốc dân yêu cầu cao nhất
3. Phản hồi của cư dân mạng về quy định mới về dạy thêm, học thêm
Các quy định mới của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT nhận được nhiều ý từ cư dân mạng. Trong đó, đa phần là các bình luận ủng hộ như:
- pcyDDTTV: Đồng ý hoàn toàn với thông tư mới này của bộ giáo dục! Ngoài giờ lên lớp, phụ huynh cũng rất mong con của mình có thời gian, không gian để tham gia nhiều hoạt động khác để phát triển toàn diện hơn.
- jenniehuyhoang: Rất ủng hộ việc cấm dạy học thêm. Bây giờ thì các em không cần phải chịu áp lực học thêm nặng nề nữa. Các em sẽ tập trung pháp huy tinh thần học tập, tự rèn luyện và sáng tạo.
Đa số CDM đều nhất trí với các quy định vừa được ban hành
Tuy nhiên, vẫn không ít cư dân mạng lại bày tỏ nỗi lo lắng trước tình trạng “lách luật” của nhiều người để đối phó với Thông tư 29 về việc quản lý dạy thêm, học thêm. Ví dụ như:
- TV Soi: Đồng ý cho phép dạy học thêm tại trung tâm. Điều này vừa dễ quản lý vừa tránh trường hợp giáo viên ép buộc học sinh học thêm. Tuy nhiên, trung tâm không được chọn lớp và giáo viên thì mới khách quan.
- Suong719: Khi vẫn còn cho phép mở trung tâm dạy thêm thì học sinh vẫn cần học thêm. Nó chỉ đơn giản là chuyển từ việc học tại nhà của giáo viên sang trung tâm ở một hình thức khác mà thôi!
Nhiều CDM vẫn còn cảm thấy băn khoăn trước tình trạng “lách luật”
Tóm lại, các quy định mới trong Thông tư số 29 từ ngày 14/2 là một bước ngoặt lớn trong việc quản lý dạy thêm, học thêm. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng học tập mà còn đảm bảo sự công bằng cho các em học sinh và phụ huynh.
Nguồn: Tổng hợp
>>> Xem thêm: Từ 1.7.2025: Số định danh cá nhân sẽ thay thế hoàn toàn mã số thuế, người nộp thuế cần lưu ý gì?
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.