Tìm hiểu về cát nhân tạo – vật liệu xây dựng thế hệ mới

    Cập nhật ngày 02/03/2018, lúc 07:253.545 lượt xem

    Cát nhân tạo không phải là vật liệu mới xuất hiện, mà đã được nghiên cứu và đưa vào xây dựng tại một số nước trên thế giới cách đây 40 năm. Riêng tại Việt Nam, sự khan hiếm và đắt đỏ của cát thật khiến cát nhân tạo đang dần được quan tâm nhiều hơn. Hiện nay cả nước có khoảng 50 nhà máy sản xuất cát nhân tạo, đáp ứng thị trường 20 triệu tấn / năm nhưng người tiêu dùng Việt còn chưa thực sự hiểu rõ về ưu nhược điểm, nhà sản xuất và phân phối.

    Thực trạng khan hiếm cát và sự phát triển của thị trường cát nhân tạo

    Theo nghiên cứu thực trạng thì cả nước có hơn 300 mỏ cát, nhưng với khối lượng công trình xây dựng lớn thì chỉ đến năm 2020 Việt Nam sẽ hết cát, đồng thời lưỡng cát dùng trong bê tông chỉ đáp ứng được từ 15 đến 20 năm nữa. 

    Cát vàng tự nhiên ngày càng khan hiếm.

    Theo trang Petrotimes, phóng viên đã tìm hiểu ở những nơi tập kết cát ở tỉnh Phú Thọ đưa tin cát vàng đang bắt đầu tăng giá do khan hiếm hàng, thậm chí còn không có cát vàng để bán bởi nhiều nơi trong nước đã cấm khai thác. Đi với hiện tượng khan hiếm cát và thực trạng hút cát lậu không theo quy hoạch dẫn đến sạt lở, nguy hiểm cho người dân và tổn hại tài sản, đầu cơ hay tăng giá cao để kiếm lời.

    Thời gian gần đây, hiện tượng cát tặc đang ngày càng hoành hành khiến người dân lo lắng!

    Với thực trạng đó, từ năm 2001 Viện vật liệu xây dựng đã cho nghiên cứu và sản xuất cát nhân tạo (hay còn gọi là cát nghiền) để dần thay thế cát tự nhiên, chuyên sử dụng cho các công trình làm cốt bê tông, vữa trát… Và cũng là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng cả về giá cả lẫn chất lượng. Ban đầu có rất nhiều doanh nghiệp e dè cũng như nhiều chủ đầu tư đặt câu hỏi về chất lượng, liệu cát nhân tạo có đủ sức để thay thế cát vàng tự nhiên?

    Hình ảnh trong xưởng sản xuất cát nhân tạo của công ty Vinatech

    Sơ lược dây chuyền sản xuất cát nhân tạo tại các nhà máy tại Việt Nam

    Để giải thích cho điều này, ông Phan Khắc Long (chủ tịch tập đoàn Phan Vũ) chuyên gia về vật liệu xây dựng cho biết cát nhân tạo là loại cát được nghiền từ đá, có kích thước hạt tương tự với cát vàng trong tự nhiên nên đảm bảo tốt về tính chất cơ lý tính, tùy vào từng công trình mà chủ đầu tư có thể linh hoạt sử dụng những loại vật liệu nhân tạo để tiết kiệm chi phí, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng công trình và bảo vệ môi trường tự nhiên.

    Các dây chuyền sản xuất được các chủ doanh nghiệp sản xuất cát tại Việt Nam tin dùng là dây chuyền từ Đức, Trung Quốc với những yêu cầu về diện tích nhà xưởng, bãi chứa nhân công và công suất khác nhau. Các vật liệu đầu vào cho quy trình sản xuất cát nhân tạo rất đa dạng như đá thải mỏ, đá cát, xỉ ở những tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản; ở các vùng núi thì có đá núi, đá tự nhiên. 

     

    Đá thải và xỉ ở những vùng mỏ cũng là nguyên nhân khiến môi trường cằn cỗi.

    Quy trình sản xuất tương đối đơn giản với đại đa số là thiết bị tự động hóa. Đá nguyên liệu được đổ vào máy cấp liệu rung, sau đó tách ra ngoài theo băng chuyền để đến khu vực máy đập thô, máy kẹp hàm và máy nghiền phản kích. Sau khi đá được nghiền nhuyễn sẽ được sàn lọc phân loại theo kích cỡ và cuối cùng là chuyển sang máy nghiền cát. Ở bước này, máy sẽ làm cho các hạt đá va đập mạnh với nhau để tạo thành những hạt có kích thước 0.3 – 0.5mm. Sau công đoạn này, để đảm bảo chất lượng thì cát được lọc lần nữa để loại bỏ tạp chất.

     

    Dây chyền biến xỉ than thành cát tại Quảng Ninh.

    Ưu nhược điểm của cát nhân tạo bạn đã biết?

    1/ Ưu điểm 

    + Điểm nổi bật của sản phẩm là có thể thay thế cát vàng tự nhiên trong một số công trình như đổ bê tông, trát vữa, lấp nền… với giá thành rẻ hơn hẳn cát vàng hiện nay.

    +  Từ việc sử dụng đá thô, đá phế thải, xỉ… để làm nguyên liệu đã giúp cho môi trường tự nhiên trở nên an toàn, tái sử dụng những phế phẩm trong khai thác khoáng sản.

    + Là cách phát triển xây dựng an toàn và bảo vệ môi trường tốt. 

     

    Cát nhân tạo đang được người tiêu dùng quan tâm.

    2/ Nhược điểm

    Nhược điểm chính của cát nhân tạo là bộ xây dựng chưa hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ thuật cho thị trường. Đồng thời người tiêu dùng Việt vẫn còn mang nặng suy nghĩ cát thật tuy đắt nhưng tốt hơn.

    Hiện nay rất nhiều công ty cung cấp cát nhân tạo trên cả nước để bạn có thể lựa chọn. Với giá thành phải chăng, cát nhân tạo thường rẻ hơn cát tự nhiên khoảng 18% (thông tin do công ty cổ phần Thiên Nam – Quảng Ninh công bố) thì cát nhân tạo có giá khoảng từ 290.000 VNĐ cho đến 350.000 VNĐ cho một mét khối. Ngoài Thiên Nam, thì bạn có thể mua cát nhân tạo trực tiếp tại công ty Đại Việt (Hà Nội), công ty Vinatech (Hà Nội), công ty cung cấp vật liệu xây dựng Sỹ Mạnh (TPHCM), tập đoàn Phan Vũ (TPHCM) và những cửa hàng vật liệu xây dựng để mua cát nhân tạo.

    Bài viết: Mai An

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0