Giấy phép xây dựng không chỉ cần cho các bất động sản, mà còn cần cho các công trình khác ví dụ như thi công đường dây điện, đường ống vệ sinh, thoát nước, v.v. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm nhé!
Nếu bạn là chủ của một căn hộ (ngôi nhà) hoặc bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, thì chắc hẳn bạn đã nghe qua thuật ngữ “Giấy phép xây dựng”. Để dễ hiểu hơn, giấy phép xây dựng là 1 loại giấy phép được cấp bởi chính quyền địa phương để bạn được quyền tiến hành xây dựng căn hộ một cách hợp pháp
Giấy phép xây dựng rất quan trọng
Mục đích của việc cần xin giấy phép xây dựng là để đảm bảo rằng kế hoạch xây dựng của bạn đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đề ra từ phía chính quyền địa phương về các mục đích như sử dụng đất, phân tầng, và xây dựng. Các yêu cầu này nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn cho công trình tại thời điểm hiện tại, cũng như trong tương lai.
1. Khi nào bạn cần lấy Giấy phép xây dựng?
Thực tế, những việc như trang trí hay sơn sửa lại nhà cửa không hẳn cần đến giấy phép xây dựng. Chỉ khi nào bạn tiến hành những dự án lớn liên quan đến việc thay đổi hẳn cấu trúc của 1 tòa (căn) nhà hoặc thay đổi lại hệ thống bên trong tòa (căn) nhà thì lúc ấy việc xin Giấy phép xây dựng mới thực sự cần thiết.
Hãy luôn nhớ xin Giấy phép xây dựng trước khi tiến hành thi công
Nếu bạn tự đi xin giấy phép xây dựng thì công đoạn có thể khó khăn hơn đôi chút so với việc thuê một nhà thầu (công ty thứ 3) để làm việc này. Việc thuê nhà thầu có thể tiêu tốn của bạn một ít kinh phí nhưng lại tiết kiệm được thời gian và công sức bỏ ra. Ngoài ra trong một số trường hợp đối với các công trình lớn hoặc liên quan đến cấu trúc đường ống khí thải (hoặc gas), chính quyền địa phương cũng chỉ sẽ cấp phép cho các nhà thầu chuyên nghiệp thay vì cá nhân vì lý do an toàn.
2. Quy trình xin Giấy phép xây dựng được tiến hành ra sao?
Nếu bạn muốn tự mình đi xin giấy phép xây dựng thì dưới đây là một vài điều mà bạn nên lưu ý:
- Trước tiên, bạn sẽ cần phải liên hệ ban quản lý tòa nhà tại địa phương của bạn, trình bày với họ về kế hoạch của mình. Nếu được họ chấp thuận, thì tiếp đó bạn sẽ cần phải điền vào một đơn yêu cầu, được cấp bởi ban quản lý.
Luôn cần sự chấp thuận từ phía ban quản lý
- Trong khi bạn điền đơn xin Giấy phép xây dựng, hãy nhớ điền thật chi tiết hết mức có thể, và đính kèm chung các kế hoạch, bản vẽ, danh sách nguyên-vật liệu và các thứ liên quan khác cùng với đơn của bạn. Khi đã hoàn tất, hãy nộp đơn và tất cả các tài liệu liên quan lại cho ban quản lý, và chờ sự chấp thuận từ phía họ. Quy trình này nhanh hay lâu sẽ tùy thuộc vào độ lớn của dự án mà bạn muốn làm. Một vài dự án lớn có thể cần sự chấp thuận từ nhiều phía liên quan của ban quản lý.
- Cuối cùng sau khi đã có được giấy phép xây dựng sẽ là lúc bạn được phép tiến hành kế hoạch của mình. Hãy luôn nhớ giữ giấy phép xây dựng mỗi khi bạn thi công, phòng trường hợp chính quyền địa phương có thể tiến hành kiểm tra bất chợt. Nếu kỹ hơn, bạn có thể photo ra làm nhiều bản, và dán trước nơi công trình bạn đang thi công.
Khi đã có được giấy phép xây dựng, bạn sẽ được phép thi công
3. Tôi có thể bỏ qua bước xin Giấy phép xây dựng hay không?
Thật không may, ở đây câu trả lời là Không. Sau đây là một vài lý do:
- Nếu bạn xây sửa nhà (căn hộ) mà bạn đang sinh sống, nhưng không thông báo cho ban quản lý tại địa phương đó biết, thì khi bạn có nhu cầu bán lại cho người khác, có thể bên phía công ty thẩm định của người mua sẽ phát hiện ra, và sẽ tiến hành ngăn khách hàng của họ mua lại nhà (căn hộ) của bạn.
- Trong một vài trường hợp hi hữu không may có thể xảy ra như động đất, hỏa hoạn, hư hỏng đường ống thoát nước, v.v. Nếu ban quản lý phát hiện ra nhà của bạn đã được sửa đổi khác đi so với cấu trúc ban đầu trên bản vẽ nhưng trước đó lại không có giấy phép xây dựng, có thể bạn sẽ bị từ chối khi yêu cầu được bồi thường do các tai nạn như trên.
Không nên bỏ qua quy trình xin giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là một yêu cầu bắt buộc khi bạn có nhu cầu thi công căn hộ (nhà) của mình. Nếu không có giấy phép xây dựng, bạn có thể sẽ gặp rắc rối với chính quyền địa phương, cũng như độ an toàn của công trình khi tiến hành thi công sẽ không được đảm bảo.