Làm nhà mái bằng có nóng không? Chi phí làm nhà mái bằng tính như thế nào?

    Cập nhật ngày 06/07/2023, lúc 10:002.430 lượt xem

    Nhà mái bằng có kết cấu đơn giản, đảm bảo độ bền cao và chống chịu được thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, nhiều gia chủ phân vân làm nhà mái bằng có nóng không? Chi phí xây nhà mái bằng được tính như thế nào? Tham khảo bài viết ngay sau đây nhé.

    Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời.

    1. 1. Nhà mái bằng có cấu tạo như thế nào?

    Nhà mái bằng có phần mái chủ yếu làm từ bê tông cốt thép sở hữu kết cấu rất đơn giản với các bộ phận chính đó là: Lớp chịu lực, lớp tạo dốc, lớp chống thấm. 

    Cụ thể như sau:

    - Lớp kết cấu chịu lực: Bộ phận này giữ vai trò chịu lực chính cho phần mái bằng được làm từ bê tông cốt thép. Về hình thức, lớp kết cấu chịu lực có cấu tạo như sàn nhà với hình dáng phẳng, chỉ có sự khác biệt ở cấu tạo chống thấm, chức năng thoát nước, thiết kế viền mái…

    - Lớp tạo dốc: Dù là thiết kế mái bằng nhưng phần mái này vẫn phải có một độ dốc nhất định để tăng khả năng cách nhiệt cho mái, làm phẳng bề mặt lớp kết cấu chịu lực, giúp việc thi công lớp chống thấm diễn ra thuận lợi. Lớp tạo dốc bố trí trên lớp kết cấu chịu lực, được làm từ các vật liệu như bê tông xi măng, bê tông đá dăm, bê tông gạch vỡ.

    - Lớp chống thấm: Bề dày của lớp bê tông chống thấm thường dao động trong khoảng từ 30-50mm. Bộ phận này có tác dụng ngăn nước thấm vào bên trong kết cấu của mái, giúp độ cứng mái được nâng cao đáng kể.

    Nhà mái bằng có kết cấu đơn giản, chủ yếu được làm từ bê tông cốt thép (Ảnh minh họa: Small House 02)

    >>> Xem thêm: Các kiểu mái nhà nào đang được sử dụng tại Việt Nam

    1. 2. Làm nhà mái bằng có nóng không?

    Để giải đáp được câu hỏi làm nhà mái bằng có nóng không, bạn hãy tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của kiểu nhà này.

    1. 2.1. Ưu điểm của nhà mái bằng

    - Nhà mái bằng có kết cấu đơn giản, đường nét thiết kế gọn gàng, có thể áp dụng ở những công trình nhà phố xếp san sát nhau.

    - Chống chịu tốt trước thời tiết khắc nghiệt nhờ độ dốc thấp, kết cấu bền bỉ và chắc chắn.

    - Khả năng chống cháy hiệu quả.

    - Phần sàn của mái có thể được sử dụng để làm sân thượng, sân phơi, trồng cây, trồng hoa, thiết kế tiểu cảnh hoặc những góc thư giãn cho cả gia đình.

    - Khi trời mưa không gây ra tiếng ồn.

    Đường nét thiết kế của nhà mái bằng thích ứng tốt với mọi kiểu thời tiết khắc nghiệt (Ảnh minh họa: The First)

    1. 2.2. Nhược điểm của nhà mái bằng

    - Do kết cấu đơn giản nên nhà mái bằng sẽ khó có thể tạo nên vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp và bề thế như những mẫu nhà khác.

    - Mái bằng làm từ bê tông cốt thép nên có khối lượng nặng, giá thành cao hơn nhiều so với nhà mái tôn.

    - Khả năng thoát nước chậm do độ dốc nhỏ, vì thế, các loại rác thải có thể lưu lại trên mái mỗi khi trời mưa.

    - Quy trình chống thấm, chống nứt mái bê tông cốt thép diễn ra phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm.

    - Nhà mái bằng dễ thấm nước, tạo nên những vết ố dưới trần nhà.

