Rumah Gerbong và quá trình tiến hóa trở thành căn hộ đa chức năng

    Cập nhật ngày 21/06/2018, lúc 04:033.986 lượt xem

    Mọi thứ đều phải trải qua quá trình tiến hóa. Nhà ở cũng không ngoại lệ. Rumah Gerbong ban đầu chỉ là một căn hộ sống bình thường của một đôi vợ chồng mới cưới. Nhưng sau đó, căn hộ đã “tiến hóa”, dần dần biến thành một không gian đa chức năng. Đặc biệt hơn, sự biến đổi đó không làm ảnh hưởng đến bất kỳ ngôi nhà nào ở xung quanh. 

     

    Rumah Gerbong – là một ngôi nhà đặc biệt bởi “nó có thể tiến hóa”

    “Nhà tiến hóa” - khái niệm mới trong lĩnh vực nhà ở

    Hiện nay, nhu cầu cư trú tại các thành phố lớn ở Indonesia ngày một tăng mạnh bởi quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Lúc này, chính phủ và các nhà phát triển nhà ở đã cung ứng ra một hệ thống nhà đất mới - những ngôi nhà “tiến hóa” nằm trên đất chia lô. Chúng là những ngôi nhà phát triển trong nhiều giai đoạn khác nhau nhưng không xác định thời gian mà tùy thuộc vào điều kiện xã hội, kinh tế và môi trường. Hình thức nhà này vừa giải quyết nhu cầu cư trú cơ bản, vừa mang đến một hơi thở mới, luồng không khí trong lành cho các gia đình đang sinh sống tại đô thị.

     

    Mỗi một ngôi nhà được xây dựng và nằm ngay ngắn trên một mảnh đất nhỏ, được chia theo lô

     

    Ở những lô đất này, gia chủ có thể thoải mái nâng cấp ngôi nhà mà không làm ảnh hưởng đến những nhà bên cạnh

    Rumah Gerbong là một trong những ví dụ tiêu biểu cho hình thức nhà tiến hóa. Rumah Gerbong trải qua nhiều giai đoạn nâng cấp khác nhau. Và chủ yếu xoay quanh 2 yếu tố chính. Yếu tố thứ nhất là sự cải tiến về hình thức, chức năng và thẩm mỹ. Yếu tố thứ 2 là sự tiến bộ về xã hội, kinh tế và môi trường. 

     

    Rumah Gerbong là một hình mẫu tiêu biểu cho hình thức “nhà tiến hóa”

    Câu chuyện tiến hóa của Rumah Gerbong 

    Rumah Gerbong được khởi công xây dựng từ năm 2000 trên một mảnh đất ban đầu có diện tích 90 m2 và diện tích xây dựng là 36 m2 đặt tại Bintaro – một khu vực phát triển tại Indonesia. Ban đầu, căn nhà được sử dụng với mục đích để an cư. Tuy nhiên, không gian chức năng lại không đủ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của gia chủ. Và vậy là, quá tình “tiến hóa”, nâng cấp của Rumah Gerbong bắt đầu. 

     

    Quá trình nâng cấp, tiến hóa của Rumah Gerbong trải qua 3 giai đoạn

    Quá trình tiến hóa của Rumah Gerbong trải qua 3 giai đoạn. Từ một ngôi nhà chỉ phục vụ mục đích sống đơn thuần và sau đó, bổ sung thêm văn phòng làm việc và không gian tương tác xã hội. 

    Lần tiến hóa đầu tiên diễn ra vào năm 2003. Khi mà, đôi vợ chồng có thêm 1 thành viên mới và người chồng muốn mở rộng công ty riêng tại nhà - Studio SA_e. Lúc này, họ nâng cấp Rumah Gerbong lên thành căn hộ 2 tầng, nới rộng khoảng sàn trong nhà. Khu vực phía trước dành cho văn phòng Studio SA_e còn phía sau và tầng trên thì là khu vực riêng tư dành cho các thành viên trong gia đình. Đến năm 2006, đôi vợ chồng đã mua thêm một ngôi nhà hàng xóm ở ngay phía sau Rumah Gerbong. Quá trình tiến hóa thứ 2 bắt đầu diễn ra - hợp nhất 2 ngôi nhà. 

     

    Rumah Gerbong được mở rộng sau khi gia chủ mua được nhà ở bên cạnh. Lúc này, Rumah Gerbong sở hữu 2 mặt tiền

     

    Sự mở rộng theo chiều dài của Rumah Gerbong so với những nhà bên cạnh nhìn từ trên cao xuống

    Những người có chuyên môn đánh giá sự phát triển của Rumah Gerbong là một quá trình tiến hóa phi vật chất. Công trình này cũng đã được đề cử giải thưởng IAI Jakarta – một giải thưởng được các kiến trúc sư và hội đồng địa phương Jakarta tổ chức. Đến năm 2016, sự tiến hóa của Rumah Gerbong lại tiếp tục tái khởi động. Do nhu cầu phát sinh của các thành viên trong nhà. Người chồng, chủ sở hữu Rumah Gerbong muốn di chuyển và bổ sung thêm văn phòng cho Studio SA_e. Trong khi đó, người vợ muốn một doanh nghiệp tại nhà. Những đứa trẻ thì muốn có không gian gần gũi hơn giữa các thành viên trong gia đình. 

     

    Rumah Gerbong sau khi hoàn thiện, nhìn từ trên cao xuống

     

    Công trình này đã được đề cử giải thưởng IAI Jakarta

    Để giúp sự tiến hóa lần thứ 3 này của Rumah Gerbong chính xác và hoàn hảo hơn, các KTS đã phải tiến hành khảo sát và nghiên cứu rất cẩn thận. Họ nghiên cứu hình dáng, chức năng và cả ngân sách xây dựng Rumah Gerbong. 

