Lục lọi 7 nơi bẩn nhất trong nhà được cho là “ổ vi khuẩn” mà bạn thường bỏ quên khi dọn dẹp

    Cập nhật ngày 31/03/2018, lúc 07:401.147 lượt xem

    Không phải nhà vệ sinh hay thùng rác, có những góc trong nhà bạn ít khi chú ý nhưng lại là nơi sinh sống của lượng lớn vi khuẩn có hại đối với thành viên trong gia đình. 

    Do công việc bận rộn, nhiều gia đình chỉ có thể dành ra cuối tuần để dọn dẹp vệ sinh nhà cửa. Thế nhưng dù lau dọn kĩ càng tới đâu thì không gian sống vẫn tồn tại những mềm bệnh gây hại. Lí do là có những góc bạn đã vô tình bỏ quên mà không biết rằng nơi đấy mới là “ổ vi khuẩn” nguy hiểm nhất. Đừng bỏ qua 7 vị trí “đặc biệt” dưới đây và nhanh tay dọn dẹp để môi trường sống luôn trong lành bạn nhé.

    Công tắc đèn

    Đây là nơi chúng ta thường chạm tay vào dù là tay đang sạch hay bẩn thế nhưng ít khi chúng ta lại nghĩ tới phải lau chùi vị trí này. Đừng chủ quan dù đây chỉ là một điểm nhỏ vì ngoài bạn còn có những thành viên khác trong nhà, khách tới chơi và nhất là con bạn. Trẻ không ý thức được mình sẽ phải rửa tay sau đó đâu, và trong lúc ăn uống vui chơi, rất có thể vi khuẩn đã thâm nhập vào cơ thể trẻ.


    Hệ thống công tắc được bố trí khắp nhà, cần làm sạch bằng vải khô 1 lần/ngày để bảo đảm vệ sinh

    Thảm trong nhà

    Các gia đình thường hay dùng thảm để chùi chân nên cần chú ý đến tần suất hút bụi hay giặt thảm để đảm bảo vệ sinh. Khi sử dụng dép đi trong nhà, bạn cũng cần thường xuyên sạch cả dép nữa. Rất có thể bụi bẩn từ dép cũng được tích tụ và chuyển qua thảm, hoặc theo chân bạn đi khắp trong nhà mất rồi. Đặc biệt thảm vệ sinh trước cửa nhà tắm cần làm sạch thường xuyên vì hay bị ẩm, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.


    Hãy thay thảm ít nhất 1 lần/tuần bạn nhé. Nếu nhà có thú cưng thì nên thường xuyên hơn vì thú cưng thích nằm trên thảm

    Vòi hoa sen

    Dù thường xuyên tiếp xúc với nước nhưng hẳn rất ít người biết đây lại là nơi tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hại cho cơ thể mình. Vòi thông thường chỉ đóng vai trò dẫn nước để người dùng tiện sử dụng nhưng qua thời gian dài, những cặn bã, chất gỉ sét bám lại trong kẽ vòi mà mắt thường không nhìn thấy sẽ hòa cùng dòng nước, tiếp xúc trực tiếp với da bạn. Trung bình 1 lần/tháng, chúng ta pha hỗn hợp giấm – nước theo tỉ lệ 1:1 để ngâm và làm sạch vòi hiệu quả.


    Da rất nhạy cảm và cần chúng ta chăm sóc, bảo vệ

    Rèm cửa

    Lượng bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài ẩn nấp trong rèm nhiều hơn ta nghĩ. Kết hợp cùng lau khung cửa kính, thực hiện 1 lần/tháng việc làm sạch rèm cửa bạn nhé.


    Đặc biệt là rèm cửa cỡ lớn, vì kích thước cồng kềnh nên ít khi được giặt giũ mà chỉ được phủi bụi hoặc mở cửa để phơi nắng trực tiếp. Nhưng đó chưa phải đủ để vi khuẩn hoàn toàn bị tiêu diệt

    Đáy và mặt sau của tủ lạnh 

    Đáy và mặt sau của tủ thường là vị trí khuất nên đôi khi rác thải lọt vào, lại thêm tác động nhiệt, khi khuẩn rất dễ phát triển nhanh. Cần hút bụi đáy và mặt sau của tủ 1 lần/tuần và lau dọn tủ thường xuyên vì thực phẩm đông lạnh hay tươi bạn chứa cũng để lại lượng lớn vi khuẩn trong quá trình sử dụng tủ.


    Sử dụng máy hút bụi sẽ dễ dàng hơn là chỉ dùng khăn lau dọn đáy và mặt sau tủ lạnh

    Bồn rửa bát

    Vừa là nơi chúng ta rửa bát nhưng cũng đồng thời là nơi chúng ta chế biến thực thẩm tươi nên vi khuẩn dễ dàng chuyển từ nơi này sang nơi khác trong đồ dùng ăn uống của cả nhà. Thêm vào đó búi rửa bát hay miếng bọt biển các gia đình sử dụng dù được giặt thường xuyên nhưng luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, cũng là một mầm bệnh tai hại cần loại bỏ nhanh chóng. 


    Chúng ta nên lau dọn bồn rửa bát ngay sau khi sử dụng và thay búi rửa thường xuyên

    Ruột gối

    Chúng ta rất hay giặt và tay vỏ gối nhưng với ruột gối thì hầu như là không. Có thể bạn không biết, trong quá trình sử dụng, mồ hôi, bụi bẩn từ vỏ đã thâm nhập vào tận phần bông bên trong. Tích tụ lâu dần có khi tới hẳn 1 năm thì cũng thành mối nguy hại không nhỏ. Bạn nên lưu ý thay ruột rối 6 tháng/lần để giảm thiểu nguy cơ này để đảm bảo sức khỏe gia đình.


    Giường ngủ cần thường xuyên làm vệ sinh vì ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp của người dùng 

    Một quy tắc nho nhỏ là khi dọn dẹp chúng ta nên dọn từ trên cao xuống và từ góc khuất ra ngoài. Như thế sẽ không có góc nào bị chúng ta bỏ quên, trở thành mầm bệnh gây hại cho gia đình khi sử dụng nữa.

    Bài viết: Thu Thủy

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0