    Mái bằng bê tông cốt thép có khối lượng nặng, giá thành cao hơn so với mái tôn (Ảnh minh họa: D.C.G House)

    Vậy làm nhà mái bằng có nóng không? Những ngôi nhà mái bằng đa phần hoàn thiện phần mái bằng bê tông cốt thép có độ bền cao và khả năng chống chịu được các tác động khắc nghiệt của thời tiết.

    Tuy nhiên, những dòng vật liệu này có khả năng hấp thụ nhiệt và giữ nhiệt lâu khiến cho nhiệt độ trong nhà tăng cao gây nóng bức, tạo cảm giác ngột ngạt, khó chịu cho gia chủ. Ngoài ra, phần mái nhà là nơi có diện tích tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời cũng và cũng là bộ phận có thể gây thấm dột, ẩm mốc cho trần phía trong.

    1. 3. Chống nóng cho nhà mái bằng như thế nào?

    Dưới đây là những giải pháp chống nóng cho nhà mái bằng dễ áp dụng, ít tốn kém mà gia chủ có thể áp dụng ngay:

    - Sau khi đổ xong bê tông cốt thép, gia chủ có thể lợp thêm trên mái bằng các vật liệu như ngói, gạch cách nhiệt, tôn. Những vật liệu này có chức năng giảm nhiệt, chống nóng, chống thấm nước rất hiệu quả.

    - Lắp đặt trần thạch cao để ngăn quá trình trao đổi nhiệt, hạn chế hiệu quả luồng khí nóng tác động xuống không gian nhà ở. Bên cạnh đó, trần thạch cao còn có tác dụng cách âm tốt, giúp tổ ấm nhà bạn luôn yên tĩnh và thoải mái.

    - Sử dụng hệ thống phun sương để tạo độ ẩm và chống nóng cho nhà mái bằng. Đây là phương án dễ thực hiện, chi phí hợp lý nhưng mang lại hiệu quả rất tốt. Bên cạnh hệ thống phun sương, trên sàn mái bằng, gia chủ có thể trồng thêm rau, cây cảnh, hoa để tạo khung cảnh thiên nhiên mát mẻ.

    Gia chủ cần áp dụng những biện pháp chống nóng khi xây dựng nhà ở kết cấu mái bằng (Ảnh minh họa: Stack House)

    - Sử dụng tấm cách nhiệt Tanaki là một trong những giải pháp chống nóng cho nhà mái bằng đạt hiệu quả cao nhất. Dòng sản phẩm này có cấu tạo 3 lớp, mang đến những thế mạnh nổi bật như chống nóng, chống nước, chống cháy, cách nhiệt, cách âm, trọng lượng nhẹ, tuổi thọ cao, giá thành cạnh tranh, thân thiện với môi trường…

    - Phun PU Foam là một công nghệ hiện đại, có nhiều ưu điểm vượt trội khi chống nóng cho mái nhà. Cụ thể, PU Foam có hệ số dẫn nhiệt thấp, khả năng cách nhiệt gần như tuyệt đối, giúp không gian sống luôn mát mẻ và thoáng khí. Chất liệu PU Foam có độ bền cao, siêu chống thấm và chống cháy, thi công nhanh gọn, giúp nâng tầm đẳng cấp không gian sống.

    >>> Xem thêm: 8 mẫu nhà 1 tầng mái bằng khang trang, hiện đại với chi phí hợp lý

    1. 4. Khi nào nên xây nhà mái bằng?

    Gia chủ nên lựa chọn kiểu nhà mái bằng trong những trường hợp sau đây:

    - Diện tích xây dựng nhà ở nhỏ hẹp, mong muốn tận dụng phần mái bằng để thiết kế không gian sân thượng, mở rộng diện tích sử dụng.

    - Nhà ở nằm trong khu vực thường xuyên có bão, gió mạnh vì nhà mái bằng sẽ tránh được nguy cơ tốc mái.

    - Nhà phố kiểu dáng hiện đại, trẻ trung sử dụng kết cấu mái bằng làm toát lên vẻ đẹp tinh tế và trang nhã.

