Nhà phố sử dụng những vật liệu đơn giản, thô mộc theo cách rất riêng và khéo léo để tạo vẻ đẹp hấp dẫn khác biệt

    Cập nhật ngày 08/08/2021, lúc 13:151.791 lượt xem

    Thô sơ, mộc mạc thường bị cho là không thể tạo nên sự tinh tế, thanh lịch. Tuy nhiên, như chứng minh ngược lại quan điểm đó, The House in 1970 là không gian gia đình đẹp đến từng góc nhìn được sáng tạo và trang trí bằng chính những vật liệu thô mộc nhất, dễ tìm nhất như bê tông, gạch, đá….

    Bài liên quan:

    1. Penthouse Đá Đen - Mang thiên nhiên hùng vĩ vào căn hộ 195m2 để tạo ra không gian sống “độc nhất vô nhị”

    2. Căn hộ Đài Loan nhỏ xinh nhưng thông minh và sang trọng, nơi kiến trúc và công nghệ cùng song hành

    3. Nhà phố 7 tầng nổi bật với sân thượng lộ thiên, là “báu vật” giúp gia chủ cân bằng và thảnh thơi trong cuộc sống

    Công trình nổi bật giữa phố với vẻ ngoài cao lớn, khác biệt

    The House in 1970 là ngôi nhà sở hữu vị trí khá đặc biệt trong một khu đô thị đông đúc của New Delhi, Ấn Độ với 3 mặt thoáng, trong đó có 2 mặt giáp đường giao thông và 1 mặt giáp với một vườn xanh. Vị trí đắc địa giúp công trình có lợi thế lớn về giao thông, đi lại và không gian thoáng, song song đó, bất lợi công trình phải giải quyết là vấn đề về sự riêng tư, an toàn.

    Thiết kế cải tạo lần này phải khai thác tối đa lợi thế và hạn chế tối đa nhược điểm của ngôi nhà đã được xây dựng từ những năm 1970

    Đặc biệt, mục đích của lần cải tạo này còn nhằm tạo ra không gian sống độc lập bên trong một khối nhà cho 2 hộ gia đình cùng chung sống

    Dựa trên những yêu cầu đặt ra của gia chủ, nhóm KTS đưa ra ý tưởng chia The House in 1970 thành 2 căn hộ song lập được thiết kế giống nhau để phục vụ cho cả 2 gia đình. Công trình có tổng cộng 5 tầng. Trong đó, tầng thứ nhất là nơi để xe. Tầng 2 bao gồm không gian sinh hoạt chung khách - bếp - ăn, sân trong và 1 phòng ngủ. Tầng 3 được chia thành 2 phòng ngủ. Và tầng 4, tầng 5 lần lượt lặp lại thiết kế của tầng 2, tầng 3.

    Khu vực tiếp đón khách rộng rãi luôn tràn ngập trong ánh nắng mặt trời

    Góc bếp nhỏ xinh, hiện đại, gọn gàng là nơi mang tới những bữa ăn ngon lành cho cả gia đình

    Khu vực nghỉ ngơi riêng tư, an tĩnh để mỗi thành viên lấy lại năng lượng sau ngày dài lao động hăng say

    Bên cạnh hệ thống thang bộ, thang máy chung của cả tòa nhà, bên trong mỗi căn hộ cũng có riêng một cầu thang nhỏ, kết nối không gian sinh hoạt giữa hai tầng

    Như vậy, cuộc sống của 2 hộ gia đình vẫn tồn tại sự gần gũi, gắn kết, đồng thời, tổ ấm riêng của mỗi gia đình cũng được đảm bảo không gian sinh hoạt riêng tư

    Để giải quyết bài toán lấy sáng nhưng vẫn đảm bảo riêng tư, nhóm KTS đã đề xuất nhiều giải pháp khác nhau. Đầu tiên, các viên gạch được “dệt” lại thành một “tấm thảm” lớn chạy dọc theo chiều dài giáp với đường lớn của tòa nhà. Ánh sáng có thể dễ dàng xuyên qua và thắp sáng không gian sinh hoạt nhưng người ở bên ngoài khó lòng có thể nhìn vào trong. Tiếp theo, nhóm trổ các khung cửa sổ vừa phải ở hai mặt thoáng còn lại, giúp The House in 1970 tận dụng tối đa lợi thế để đón sáng.

