Kiến trúc vì sức khỏe: Cách tiếp cận thân thiện trong bối cảnh đô thị nhiệt đới

    Cập nhật ngày 23/07/2025, lúc 10:005.997 lượt xem

    Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và mật độ đô thị tăng cao tại các thành phố Việt Nam, kiến trúc không thể tiếp tục tồn tại như một ngành sáng tạo đơn thuần về hình thức. Thay vào đó, nó buộc phải trở thành một công cụ sinh thái – xã hội, có khả năng kiến tạo không gian sống vừa đẹp, vừa có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần con người.

    Ở vùng khí hậu nhiệt đới như TP.HCM hay miền Nam Việt Nam, “nhiệt” và “ẩm” không chỉ là điều kiện môi trường mà còn là thách thức thường trực đến chất lượng sống. Trong nhiều dự án gần đây, chúng tôi thử nghiệm các giải pháp kiến trúc truyền thống – như vật liệu tre, gạch thông gió, mái hiên sâu – kết hợp cùng bố trí không gian mở, sân trong và hệ thông gió chéo, nhằm tạo ra vi khí hậu phù hợp và giảm sự phụ thuộc vào điều hòa cơ học.

    Noah’s Nest, một công trình nhà ở tại Tiền Giang, là ví dụ điển hình cho hướng tiếp cận này của Archiro Vietnam. Thay vì làm kín nhà bằng kính và máy lạnh, chúng tôi thiết kế các khoảng thở và lớp vỏ tre đan, cho phép ngôi nhà hô hấp với môi trường xung quanh. Tỷ lệ bóng râm – thông gió – cây xanh được cân nhắc như một phần trong “phác đồ sức khỏe không gian” chứ không chỉ là quyết định thẩm mỹ.

    Trong khi đó, dự án Yacht Villa Saigon lại đặt ra bài toán tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên, giảm thiểu tác động môi trường và cải thiện cảnh quan đô thị. Việc tận dụng ánh sáng tự nhiên, thông gió đối lưu và mái lam che nắng kết hợp với cây xanh không chỉ giúp giảm chi phí vận hành, mà còn nâng cao chất lượng sống cho gia chủ, đặc biệt trong những tháng cao điểm nắng nóng.

    Câu chuyện kiến trúc không thể tách rời bối cảnh văn hóa và con người. House of Cholon, lấy cảm hứng từ tinh thần hội tụ đa sắc tộc của Chợ Lớn, sử dụng lại các viên gạch bông kiểu cũ, cửa lá xách, kết hợp cách tổ chức không gian bán mở, tự nhiên giống như cách những khu phố cổ từng tồn tại,  đã tạo nên một kiểu “cộng sinh xã hội” – nơi ký ức và sự đổi mới cùng tồn tại.

    Chúng tôi tin rằng: Kiến trúc không chỉ là vỏ bọc, mà sẽ là một phần của đời sống sinh học và tâm lý của con người. Một "Tổ ấm" thực sự không thể tồn tại nếu nó không mang trong mình những đặc điểm khí hậu, lịch sử, và nhịp sống của nơi nó đang tọa lạc. Và những người kiến trúc sư – nhà thiết kế - nghệ sĩ thực hành – sẽ cần lắng nghe nhiều hơn từ vùng đất, vật liệu, và giấc mơ của cộng đồng bản địa.

    Trần Lê Vũ Thành - Co.Founder Archiro Vietnam

    Bình luận

    Thanh Tran

    Cảm ơn Happynests

    1 day agoTrả lờiChỉnh sửaXóa0

    Hãy đăng nhập để bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 1
    • 0