     

    Đến năm 2016, quá trình “tiến hóa” Rumah Gerbong tiếp tục tái khởi động và bước ngoặt chính là thời điểm cuối năm 2017

    Giải pháp đầu tiên, họ đã lựa chọn chiến lược Pilotis – thiết kế nhà ở 3 tầng để cải thiện ngôi nhà, thêm không gian chức năng mà không phá hủy ngôi nhà hiện có. Pilotis thường áp dụng cho những công trình quy mô lớn và cấu trúc bổ sung đơn giản. 

    Thứ hai, cấu trúc của Rumah Gerbong sẽ được phân chia thành 3 phần. Đó chính là khu vực sinh hoạt (dành cho cư trú), khu vực làm việc (văn phòng và cửa hàng) và khu vực xã hội (tầng trệt và tầng mái). Khu vực làm việc và cửa hàng nằm ở 2 mặt tiền, đối diện với đường phố. 

    Thứ ba, Rumah Gerbong sẽ có một khu vực trống dành riêng cho các yếu tố tự nhiên như gió, ánh sáng, không gian cây xanh và sự tương tác giữa các thành viên. Khu vực trống này giúp tối đa hóa diện tích sử dụng và giảm thiểu sự phân chia giữa các khu vực.  

     

    Một trong những mặt tiền của Rumah Gerbong

     Rumah Gerbong được phân chia thành 3 khu vực cụ thể

    Đến cuối năm 2017, Rumah Gerbong dần hoàn thiện. Lúc này, khu vực sống và làm việc nằm ở 2 đầu của ngôi nhà, có mặt tiền hướng trực tiếp ra ngoài đường. Ở giữa, tiếp nối 2 khu vực sống – làm việc chính là khu vực xã hội/tương tác. Đây chính là chiến lược phá vỡ mật độ, sự tương phản giữa các khu vực chức năng của các KTS. Một không gian trống dành cho sự tương tác giữa các thành viên đã tạo nên một hình mẫu đặc biệt, với sự đồng bộ chức năng mạnh mẽ. Các KTS đã đặt tên cho chiến lược này là krowakisme (krowak: sự khoan lỗ, phần rỗng)

     

    Khoảng không gian thoáng đãng, tạo cảm giác ấn tượng ngay từ khi bước vào trong Rumah Gerbong 

     

    Khu vực nhà bếp chung pha trộn phong cách hiện đại, tối giản với những nét cổ điển truyền thống của Indonesia

     

    Ngay cạnh căn bếp là một khu vườn xanh nhỏ

     

    Nơi đây đóng vai trò làm khoảng đệm, chuyển tiếp giữa các khu vực chức năng trong nhà 

     

    Phòng ngủ tối giản được bố trí ở trên tầng, đảm bảo sự yên tĩnh, riêng tư cần có

     

    Thư viện nhỏ được bố trí ngay trong phòng ngủ

     

    Khu vực phòng khách của gia đình cũng được bố trí ở trên tầng

    Khu vực sống bao gồm có 1 phòng ngủ chính, 1 phòng ngủ, phòng khách, phòng tắm, phòng đọc, phòng cầu nguyện và phòng dịch vụ. Khu vực làm việc bao gồm không gian làm việc và một thư viện nhỏ tại nhà. Giữa khu vực sống và khu vực làm việc là khu vực xã hội/tương tác bao gồm có giảng đường có bậc, khu nhà bếp chung, phòng khách và sân thượng xanh. 

     

    Không gian làm việc ở phía sau nhà của Studio SA_e

     

    Không gian làm việc ở trên tầng 2 

     

    Ở đây tràn ngập ánh sáng tự nhiên cùng những mảng xanh ở bên ngoài

     

    Không gian làm việc ở bên trên, có chỗ thư giãn vô cùng đặc biệt

     

    Lối dẫn vào khu vực làm việc của người vợ

    Quá trình tiến hóa của Rumah Gerbong thực sự rất thú vị. Chúng ta có thể thấy Rumah Gerbong phát triển dần dần về cả công năng và tính thẩm mỹ. Để rồi, cái mục tiêu hướng đến lớn nhất vẫn là sự đồng bộ giữa các khu vực chức năng, tăng khoảng tương tác giữa các thành viên sinh sống ở bên trong và phù hợp với ngân sách. Và dĩ nhiên, quá trình cải thiện, nâng cấp Rumah Gerbong không hề làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh mà hòa vào dòng chảy phát triển của cộng đồng. 

     

    Hành lang đi ra sân thượng “xanh” của Rumah Gerbong

     

    Đây là không gian tương tác giữa các thành viên 

     

    Cũng là khu vực thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng

    Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng nhà ở không hề cố định, chúng cũng biến chuyển, linh hoạt để phù hợp với môi trường sống. Quan trọng là chủ sở hữu của ngôi nhà đó có kế hoạch để giúp “ngôi nhà đó tiến hóa theo hướng tích cực” hay không mà thôi. 

    Thông tin công trình: 

    Kiến trúc sư: Studio SA_e

    Địa điểm: Pesanggrahan, Indonesia

    Kiến trúc sư chính: Ario Andito

    Nhà thầu: Jumeri và các đối tác 

    Diện tích khu đất: 180 m2 

    Tỉ lệ lô: 55%

    Diện tích cảnh quan: 73 m2 

    Diện tích nhà: 107.0 m2 

    Năm dự án 2018 

    Ảnh: Photographs Mario Wibowo & George Timothy, Mario Wibowo

    Nhà sản xuất: Toto, Niro granite, Dekkson

    Bài viết: Thu Hằng

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0