Trong thời đại mà kiến trúc không chỉ dừng lại ở cái đẹp mà còn cần linh hoạt, tương tác và bền vững, “kiến trúc nhà Kinetic” đang dần trở thành lựa chọn của tương lai. Không còn là những khối nhà tĩnh tại, xu hướng này cho phép công trình chuyển động, thích nghi và thậm chí là “thở” cùng môi trường.
Nếu bạn đang tìm kiếm một lối thiết kế độc đáo, thông minh và không ngừng chuyển mình, bài viết dưới đây sẽ mở ra một thế giới kiến trúc hoàn toàn khác biệt.
Kiến trúc động được ứng dụng trong nhiều công trình từ cổ điển đến hiện đại
Kiến trúc nhà Kinetic là gì? Xu hướng thiết kế tòa nhà động “lên ngôi”
Cùng với sự phát triển của công nghệ, kiến trúc động đã trở thành xu hướng tất yếu và được ứng dụng trong nhiều công trình như. Đây là khái niệm chỉ các công trình, nhà ở có các thành phần cấu trúc được thiết kế chuyển động mà không làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của công trình. Nói một cách dễ hiểu, kiến trúc động là kiến trúc có dạng một vật thể đang chuyển động.
Đặc trưng của kiến trúc nhà Kinetic là sự biến đổi về hình dạng và cấu trúc công trình
Thực tế, kiến trúc động học đã có từ xa xưa và được áp dụng trong một số công trình như cầu nâng ở Ai Cập cổ đại, nhà Sharifi-ha, lều Bedouin tại Châu Phi Cổ đại. Đến thế kỷ 15 kiến trúc này trở nên phổ biến hơn, điển hình là công trình cầu nâng ở Ai Cập. Vào khoảng đầu thế kỷ 20, khái niệm “kiến trúc động” được các kiến trúc sư chú ý nhiều hơn với dự án tiêu biểu là ngôi nhà xoay trục Villa Girasole được xây dựng để tối ưu ánh sáng, nhiệt độ và theo dõi chuyển động của mặt trời.
Giữa thế kỷ 20, đội ngũ kiến trúc sư trên toàn thế giới bắt đầu tập trung vào kiến trúc nhà Kinetic với nhiều lý thuyết và cuốn sách được công bố. Khi công nghệ xây dựng phát triển, kiến trúc động ngày càng thu hút thêm nhiều sự chú ý của những người quan tâm đến kiến trúc.
>>> Bạn có thể đọc thêm về Trường phái Brick Expressionism: Biểu tượng nghệ thuật kiến trúc từ gạch và tinh thần thủ công
Kiến trúc nhà Kinetic ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà thiết kế kiến trúc
Sự phát triển của công nghệ thông minh giúp các nhà thiết kế hiện đại khám phá ra nhiều ứng dụng sáng tạo hơn trong kiến trúc động học như mái che có thể thu vào, ram dốc có thể điều chỉnh,...
Một số công trình ứng dụng kiến trúc động có thể kể đến như: Viện Du Arab Monde với mặt tiền động tạo nên bởi 240 khe cửa cảm biến ánh sáng, tự động đóng mở để giảm nhiệt độ và ánh sáng; Bãi đỗ xe sân bay Brisbane với mặt tiền tự động làm từ 250.000 tấm nhôm; trung tâm tài chính Bund với màng che động làm từ 675 thành phần hợp kim magie,...mang đến sự tiện lợi tối đa cho người dùng.
Viện Du Arab Monde tại Paris, Pháp
Trung tâm tài chính Bund với kiến trúc động độc đáo
Bãi đỗ xe sân bay Brisbane tại bang Queensland, Úc
Ngôi nhà Sharifi-ha của Next Office
Kiến trúc động và giải pháp cho phép tòa nhà thích ứng năng động với môi trường
Theo các kiến trúc sư, kiến trúc động hay kiến trúc nhà Kinetic là giải pháp hiệu quả giúp tòa nhà thích ứng với sự thay đổi của môi trường xung quanh. Theo đó, các nguyên tắc động học thường được áp dụng để tăng cường tính bền vững của tòa nhà, đặc biệt là thông qua mặt tiền. Bên cạnh đó, kiểu kiến trúc này cũng có khả năng tác động đến môi trường xây dựng ở những khía cạnh khác giúp công trình dễ tiếp cận hơn, toàn diện hơn và thân thiện hơn với người dùng.
Ngôi nhà sử dụng bức rèm chuyển động trượt ngang để thích ứng với khí hậu tại địa phương
Nhờ áp dụng nguyên tắc thiết kế động, các không gian trong tòa nhà được kết nối liền mặt, linh hoạt và dễ dàng thích ứng với nhiều chức năng, hoạt động khác nhau, đáp ứng nhu cầu của người dùng trong bối cảnh công nghệ xây dựng ngày càng phát triển.
Ứng dụng của kiến trúc nhà Kinetic được chia thành ba loại bao gồm:
- Hệ thống cấu trúc động học: Các thành phần của tòa nhà có tính di động hoặc hình dạng, vị trí của chúng có thể thay đổi như gập lại, trượt, mở rộng,...Sự thay đổi hệ thống cấu trúc động học có thể thông qua các phương thức như hóa học, từ tính, cơ học hoặc tự nhiên. Các bộ phận của kiến trúc có thể thay đổi như: cửa, mái, hệ lam mặt đứng, sàn, vách, kết cấu ngăn chia, cầu thang,...
- Nội thất động học: Được ứng dụng nhiều nhất là tường động học để tạo ra không gian linh hoạt. Các bức tường này được điều khiển bằng máy tính và chúng đóng vai trò như các vách ngăn. Tòa nhà trở nên năng động hơn và có thể điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng. Điều này giúp cho ngôi nhà luôn có được sự hữu ích theo thời gian.
