Nhiều nhà tập thể cũ vẫn còn tồn tại và được sử dụng phổ biến cho đến hiện nay, thế nhưng đã xuống cấp và hư hại khá nhiều. Do không có không gian riêng biệt nên khi muốn sửa chữa sẽ nảy sinh nhiều vấn đề rắc rối, liên quan đến kết cấu chung, cũng như tác động đến những căn nhà lân cận. Sau đây sẽ là những vấn đề Happynest sẽ giúp hộ gia đình giải quyết trước khi tiến hành việc sửa chữa nhà tập thể cũ.
Những khu tập thể cũ lâu đời bậc nhất ở Hà Nội như Thành Công, Thủy Lợi, Khương Thượng, Nguyễn Công Trứ, Văn Chương,... đã có xu hướng xuống cấp nghiêm trọng trong những năm nay.
1. Tại sao cần thiết phải cải tạo nhà tập thể cũ?
Những người sống trong những nhà tập thể cũ thường cảm giác ngột ngạt, bí bách vì không gian nhà tập thể chật hẹp, tù túng, thiếu sức sống, thiếu diện tích đi lại. Không những thế họ còn thường nơm nớp lo lắng, sợ hãi bởi những căn nhà xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì thế, các hộ gia đình luôn muốn cải tạo nhà tập thể cũ để nâng cấp chất lượng, mở rộng diện tích hoặc điều chỉnh cơ cấu diện tích của nhà.
Nhưng các cấp chính quyền cũng chưa đưa ra chỉ thị, hướng giải quyết cải tạo nhà tập thể cũ. Các cư dân ở đây không thể chờ đợi nên phương án đưa ra chính là mỗi hộ gia đình tự lên kế hoạch cải tạo, biến nhà tập thể cũ thành nơi ở đẹp đẽ, đáng mơ ước.
Họ lại không muốn thay đổi chỗ ở vì nơi làm việc, cơ quan, trường học của con ở ngay gần, và cũng quá quen với việc sống ở khu vực này.
Các bước cần thiết khi cải tạo nhà tập thể cũ
A. Làm thủ tục xin phép cải tạo nhà tập thể cũ
Mỗi nhà tập thể, chung cư sẽ có những ban quản lý, chủ đầu tư riêng nên không thể tự ý sửa chữa theo ý mình được. Trước tiên, gia chủ cần phải nộp hồ sơ có tên “Thỏa thuận phương án sửa chữa cải tạo căn hộ” nộp cho chủ đầu tư, và nên nhớ chỉ được tiến hành thi công sửa chữa sau khi đã được chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản. Các hộ gia đình cũng nên chú ý nội dung các điều khoản nếu không được chấp thuận thì chủ đầu tư, ban quản lý khu tập thể, chung cư sẽ trả lời trong văn bản này.
Việc đầu tiên cần phải làm khi muốn cải tạo nhà tập thể cũ là phải xin phép chủ đầu tư cũng như cán bộ tại phường, quận để thi công, thiết kế nhà cho hộ gia đình đó.
B. Thủ tục xin cấp phép xây dựng cải tạo nhà tập thể cũ
Khi tiến hành sửa chữa, ngoài việc xin phép ban quản lý, chủ đầu tư thì hộ gia đình cũng cần phải có được sự cho phép của cơ quan chính quyền địa phương. Do đó hãy đến các trụ sở cơ quan hành chính của nhà nước đề thực hiện việc nộp và hoàn chỉnh hồ sơ xin phép xây dựng sửa chữa theo đúng quy định của pháp luật. Những địa điểm cần đến như: Phòng quản lý đô thị thành phố, Phòng kinh tế và hạ tầng tại các huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện…
Về số lượng hồ sơ thì cần phải chuẩn bị:
Những hồ sơ cần phải chuẩn bị
- 01 bộ bao gồm: Đơn xin phép cải tạo nhà tập thể cũ; Bản cam kết tập kết thu gom, vận chuyển chất thải xây dựng; Bản sao giấy tờ về Quyền sử dụng đất (Sổ Đỏ), Ảnh chụp mặt đứng hiện trạng căn nhà…
- 04 bộ bản vẽ thiết kế
C. Các vấn đề khác trong khâu cải tạo nhà tập thể cũ
Gia đình nên phối hợp với nhà thầu thi công để theo dõi và quản lý đội ngũ công nhân để tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc cũng như gây ra những thiệt hại về tài sản của chủ đầu tư. Trong suốt quá trình cải tạo nhà tập thể cũ, hộ gia đình cần phải chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Đồng thời đảm bảo an ninh trật tự, dừng đậu xe, vệ sinh môi trường và cảnh quan trong khu nhà ở tập thể, chung cư. Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên quan tâm đến những lưu ý khi cải tạo nhà tập thể cũ để đảm bảo công trình được an toàn và thuận tiện nhất.