    Hàng loạt các viên gạch bê tông được xếp so le, đan xen với nhau tạo nên lớp vỏ bọc an toàn cho ngôi nhà

    Khoảng cách giữa các viên gạch cũng được tính toán cẩn thận

    Khoảng cách giữa các viên gạch ở khu vực trung tâm là lớn nhất và thu hẹp dần về 2 đầu của tòa nhà

    Tương ứng với nơi có độ dãn giữa các viên gạch lớn nhất là sân trung tâm và nhỏ nhất là các phòng ngủ của gia đình

    Nhờ đó, các hoạt động riêng tư của gia đình luôn được đảm bảo an toàn và dễ chịu

    Ngoài ra, thiết kế khoảng sân trung tâm ở giữa với bên trên là khoảng thông tầng kết hợp với lan can bằng kính trong suốt…

    … không chỉ giúp liên kết các không gian mà còn giúp không khí và ánh sáng lưu thông tự do và dễ dàng

    Một điểm đặc biệt khác không thể không nhắc đến trong thiết của The House in 1970 là cách ngôi nhà sử dụng những vật liệu tưởng chừng như đơn giản nhất, thô mộc nhất để tạo nên vẻ đẹp tinh tế, hấp dẫn của mình. Các vật liệu này là bê tông, là gạch tro bay thô, là gạch terrazzo, là gỗ tự nhiên kết hợp với các loại cây xanh khác nhau. Tất cả đều được giữ lại những màu sắc nguyên bản, đặc trưng nhất của mình và được các nhóm KTS khéo léo sắp xếp, phối hợp với nhau tạo nên những họa tiết đặc sắc, bắt mắt ngay trên sàn, trên tường và cả trên trần của công trình.

    Ở The House in 1970, các vật liệu được phô bày chính những vẻ đẹp tiềm ẩn của bản thân

    Thiết kế trần với các dầm bê tông nổi đan chéo với nhau tạo thành các họa tiết hình tam giác đều nhau, mang tới vẻ đẹp mới lạ, hút mắt cho không gian

    Khi lên đèn, thiết kế trần này càng trở nên độc đáo, hấp dẫn ánh nhìn của bất cứ ai từng ghé thăm

    Tương tự trần nhà, sàn nhà cũng được lát bởi các viên gạch hình tam giác, nhờ đó, công trình có sự thống nhất và đồng bộ trong các không gian

    Cây xanh mang tới sức sống và không khí trong lành cho The House in 1970

    Các thiết bị nội thất hay đồ trang trí đều được gia chủ lựa chọn cẩn thận theo tiêu chí bền, đẹp và tiện dụng

    The House in 1970 luôn mang tới cho mỗi thành viên trong gia đình cảm giác dễ chịu, thân thiết mỗi khi trở về nhà

    Bản vẽ mặt bằng tầng 1 công trình

    Bản vẽ mặt bằng tầng 2 công trình

    Bản vẽ mặt bằng tầng 3 công trình

    Bản vẽ mặt cắt công trình

    Sự riêng tư cần thiết luôn được đảm bảo và tôn trọng giữa các hộ gia đình, các thành viên trong nhà với nhau và với môi trường bên ngoài. The House in 1970 mang đến không gian nghỉ ngơi ấm áp, ấn tượng ngay trên nền tảng những vật liệu thô mộc, gần gũi nhât.

    Một số hình ảnh khác của công trình:

    Thông tin công trình:

    Tên công trình: The House in 1970

    Địa điểm: New Delhi, Ấn Độ

    Diện tích: 550m2

    Thiết kế: Architects Collaborative

    Ảnh: Vibhor Yadav

    Bài viết: Ngọc Mai

    Xem thêm:

    1. 1. Nhà phố 1 tầng 1 lửng của gia đình 5 thành viên, ngưỡng mộ nhất là khoảng sân sau để “chill” mỗi ngày
    2. 2. Ứng dụng của lưới sắt: giải pháp thông gió và lấy sáng hiệu quả, đơn giản với chi phí hợp lý
    3. 3. Thay đổi thiết kế để gia đình 3 thế hệ cùng nhau sinh sống nghĩa tình, gần gũi
    4. 4. Không gian sống yên bình, nơi gia chủ tận hưởng không khí trong lành của Đà Lạt mộng mơ
    5. 5. Giữa lòng đô thị sầm uất, hiện đại, ngôi nhà 800m2 mang đến cảm giác nhiệt đới yên bình nhờ thiết kế mộc mạc, ngập tràn sắc xanh

    Bình luận

    Cao Tuyết Minh

    thích mê

    3 years agoTrả lờiChỉnh sửaXóa0

    Hãy đăng nhập để bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0