- Mặt tiền động: Mặt tiền động là kiểu mặt tiền có sự thay đổi về cấu trúc một cách năng động. Điều này vừa giúp cho công trình có tính thẩm mỹ vừa đảm bảo cho công trình có tính liên kết và hạn chế sự tác động của môi trường.
Tòa nhà văn phòng Quốc hội sử dụng hệ lam chắn nắng cảm ứng
>>> Tìm hiểu thêm về AI là chất xúc tác để ngành xây dựng kiến tạo tương lai bền vững
Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trong kiến trúc nhà Kinetic
Sự tích hợp của công nghệ vào kiến trúc mang đến sự đột phá trong các công trình đề giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Các tòa nhà động học thường được xây dựng với mục đích cải thiện hiệu suất năng lượng đồng thời cung cấp cho người dùng môi trường trong nhà tối ưu. Cụ thể, kiến trúc nhà Kinetic mang đến cho người dùng những lợi ích đáng ngạc nhiên:
- Linh hoạt trong sử dụng: Cấu trúc và không gian của tòa nhà có khả năng thay đổi từ hình dạng đến công năng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Chẳng hạn vách ngăn, mái che, cửa,...có thể thay đổi vị trí hoặc có thể di chuyển để tạo nên tính linh hoạt cho không gian.
- Tương tác thông minh dễ dàng: Người dùng dễ dàng tương tác thông qua các yếu tố như nút bấm, cảm biến hoặc công nghệ thông minh.
- Tích hợp công nghệ hiện đại: Kiến trúc nhà Kinetic cũng sử dụng công nghệ điều khiển tự động hóa và công nghệ cảm biến để điều khiển các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, thông gió,....
- Khả năng thích ứng tốt với môi trường: Kiến trúc động học giúp công trình có khả năng phản ứng với điều kiện môi trường như điều kiện khí hậu, âm thanh, ánh sáng tự nhiên,...mang đến trải nghiệm thoải mái cho người dùng.
- Tính thẩm mỹ cao: Bên cạnh chú trọng vào chức năng, kiến trúc nhà Kinetic động còn hướng đến tính thẩm mỹ giúp không gian năng động, đẹp mắt hơn.
- Khuyến khích di chuyển: Kiến trúc động khuyến khích sự di chuyển cũng như hoạt động của người dùng để mang đến trải nghiệm đáng nhớ hơn.
Ngôi nhà phố sử dụng hệ lam đóng mở linh hoạt (Nguồn ảnh: Ngọc House)
FAQs – Giải đáp thắc mắc thường gặp
Ai là người phát minh ra kiến trúc nhà Kinetic?
Khái niệm kiến trúc động học hay kiến trúc nhà Kinetic được William Zuk và Roger H. Clark giới thiệu vào những năm 70. Khái niệm này cũng được hai người viết trong cuốn sách “kiến trúc động” của họ.
Kiến trúc động khác gì kiến trúc truyền thống?
Kiến trúc truyền thống được thiết kế với kết cấu cố định trong khi đó kiến trúc động có sự linh hoạt và có khả năng thay đổi về vị trí, hình dạng, kích thước,...Nhờ vậy giúp tối ưu năng lượng, ánh sáng cũng như tăng trải nghiệm cho người dùng.
Kiến trúc nhà Kinetic thường được ứng dụng trong các loại công trình nào?
Kiểu kiến trúc này có thể được ứng dụng trong mọi loại công trình, từ bảo tàng, nhà hát, sân vận động, trung tâm triển lãm cho đến nhà thông minh, nhà ở cao cấp, nhà ở dân dụng
Kiến trúc động có phù hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới của Việt Nam không?
Kiến trúc nhà Kinetic phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, đặc biệt là trong việc tận dụng ánh sáng, thông gió và điều chỉnh ánh sáng trong nhà. Tuy nhiên, công trình cần được thiết kế thông minh và sử dụng vật liệu phù hợp.
Kiến trúc Kinetic có giúp tiết kiệm năng lượng không?
Ứng dụng kiến trúc Kinetic là giải pháp tuyệt vời để tiết kiệm năng lượng. Việc điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ và gió trong không gian sống giúp giảm tải cho hệ thống chiếu sáng nhân tạo và hệ thống điều hòa nhiệt độ, giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí hàng tháng.
Kiến trúc động có trở thành xu hướng tất yếu trong tương lai không?
Công nghệ ngày càng phát triển cùng với đó là sự phát triển của đô thị thông minh. Bên cạnh đó, con người ngày càng có nhu cầu cá nhân hóa không gian sống. Bởi vậy kiến trúc nhà Kinetic có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai và được dự báo sẽ trở thành xu hướng tất yếu của thời đại mới.
Một ngôi nhà khác ở Bắc Ninh với hệ cửa lam có thể đóng và mở linh hoạt (Nguồn ảnh: Tropical Cave)
Khi kiến trúc có thể chuyển động, kết nối và phản hồi với môi trường sống, đó không chỉ là đỉnh cao của công nghệ mà còn là bước tiến của tư duy thiết kế. Kiến trúc nhà Kinetic chính là một trong những lời giải cho bài toán “sống linh hoạt giữa thế giới biến động”.
>>> Khám phá chủ đề Từ bản thiết kế đến hiện thực chỉ trong vài ngày: Công nghệ in 3D đang thay đổi kiến trúc như thế nào?
Nguồn: Tổng hợp
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu nhiều hơn về các phong cách kiến trúc hoặc muốn tìm kiếm kiến trúc sư, đơn vị thiết kế thi công giàu kinh nghiệm để biến ý tưởng của mình thành hiện thực thì hãy để lại thông tin. Happynest sẽ nhanh chóng liên hệ để tư vấn cho bạn.