Nên lựa chọn móng băng 1 phương hay móng băng 2 phương?

    22/05/2024 20:001.755 lượt xem

    Móng băng 1 phương và móng băng 2 phương là hai loại móng băng phổ biến nhất được nhiều công trình sử dụng. Vậy nên chọn móng băng 1 phương hay 2 phương? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. Khái niệm móng băng là gì?

    Móng băng là một loại móng nằm dưới các cột, trụ hay tường của công trình xây dựng. Móng băng thường có dạng là một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. 

    Móng băng được thiết kế để chịu lực cho cột hoặc tường, giảm áp lực đè nén tại các vị trí đáy móng. Móng băng còn có thể truyền tải trọng lực của công trình xuống nền đất một cách đều đặn. Đây là loại móng nông, được xây dựng trên hố đào trần và sau đó lấp lại.

    Móng băng là một loại móng nằm dưới các cột, trụ hay tường của công trình xây dựng

    Tùy thuộc vào tính chất và độ cứng của nền đất, loại hình công trình, kích thước chiều rộng mà có nhiều loại bóng băng khác nhau. Cấu tạo móng băng bao gồm:

    - Lớp lót: Lớp lót mỏng bằng bê tông hoặc đá dăm được đặt dưới đáy móng, tạo mặt phẳng và bảo vệ móng khỏi sự xâm thực của đất.

    - Bản móng: Phần chính của móng băng được làm bằng bê tông cốt thép, thường có dạng dải dài và hẹp. Kích thước bản móng phụ thuộc vào tải trọng của công trình và sức chịu tải của nền đất.

    - Dầm móng: Để tăng cường độ cứng và khả năng chịu tải của móng, dầm móng được bố trí dọc theo mép ngoài của bản móng.

    2. Phân biệt móng băng 1 phương và móng băng 2 phương

    2.1 Điểm giống nhau 

    Móng băng 1 phương và móng băng 2 phương là loại móng nông, được chôn sâu dưới lòng đất từ 1,5-2m, có hình dạng như một dải dài, chạy theo một hoặc hai phương của công trình. Đây là  hai loại móng băng phổ biến trong xây dựng. 

    Điểm giống nhau của hai móng bằng này là đều có công dụng là tạo nền vững chắc cho ngôi nhà, giảm áp lực và cân bằng trọng lực cho tổng thể công trình. Mỗi cọc bê tông thì sẽ chịu một áp lực như nhau và hạn chế hiện tượng lún.

    Phân biệt móng băng 1 phương và móng băng 2 phương

    2.2 Sự khác biệt 

    Khác biệt ở hướng chịu lực:

    - Móng băng 1 phương chỉ chịu lực theo một phương, thường là phương ngắn của công trình. Loại móng này thường được sử dụng cho các công trình có chiều rộng nhỏ, chiều dài lớn, hoặc khi đất nền chịu lực tốt.

    - Móng băng 2 phương chịu lực theo cả hai phương, cả phương ngắn và phương dài của công trình. Loại móng này thường được sử dụng cho các công trình có chiều rộng lớn, chiều dài lớn, hoặc khi đất nền chịu lực kém.

    Khác biệt ở bố trí:

    - Móng băng 1 phương thường được bố trí song song với nhau, cách nhau một khoảng cách nhất định. Khoảng cách này phụ thuộc vào chiều cao của móng, tải trọng của công trình và khả năng chịu lực của đất nền.

    - Móng băng 2 phương thường được bố trí thành một lưới, với các dải móng chạy song song theo cả hai phương. Khoảng cách giữa các dải móng cũng phụ thuộc vào các yếu tố như chiều cao của móng, tải trọng của công trình và khả năng chịu lực của đất nền.

    Sự khác biệt giữa móng băng 1 phương và móng băng 2 phương

    Ngoài ra, móng băng 1 phương và móng băng 2 phương còn có một số điểm khác biệt khác:

    - Lượng vật liệu: Móng băng 1 phương thường sử dụng ít vật liệu hơn móng băng 2 phương.

    - Chi phí: Móng băng 1 phương thường có chi phí thấp hơn móng băng 2 phương.

    - Kích thước: Móng băng 1 phương thường có kích thước nhỏ hơn móng băng 2 phương.

    3. Ưu nhược của móng băng 1 phương và 2 phương

    3.1 Móng băng 1 phương

    Ưu điểm

    - Thi công đơn giản: Móng băng 1 phương thường không yêu cầu kỹ thuật thi công cao do có cấu tạo đơn giản.

    -Tiết kiệm chi phí: Móng băng 1 phương do sử dụng ít vật liệu và nhân công nên có chi phí thi công thấp hơn.

    - Khả năng chịu tải tốt: Móng băng 1 phương có khả năng chịu tải tốt cho các công trình nhà dân dụng, nhà phố có kết cấu từ 3 đến 5 tầng.

    - Giảm nguy cơ lún, nứt nhà: Móng băng 1 phương giúp phân bố đều tải trọng của công trình lên nền đất, giảm nguy cơ lún, nứt nhà.

    Nhược điểm

    - Sức chịu tải thấp: Móng băng 1 phương không phù hợp với các công trình có tải trọng lớn như nhà cao tầng, nhà xưởng do có sức chịu tải thấp.

    - Chỉ sử dụng cho nền đất tốt: Móng băng 1 phương chỉ sử dụng cho nền đất tốt, có khả năng chịu tải cao. Nếu nền đất yếu, cần phải xử lý nền móng trước khi thi công.