Khi cải tạo nhà tập thể cũ cần phải có thời gian tìm và lựa chọn các chủ đầu tư, xây dựng đủ năng lực cho các công tác như tư vấn thiết kế, xây dựng, bảo hiểm công trình…
2. Lưu ý khi cải tạo nhà tập thể cũ
- Đừng bao giờ cải tạo nhà tập thể cũ mà không có thiết kế
Một nhà thiết kế có thể là các KTS, nhà trang trí thiết kế nội thất, hay đôi khi các nhà thầu nhiều năm kinh nghiệm cũng có thể giúp gia chủ vạch ra những thiết kế tốt. Dù gì đi nữa, cũng đừng bao giờ bắt đầu sửa chữa nhà tập thể cũ mà không làm thiết kế một cách chi tiết trước.
- Đừng trì hoãn quyết định cải tạo nhà tập thể cũ
Nếu gia chủ đang có ý định sửa chữa lại ngôi nhà của mình để có được không gian sống tốt hơn, thì điều tốt nhất đó là hãy lên kế hoạch chuẩn bị ngay và đừng trì hoãn. Việc cần làm là chọn một công ty kiến trúc, đội ngũ thiết kế có kinh nghiệm để họ tư vấn về các công đoạn cần thiết trong việc cải tạo, sửa chữa nhà tập thể cũ để công việc được trôi chảy.
- Đừng thay đổi ý tưởng sửa chữa, cải tạo nhà tập thể cũ quá nhiều
Bạn cũng nên biết rằng: mỗi khi có một thay đổi dù là nhỏ, cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi đến các vấn đề khác, theo hiệu ứng dây chuyền. Và thêm vào đó, thì gia chủ nên suy nghĩ đến những đổi thay này thường làm tăng lên chi phí, thời gian thi công, tiến độ công trình xây dựng.
Trong quá trình lên ý tưởng, gia chủ sẽ muốn thay đổi nhiều kết cấu căn tập thể cũ của gia đình mình nhưng đó là điều không nên.
- Đừng tự đi mua vật liệu
Dù rằng việc tự đi mua vật liệu có vẻ sẽ giúp tiết kiệm được chi phí khi cải tạo vì một nhà thầu có thể tính giá thành vật liệu cao hơn. Thế nhưng đó chỉ là bề nổi, bởi sự thật thì các nhà thầu, công ty xây dựng có thể nhận được những mức giá tốt hơn so với giá thực.
Khi gia chủ tự đi mua nhưng có thể vẫn sẽ phải trả cùng 1 mức giá so với việc các công ty kiến trúc thi công đi mua, mà lại gây mất công sức và thời gian.
- Hãy nghe lời khuyên của các KTS
Trong quá trình sửa chữa, cải tạo nhà tập thể cũ, có thể các nhà thầu, KTS sẽ khuyên 1 số hạng mục hoặc đồ nội thất nên bỏ đi. Mặc dù sự thật là sửa chữa những đồ nội thất cũ, sử dụng lại có thể tiết kiệm hơn, những về lâu về dài vẫn phải mua đồ mới sớm thôi. Bởi vậy, hộ gia đình nên nghe theo lời khuyên của các KTS.
- Đừng cải tạo nhà tập thể cũ nếu chưa có một quỹ dự phòng
Điều gia chủ cần phải hiểu rằng khi có ý định sửa chữa, cải tạo nhà tập thể cũ, thì sẽ tiêu pha hơn số mức hạn định, chi phí, ngân sách rất nhiều như phòng ăn có thể dẫn đến sự gia tăng chi phí về nội thất với bàn ăn, bồn rửa… Tuy nhiên, trong quá trình thi công còn rất nhiều thứ phát sinh mà không thể lường hết được.
