Cải tạo nhà phố từ phòng khám bỏ hoang: Tối ưu ánh sáng nhờ giải pháp “khoét trần” độc đáo

    Cập nhật ngày 26/07/2025, lúc 10:004.414 lượt xem
    • Tên ngôi nhà
      OL6
    • Năm hoàn thành
      2023
    • Thiết kế
      Jan Lefevere

    Vốn là một phòng khám nha khoa cũ kỹ, bị bỏ hoang và che khuất ánh sáng bởi các công trình mới xung quanh, OL6 đã “hồi sinh” thành một ngôi nhà riêng tư và ấm cúng. Áp dụng các giải pháp kiến trúc táo bạo và mới mẻ, kết hợp tinh tế giữa vật liệu cũ - mới, KTS đã mang đến công trình cải tạo nhà tôn trọng quá khứ mà vẫn hòa nhịp với dòng chảy hiện đại nơi phố thị.

    “Hy sinh” không gian để ánh sáng xuyên sâu vào nhà

    Tòa nhà cũ từng là một phòng khám từ năm 1962, đã chìm trong bóng tối không chỉ bởi thời gian mà còn vì những công trình mới che lấp hết ánh sáng tự nhiên. Những người chủ cũ đã khóa cửa từ lâu, biến nơi đây thành nhà kho tạm bợ. Để cải tạo ngôi nhà, KTS không bắt đầu bằng việc phá bỏ, mà dựng nên một mô hình tỷ lệ của khu vực xung quanh. Trong đó, tòa nhà cũ được tái hiện như một khối rắn đặc, và KTS đã tiến hành khảo sát hướng nắng để tìm giải pháp phù hợp.

    OL6 từng là một phòng khám cũ bị bỏ hoang và bị bao vây bởi các tòa nhà cao tầng xung quanh

    Sau khi có kết quả, một ý tưởng táo bạo ra đời: Khoét một lỗ tròn lớn trên sàn bê tông ở tầng trên – nơi từng là một căn phòng – để ánh sáng có thể rọi thẳng xuống nhà bếp và phòng khách bên dưới.

    >>> Xem thêm: Cải tạo nhà 1 tầng cũ kỹ thành nhà vườn đa lớp cho gia đình 4 người, ai xem cũng muốn ở ngay

    Lựa chọn “khoét trần” đã mang đến giải pháp lấy sáng đột phá cho OL6

    Khoảng thông tầng mới mở ra khoảng không rộng thoáng cho các khu vực chung

    Khu bếp sáng thoáng khơi nguồn cảm hứng nấu nướng

    Ô tròn cũng tạo ra một khung nhìn mềm mại, tinh tế cho ngôi nhà

    Nơi đây cũng trở thành góc thư giãn, quan sát lý tưởng cho gia chủ

    Cải tạo nhà vẫn giữ nguyên các giá trị xưa cũ

    Một phần quan trọng của quá trình cải tạo OL6 là tôn trọng những gì đã từng tồn tại. Cầu thang cũ, thiết bị vệ sinh, tủ và đèn – những chi tiết tưởng chừng nhỏ bé – đều được tháo dỡ cẩn thận và lắp đặt lại vào những vị trí mới trong ngôi nhà.

    Đặc biệt, lớp bê tông đúc tại chỗ của cầu thang, vốn dĩ chỉ là kết cấu ẩn giấu, nay được để lộ hoàn toàn. Dấu ấn của ván khuôn gỗ trên mặt bê tông không chỉ tạo điểm nhấn thẩm mỹ mà còn mang theo những câu chuyện vật liệu từ hơn nửa thế kỷ trước.

    Không chỉ có vậy, các khối kính Lumax quý hiếm – thiết kế bởi Le Corbusier và Charlotte Perriand – từng bị che lấp, nay đã được làm sạch và đưa trở lại ánh sáng. Chúng trở thành những ô cửa vừa quen vừa lạ, kết nối ngôi nhà với ánh sáng và lịch sử.

    Các chi tiết cũ trong nhà không bị bỏ đi mà được giữ lại với vị trí và diện mạo mới mẻ

    Cầu thang giữ nguyên thiết kế cổ điển ấn tượng

    Các khối bê tông cũ kĩ vẫn được giữ nguyên trong kết cấu nhà mới

    Giếng trời đưa ánh sáng tự nhiên tràn ngập từng không gian trong nhà

    >>> Xem thêm: Giải pháp cải tạo nhà hướng Tây hiệu quả, tiết kiệm, đón đầu xu hướng 2026

    Không gian sống “kể chuyện” qua ánh sáng tự nhiên và màu sắc

    Mặt tiền phía sau ngôi nhà cũng được thiết kế lại với một lớp bê tông mới, đục lỗ tròn để ánh sáng đi qua, dẫn lối vào các ô cửa kính trượt lớn. Nhờ đó, ranh giới giữa không gian trong nhà và khu vườn thành thị bên ngoài gần như biến mất. Một ống thép đưa nước mưa về bể chứa bên dưới, và một cây dây leo được trồng để theo thời gian, “nuốt chửng” mặt tiền ấy, biến nơi đây thành một phần của thiên nhiên.

    Gạch mộc và bê tông đan xen tạo thành những hình khối vuông vắn, hợp thời

    Sân vườn mang đến một khoảng xanh quý báu giữa lòng phố thị

    Không gian được “kể chuyện” bằng màu sắc. Sắc xanh lam – xuất hiện từ sàn, cửa đến rèm – được lấy cảm hứng từ mặt tiền cũ của phòng khám năm nào. Sắc hồng cổ điển được đưa vào rèm cửa, lan can và các chi tiết kiến trúc khác như một cách để thêm phần ấm áp, duyên dáng. Ngay cả những tấm ván ép, tưởng chừng chỉ mang tính chức năng, cũng được sơn theo tông màu gợi nhớ đến cầu thang cũ – như một cách giữ sợi dây liên kết với bản nguyên.

    Sắc xanh thổi hồn vào từng góc nhỏ trong nhà

    Những đường cong giúp không gian thêm uyển chuyển, nhẹ nhàng

    Thiết kế phòng tắm - vệ sinh đầy màu sắc tươi sáng

    Vân gỗ tự nhiên góp phần tô điểm cho các chi tiết nội thất trong nhà

    Bằng việc lồng ghép giữa cái cũ và cái mới, giữa thô ráp và tinh tế, các KTS đã biến một nơi từng tối tăm, hoang vắng thành tổ ấm hiện đại, nơi mọi chi tiết – từ một lỗ tròn đón nắng đến màu xanh trên khung cửa – đều mang theo một câu chuyện.

    Sau cải tạo, ngôi nhà mang diện mạo mới vừa thân thiện vừa trẻ trung

    >>> Xem thêm: Cải tạo nhà từ khung bỏ dở: Tổ ấm tối giản, tinh tế dành cho cả gia đình

    OL6 còn là minh chứng cho một quan điểm đầy nhân văn: không gian sống đẹp nhất là khi nó biết trân trọng những gì đã qua, và biết mở lòng đón lấy ánh sáng của ngày mới.

    Thông tin công trình:

    Tên công trình: OL6

    Đơn vị thiết kế: Jan Lefevere

    Năm hoàn thành: 2023

    Phong cách thiết kế: Hiện đại

    Loại nhà: Nhà phố

    Nguồn: archilovers

    *Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.

    Hoàng LinhTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0