Bàn bếp chữ L luôn là một trong những sự lựa chọn thích hợp cho nhiều mẫu phòng bếp khác nhau bởi sự tiện lợi, gọn gàng và đa chức năng. Có rất nhiều ý tưởng cải tạo phòng bếp với bàn bếp chữ L. Bạn hãy tham khảo những gợi ý dưới đây nhé!
Bàn bếp chữ L là sự lựa chọn cho nhiều gia đình.
Thiết kế đơn giản, tối đa hoá diện tích lưu trữ, bàn bếp chữ L là sự lựa chọn cho nhiều gia đình, đặc biệt những gia đình có không gian bếp nhỏ. Bởi những chiếc bàn, kệ gỗ thiết kế theo chiều dọc sẽ khiến phòng bếp trông thoáng hơn. Bên cạnh đó, thiết kế này cũng giúp giảm thiểu tối đa khoảng cách phải di chuyển từ khu vực sơ chế (thông thường là bàn ăn) đến khu nấu ăn.
Để thuận tiện nhất cho việc khi di chuyển nấu ăn, bạn nên chọn thiết kế bàn bếp.
Chưa kể, mặt bếp và phần tủ kệ thường được chia thành nhiều khu vực với các chức năng khác nhau phù hợp cho công việc nấu nướng.
1. Căn bếp thiên nhiên
Thiết kế căn bếp chủ yếu sử dụng màu nâu của gỗ
Tận dụng phần gầm cầu thang để trở thành một căn bếp là ý tưởng không tồi. Bàn bếp chữ L với những ngăn tủ gỗ phía dưới tạo thêm rất nhiều không gian lưu trữ giúp phần mặt bếp gọn gàng hơn. Thay vì sử dụng hệ thống tủ treo cồng kềnh, căn bếp này chỉ sử dụng giá để đồ đơn giản bằng những thanh gỗ dài để tăng không gian lưu trữ.
2. Căn bếp phong cách Loft
Màu sắc trung tính, đường nét sắc cạnh đậm phong cách Loft
Ở căn bếp này, phần đảo của bàn bếp và một phần tủ bếp được khéo léo thiết kế thành một quầy bar mini xinh xắn. Khá phù hợp cho những cô nàng hoặc anh chàng độc thân!
3. Căn bếp ấm áp
Màu nâu trầm ấm cùng ánh sáng vàng ấm áp từ đèn chùm là điều đặc biệt của căn bếp này.
Phần kệ treo của bàn bếp chữ L ở căn bếp này khá lớn, những ô cửa hầu như được lắp kính giúp căn bếp không bị nặng nề do có quá nhiều kệ treo. Phần tủ bên cạnh cũng sử dụng màu tương tự với trần nhà khiến căn phòng trở thành một khối thống nhất, hòa hợp và rất ấm cúng.
4. Căn bếp siêu nhỏ
Kích thước bàn bếp chữ L rất linh hoạt để ứng dụng trong trường hợp này.
Bàn bếp chỉ đúng một khu nấu rửa và phần cạnh chữ L còn lại trở thành khu vực sơ chế kiêm bàn ăn. Đây đúng là ý tưởng tuyệt vời cho những căn nhà rất nhỏ.
5. Căn bếp “cửa hàng ăn”
Căn bếp được thiết kế như một cửa hàng nhỏ với dãy bàn ăn bên ngoài.
Đây là ý tưởng khá thú vị trong điều kiện không gian nhà bạn đủ rộng để phần vách ngăn của căn bếp không khiến căn nhà trong nhỏ hơn. Bên cạnh đó, thiết kế này còn giúp mùi đồ ăn không phát tán khắp nhà nếu chẳng may máy hút mùi hỏng.
6. Căn bếp Scandinavian
Màu trắng đặc trưng của phong cách Scandinavian.
Kích thước bàn bếp hình chữ L và hình dạng của nó được cách tân phù hợp với không gian ngôi nhà và đảm bảo sự tối giản nhiều nhất có thể.
7. Căn bếp sang trọng
Màu đen sang trọng của căn bếp nhưng vẫn xen kẽ tông cam hiện đại.
Với không gian rộng, không bó hẹp, căn bếp này sử dụng kích thước bàn bếp hình chữ L dạng kép với một phần bàn bếp trở thành khu vực sơ chế đồ ăn hoặc quầy bar nhỏ khi có khách đến nhà.
8. Căn bếp cho gia đình
Căn bếp dành cho gia đình tươi sáng và ấm áp.
Một ưu điểm của bàn bếp chữ L là có thể kê thêm một chiếc bàn vào khu vực bếp. Và ưu điểm này đã được ứng dụng triệt để trong căn bếp này. Một chiếc bàn ăn nhiều chỗ để cả nhà có thể quây quần ăn những món ăn thật thơm ngon cùng nhau.
9. Căn bếp mang màu biển khơi
Bàn bếp hình chữ L với màu xanh mát mẻ của biển
Tạo một không gian mở hài hoà giữa bếp và phòng khách tưởng khó mà không hề khó với căn phòng này, khi chiếc bàn nước và bàn ăn là một. Và bàn bếp chỉ như một chiếc kệ đẹp xinh nơi phòng khách “rộng lớn”.
10. Căn bếp với đảo bếp
Kích thước bàn bếp chữ L lớn, không gian phòng bếp rộng và đảo bếp chính là sự xuất hiện hợp lý cho căn bếp này. Đảo bếp giúp các không gian trong bếp được kết nối và việc nấu ăn sẽ trở nên thuận tiện hơn.
Đảo bếp giúp kết nối các không gian và phù hợp với những căn bếp lớn.
Với những gợi ý trên về thiết kế và kích thước bàn bếp hình chữ L, hy vọng bạn đã có những ý tưởng cải tạo bếp thật ưng ý! Chúc bạn thành công!
Bài viết: Nga An