    - Dễ bị ảnh hưởng bởi nước: Móng băng 1 phương cần phải có biện pháp chống thấm tốt do dễ bị ảnh hưởng bởi nước.

    3. Ưu nhược của móng băng 1 phương và 2 phương

    3.2 Móng băng 2 phương

    Ưu điểm

    - Tăng cường sự liên kết giữa các cột, tường theo phương thẳng đứng: Móng băng 2 phương giúp kết nối các cột, tường thành một khối thống nhất. Kết nối này giúp giảm thiểu hiện tượng lún, lệch giữa các cột và tăng tính ổn định cho cấu trúc.

    - Đảm bảo truyền tải trọng lên nền đất, giảm áp lực ở đáy móng: Diện tích tiếp xúc lớn hơn giúp phân bổ tải trọng của công trình đều hơn xuống nền đất. Điều này làm giảm áp lực tại đáy móng và tăng cường sự ổn định.

    - Dễ dàng thi công trên các loại đất khó khăn: Móng băng 2 phương có thể được thi công trên nền đất yếu, đất có mạch nước ngầm, hoặc đất sét pha. Ưu điểm này giúp giảm điều kiện địa chất cho việc xây dựng.

    - Chi phí thi công thấp và thời gian thi công nhanh chóng: So với các phương pháp khác như móng cọc, móng băng 2 phương có chi phí thi công thấp hơn và thời gian thi công nhanh chóng hơn, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

    Nhược điểm

    - Sức chịu tải kém trên đất yếu: Móng băng 2 phương có khả năng chịu tải phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất dưới đáy móng. Đặc biệt là trên đất yếu, nền đất có thể không đủ mạnh để chịu tải, dẫn đến sự giới hạn về khả năng chịu lực của móng.

    - Tính ổn định và chống trượt kém: Móng băng 2 phương thường có tính ổn định và khả năng chống trượt kém hơn so với các loại móng sâu như móng cọc do hệ móng nông và hạn chế về độ sâu chôn.

    - Đòi hỏi sự phức tạp khi thi công trên đất có mạch nước ngầm sâu: Việc thi công móng băng 2 phương sẽ đòi hỏi sự phức tạp khi nền đất có mạch nước ngầm sâu. Khi đó, cần phải có biện pháp xử lý chống thấm nước ngầm trước khi thi công để đảm bảo sự ổn định của cấu trúc.

    Móng băng 1 phương và móng băng 2 phương có gì khác biệt

    1. 4. Nên lựa chọn móng băng 1 phương hay móng băng 2 phương?

    Việc lựa chọn móng băng 1 phương hay móng băng 2 phương cần được thực hiện dựa trên các yếu tố sau:

    - Kích thước và hình dạng của công trình: Nên sử dụng móng băng 1 phương nếu công trình có chiều rộng nhỏ, chiều dài lớn. Nên sử dụng móng băng 2 phương nếu công trình có chiều rộng lớn, chiều dài lớn.

    - Tải trọng của công trình: Nên sử dụng móng băng 2 phương nếu tải trọng của công trình lớn.

    - Khả năng chịu lực của đất nền: Có thể sử dụng móng băng 1 phương nếu đất nền chịu lực tốt. Nên sử dụng móng băng 2 phương nếu đất nền chịu lực kém.

    Nên lựa chọn móng băng 1 phương hay móng băng 2 phương tùy thuộc vào nhiều yếu tố

    1. 5. Lưu ý khi thi công móng băng 1 phương, móng băng 2 phương

    Chọn loại móng băng phù hợp với địa hình, diện tích, tải trọng và khả năng chịu lực của đất nền. Sử dụng móng băng 1 phương nếu công trình có chiều rộng nhỏ, chiều dài lớn, đất nền chịu lực tốt. Sử dụng móng băng 2 phương nếu công trình có chiều rộng lớn, chiều dài lớn, đất nền chịu lực kém.

    Đào đất theo đúng kích thước và độ sâu quy định. Đối với móng băng 1 phương, đào đất theo trục định vị, đào rộng tối thiểu 20cm để thuận tiện gia công sắt, coppha. Đối với móng băng 2 phương, đào hết đất để thuận tiện cho việc thi công.

    Bố trí lưới thép móng theo đúng phương do bản vẽ quy định, tránh trường hợp thợ đặt theo kinh nghiệm. Lưới thép móng băng 1 phương thường được bố trí song song với nhau, cách nhau một khoảng cách nhất định. Lưới thép móng băng 2 phương thường được bố trí thành một lưới, với các dải móng chạy song song theo cả hai phương.

    Lưu ý khi thi công móng băng 1 phương, móng băng 2 phương

    Bê tông thi công móng băng phải được trộn nghiêm túc, đúng quy phạm. Đá, sỏi và cát được loại bỏ tạp chất để bê tông được tốt hơn. Bê tông được đổ vào khuôn coppha, dùng máy rung để bê tông được đều và chắc chắn.

    Sau khi bê tông đóng kết, tháo khuôn coppha, làm sạch và bảo dưỡng móng băng. Kiểm tra và đánh giá chất lượng móng băng theo các tiêu chí như độ cứng, độ bền, độ lún, độ thẳng, độ phẳng, độ bám dính, độ chịu nén, độ chịu uốn.

    Tổng hợp

    >> Xem thêm: Tư vấn: Các loại móng nhà cơ bản và cách chọn móng xây nhà

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Nguyên TrầnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0