Nếu bạn cũng khổ sở với nỗi lo lạc đường mỗi khi du lịch tự túc, đặc biệt là ở một đất nước xa lạ như Thái Lan, thì đừng lo lắng! Chỉ cần “bỏ túi” những ứng dụng thông minh này, mọi rắc rối sẽ tan biến, giúp bạn tự tin khám phá xứ sở Chùa Vàng một cách trọn vẹn và đầy hứng khởi.
Để chuyến đi Thái Lan của bạn thêm phần suôn sẻ và trọn vẹn, hãy chủ động cài đặt trước một số ứng dụng phổ biến tại địa phương
1. “La bàn” cho mọi nẻo đường: Google maps
Đi du lịch tự túc ở Thái Lan, nỗi lo lạc đường ở những con phố chằng chịt hay hẻm nhỏ sẽ không còn ám ảnh bạn nữa. Google Maps, người bạn quá quen thuộc, sẽ phát huy tối đa sức mạnh, chỉ dẫn tận tình mọi ngóc ngách, từ đường đi, phương tiện công cộng đến địa điểm ăn uống, vui chơi.
Ưu điểm: Chỉ đường siêu chuẩn, cập nhật giao thông real-time, tìm kiếm địa điểm kèm review, free và có chế độ offline (nhớ tải bản đồ trước khi đi!).
Nhược điểm: Ở mấy vùng sâu vùng xa hoặc đảo nhỏ thì thông tin có thể hơi “đuối” một chút. Với lại, dùng liên tục thì hơi tốn pin đó nha.
Google Maps là ứng dụng cực kì cần thiết
2. “Trợ lý” đặt dịch vụ đa năng: Mytour
Bạn lo lắng về việc xếp hàng mua vé tham quan, khó khăn tìm thuê xe hay SIM 4G khi tự túc ở Thái Lan? Mytour sẽ giải quyết mọi vấn đề đó. Ứng dụng này tích hợp đặt vé, thuê xe, SIM du lịch, khách sạn giá tốt cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và tận hưởng chuyến đi một cách dễ dàng.
Ưu điểm: Đặt được đủ thứ từ vé tham quan, khách sạn, thuê xe đến SIM 4G, giá cả cạnh tranh, hay có khuyến mãi, xem được review trước khi book, giao diện tiếng Việt dễ dùng.
Nhược điểm: Mấy cái dịch vụ cần xác nhận thủ công thì hơi lâu một chút. Với lại, tour riêng tư hay tùy chỉnh lịch trình thì hơi ít lựa chọn.
Một phần giao diện hiển thị của app Mytour
3. Ví điện tử tiện lợi: Rabbit LINE Pay
Đi Thái mà không muốn kè kè cục tiền mặt lỉnh kỉnh thì Rabbit LINE Pay là chân ái. App này liên kết trực tiếp với thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử, sẽ giúp bạn thanh toán ở hơn 100.000 điểm giao dịch khắp Thái Lan. Từ tàu điện BTS, cửa hàng tiện lợi, trung tâm mua sắm đến mấy quán cafe đều được chấp nhận.
Ưu điểm: Thanh toán nhanh gọn ở nhiều nơi, bảo mật cao, nhiều ưu đãi hoàn tiền, không cần mang nhiều tiền mặt.
Nhược điểm: Phải liên kết thẻ hoặc nạp tiền trước khi dùng, một số quán nhỏ có thể chưa hỗ trợ.
Giao diện sử dụng của Rabbit LINE Pay
4. “Phiên dịch viên” bỏ túi: Sayhi
Mấy bạn “gà mờ” tiếng Thái thì app SayHi này đúng là “phao cứu sinh”. App này dịch giọng nói theo thời gian thực chỉ cần cứ việc nói vào điện thoại, ứng dụng sẽ dịch sang tiếng Thái chuẩn chỉnh và phát âm cho người ta hiểu. Không chỉ dịch xuôi mà còn dịch ngược từ tiếng Thái sang tiếng Việt nữa, giúp bạn giao tiếp với người bản địa tự tin hơn.
Ưu điểm: Dịch giọng nói real-time, phát âm chuẩn, giao diện siêu đơn giản, dễ dùng.
Nhược điểm: Phải có Internet mới dùng được, hơi bất tiện nếu đi đến mấy chỗ sóng yếu.
Giao diện sử dụng của app Sayhi
5. “Mạng xã hội quốc dân” tại Thái Lan: LINE
Ở Việt Nam mình thì Facebook Messenger “làm mưa làm gió”, nhưng sang Thái Lan thì LINE mới là “ông trùm”. Không chỉ để nhắn tin, gọi điện miễn phí, người Thái còn dùng LINE để kết nối với các dịch vụ địa phương như khách sạn, nhà hàng, cửa hàng mua sắm nữa đó. App này còn có cả thanh toán điện tử (LINE Pay), đọc tin tức (LINE Today) và mua sắm online (LINE MyShop). Nên là hãy tải sẵn ứng dụng này về để dễ bề liên lạc với người bản địa nha!
Ưu điểm: Ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất ở Thái, dễ kết nối với người địa phương và dịch vụ, nhiều tính năng tiện ích, giao diện dễ thương.
Nhược điểm: Không phổ biến ở ngoài Thái Lan, một số dịch vụ yêu cầu tải thêm app riêng.