Nếu hộ gia đình đã quyết định sửa chữa, cải tạo nhà, hãy lập 1 quỹ dự phòng ngoài ngân sách.
- Đừng thay đổi các thiết kế của KTS
Khi gia chủ tự quyết định bỏ các chi tiết trong bản thiết kế mà cảm thấy không ưng, thì lúc đó có thể sẽ không thấy được đầy đủ hệ quả của nó. Nhưng khi sự việc xảy ra gia chủ mới biết mình đã sai lầm. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của KTS trước khi quyết định có nên bỏ chi tiết nào hay không.
3. Những điều cần kiêng kỵ khi cải tạo nhà tập thể cũ theo phong thủy
- Cải tạo nhà tập thể cũ không nên đặt bếp đối diện với cửa
Người xưa quan niệm rằng, mở cửa mà nhìn ngay thấy bếp thì tiền tài sẽ bị thiêu rụi, tiêu tan, hao hụt. Vì thế bếp đun không nên được đặt đối diện với cửa nhà, cửa ra ban công, cửa phòng bếp hay cửa phòng ngủ… vì như thế sẽ phạm vào điều cấm kỵ trong phong thủy.
Đặt bếp đối diện với cửa sẽ khiến gia đình mất đi những may mắn, nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
- Không để nhà vệ sinh ở trung tâm nhà
Trung tâm của ngôi nhà cũng giống như trái tim của con người, vô cùng quan trọng. Trong khi phòng vệ sinh lại là nơi không tốt, nếu nó được đặt giữa nhà thì sẽ khiến các gian phòng khác bị nhiễm khí bẩn.
Gia chủ cần lưu ý rằng phải đặt lệch vị trí nhà vệ sinh tránh các vị trí trung tâm nhất là khi cải tạo nhà tập thể cũ.
- Không nên để cửa sau đối diện cửa trước
Gia chủ cũng nên tránh để cửa hậu và cửa chính, cửa sổ ở cuối nhà nằm trên cùng một đường thẳng. Vì theo phong thủy, điều này sẽ ảnh hưởng đến tài lộc, khó tích trữ được tiền bạc. Để khắc phục điều này, thì có thể đặt một tấm bình phong chắn giữa cửa chính và cửa hậu. Ngoài ra, một chậu cây cảnh, bể cá nhỏ cạnh cửa chính cũng là một phương pháp hiệu quả.
- Không nên đặt gương, kính tùy tiện trong nhà
Nhiều gia đình thường sử dụng gương để tạo cảm giác không gian rộng hơn cho ngôi nhà. Nhưng cũng cần chú ý đến phong thuỷ, đặc biệt là đối với khu vực giường ngủ, thì không nên sử dụng gương kính chiếu thẳng vào. Nếu để như vậy sẽ khiến người nằm có cảm giác lo âu, thấp thỏm. Và tuyệt đối không nên để gương đối diện cửa ra vào.
Đây là một cách trang trí độc đáo, sáng tạo, tuy nhiên khi bày gương thì gia chủ cần chú ý đến phong thủy.
- Không đặt giường ngủ thẳng cửa
Nếu phòng ngủ của gia đình quá nhỏ và chỉ có một cách để kê chiếc giường ngủ, nhưng thật không may vị trí này lại nằm thẳng cửa ra vào. Trong quan niệm phong thủy, người ta gọi đây là “vị trí quan tài”. Vì vậy, gia chủ cần chú ý từ cách bố trí sắp xếp nội thất hợp lý, cần thiết cho gia đình.
Việc sắp xếp giường ngủ cũng rất quan trọng, gia chủ nên cân nhắc trong cách bài trí.
Việc sửa chữa, cải tạo nhà tập thể cũ đôi khi còn khó khăn, phức tạp hơn cả việc xây mới. Từ thủ tục pháp lý, chọn nhà thầu thi công đến vấn đề phong thủy. Nên Happynest hi vọng rằng với những thông tin trên đây, các hộ gia đình đã có được sự chuẩn bị tốt nhất cho việc cải tạo nhà tập thể cũ. Chúc gia đình có được một tổ ấm hạnh phúc!
Bài viết: Khang Hii