Ứng dụng mạng xã hội được sử dụng phổ biến ở Thái Lan là LINE
>>> Xem thêm: “No Buy Year” - Xu hướng tiết kiệm gây sốt toàn cầu trên mạng xã hội
6. Giao thông công cộng: BTS SkyTrain và Bangkok MRT
Bangkok nổi tiếng kẹt xe “kinh hoàng”, nhưng đừng lo vì đã có “cặp đôi hoàn hảo” BTS SkyTrain và Bangkok MRT. Đây là 2 phương tiện công cộng phổ thông của dân Bangkok. Việc cần làm đơn giản là tải app về sau đó có thể tha hồ tra cứu lịch trình, giá vé và bản đồ tuyến đường. Đi BTS thì nhanh, còn MRT thì mạng lưới rộng hơn, phủ được nhiều khu vực ngoại ô hơn.
Ưu điểm: Di chuyển nhanh, tránh kẹt xe, tiết kiệm thời gian và chi phí, hệ thống hiện đại, đúng giờ.
Nhược điểm: Chưa phủ sóng hết toàn thành phố, đôi khi phải chuyển tuyến.
Giao diện của app dành cho tàu điện BTS
7. Đổi tiền: SuperRich TH
Ai đi Thái mà chẳng muốn đổi được tiền Baht với tỷ giá tốt vậy nên ứng dụng SuperRichTH này chính là “cứu tinh”. Đây là app chính thức của hệ thống quầy đổi tiền SuperRich nổi tiếng ở Thái Lan. App này cập nhật tỷ giá real-time và chỉ đường đến quầy gần nhất.
Ưu điểm: Tỷ giá tốt hơn ở sân bay hay ngân hàng, cập nhật tỷ giá liên tục, tìm được quầy gần nhất dễ dàng, hỗ trợ nhiều loại ngoại tệ.
Nhược điểm: Mấy chi nhánh “hot” có thể hơi đông vào giờ cao điểm, phải có internet để cập nhật tỷ giá.
Tìm quầy giao dịch đổi tiền gần nhất
8. Xe công nghệ tiện lợi: Grab và Bolt
Đi Thái mà bạn lười đi bộ hay muốn di chuyển nhanh gọn thì Grab và Bolt là lựa chọn số một. Hai nền tảng này giúp mình gọi xe chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại, lại còn biết trước giá tiền, không lo bị “chặt chém” như taxi truyền thống. Grab thì phổ biến hơn, có nhiều loại xe và cả giao đồ ăn. Còn Bolt thì giá thường mềm hơn, phù hợp cho mấy bạn muốn tiết kiệm chi phí di chuyển.
Ưu điểm (Grab): Giá minh bạch, nhiều loại xe, thanh toán linh hoạt, có giao đồ ăn, có dịch tin nhắn tự động.
Nhược điểm (Grab): Đôi khi khó gọi xe ở vùng xa, cần Internet, giá có thể tăng giờ cao điểm.
Grab chắc chắn là ứng dụng cực kỳ quen thuộc với người Việt Nam
Ưu điểm (Bolt): Giá thường rẻ hơn Grab, ít bị tăng giá giờ cao điểm, đặt xe đơn giản.
Nhược điểm (Bolt): Chỉ thanh toán tiền mặt, độ phủ sóng chưa rộng bằng Grab.
Bolt là ứng dụng đặt xe quen thuộc ở Thái Lan
10. Kiểm tra chất lượng không khí: AirVisual
Ở Bangkok hay Chiang Mai thì đôi khi chất lượng không khí cũng không được tốt lắm vậy nên ứng dụng AirVisual này sẽ giúp bạn theo dõi chỉ số ô nhiễm theo thời gian thực. Nếu thấy chỉ số cao quá thì mình sẽ biết nên đeo khẩu trang hay hạn chế ra ngoài.
Ưu điểm: Cập nhật dữ liệu real-time, giao diện dễ hiểu, có dự báo chất lượng không khí.
Nhược điểm: Dữ liệu phụ thuộc vào cảm biến địa phương nên đôi khi chưa chính xác tuyệt đối, cần Internet để cập nhật.
Trước khi đến một địa điểm nào đó hãy dùng ứng dụng AirVisual để kiểm tra chất lượng không khí ngoài trời
11. Giao đồ ăn mọi lúc mọi nơi: Foodpanda
Foodpanda là “chân ái” cho các tín đồ mê ẩm thực, muốn khám phá các món ăn đặc sắc của địa phương. App này có cả ngàn nhà hàng để mình lựa chọn và giao tận cửa khách sạn. Từ đồ Thái truyền thống đến pizza, sushi các kiểu đều có hết!
Ưu điểm: Nhiều nhà hàng, cập nhật khuyến mãi, nhiều hình thức thanh toán, giao diện dễ dùng.
Nhược điểm: Thời gian giao hàng có thể lâu vào giờ cao điểm, ít lựa chọn ở vùng xa.
Tha hồ đặt đồ ăn trên ứng dụng Foodpanda
Trên đây là “bí kíp” bỏ túi dành cho các bạn đang và sẽ có một chuyến đi Thái Lan tự túc vừa vui vừa tiện. Với những ứng dụng “thần thánh” này mong rằng bạn sẽ có một hành trình khám phá xứ sở Chùa Vàng thật trọn vẹn, ăn sập mọi ngóc ngách mà chẳng lo lạc đường. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trong chuyến đi sắp tới.
*Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.