    - Công trình nhà phố, nhà cao tầng trong hẻm nhỏ nên lựa chọn kiểu mái bằng để không gây ảnh hưởng đến những ngôi nhà bên cạnh. Vì kết cấu mái bằng có đường nét gọn gàng, đơn giản, mái không có hệ số đua lớn như kiểu mái dốc.

    Những ngôi nhà xây dựng trong hẻm nhỏ nên sử dụng kết cấu mái bằng để không gây ảnh hưởng đến nhà ở xung quanh (Ảnh minh họa: DONGHOUSE)

    1. 5. Quy trình thi công nhà mái bằng

    Quy trình thi công nhà mái bằng bao gồm 3 bước cơ bản:

    1. 5.1. Công tác chuẩn bị

    - Kiểm tra coppha để đảm bảo thiết bị đã được ghép nối chắc chắn theo đúng kỹ thuật, đúng vị trí.

    - Kiểm tra độ võng sàn bê tông cốt thép ở những vị trí khác nhau.

    - Kiểm tra cốt thép theo các tiêu chí như: loại thép, số lượng, vị trí, mật độ thép, chiều dài, các vị trí nối và buộc thép, làm sạch và đánh rỉ thép.

    - Chuẩn bị máy móc, thiết bị và nguồn nhân lực.

    - Tính toán diện tích, độ dốc của mái bằng bê tông cốt thép.

    - Làm sạch coppha và cốt thép.

    Gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, máy móc, vật liệu và nguồn nhân lực để quá trình thi công mái bằng diễn ra nhanh chóng và an toàn (Ảnh minh họa: 72 House)

    1. 5.2. Thi công phần sàn mái bê tông cốt thép

    - Nếu gia chủ đổ bê tông mái vào mùa hè với mức nhiệt độ trên 30 độ C, hãy đổ một cách liên tục để đảm bảo tính liên kết chặt chẽ của bê tông. Tốt nhất, hãy chia mặt sàn mái thành từng dải bằng nhau, mỗi dải rộng 1-2m và tiến hành đổ lần lượt từng dải.

    - Sau khi đổ bê tông, nhân công sẽ đầm và gạt mặt, chờ bê tông bay bớt hơi nước, bề mặt hơi se lại thì tiến hành đầm lần hai. Thông thường, trong trường hợp nắng to, thời gian đầm giữa hai lần cách nhau 2 giờ đồng hồ, còn nếu trời mát thì thời gian là 4 giờ.

    Khi thi công phần sàn mái bê tông cốt thép, cần đảm bảo các khối bê tông được liên kết chặt chẽ (Ảnh minh họa: Planter Box House)

    1. 5.3. Chống thấm cho mái bằng bê tông cốt thép

    Sau khi đổ bê tông xong, gia chủ có thể lựa chọn thêm những phương án như lợp ngói, lợp tôn để tăng hiệu quả chống thấm, ngăn ảnh hưởng của môi trường đến phần mái, nâng cao tính thẩm mỹ của công trình.

    Cần áp dụng thêm các giải pháp chống thấm cho nhà mái bằng bê tông cốt thép để nâng cao tuổi thọ công trình (Ảnh minh họa: FORT7 House)

    1. 6. Chi phí làm nhà mái bằng được tính như thế nào?

    Chi phí làm nhà mái bằng được nhiều gia đình quan tâm nhằm tạo sự chủ động khi chuẩn bị tài chính. Nếu gia chủ lựa chọn phương án xây nhà trọn gói chìa khóa trao tay, mái bằng bê tông cốt thép thường được tính bằng 50% hoặc 100% diện tích sàn xây dựng.

    Chi phí xây dựng phần mái bằng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (Ảnh minh họa: Nga House)

    Với các vật liệu chủ yếu để làm mái bằng bê tông cốt thép đó là bê tông, thép, coppha, cách tính chi phí xây mái bằng được tính như sau:

    Ví dụ, ngôi nhà có diện tích sàn mái bê tông là 100m2, dày 100mm, quy thành 10m3 bê tông. 

    Chi phí sẽ được tính cụ thể:

    - Bê tông: 10m3 x đơn giá 2.000.000 đồng/m3 = 20.000.000 đồng

    - Thép: 1.500kg x đơn giá 22.000 đồng/kg = 33.000.000 đồng

    - Coppha: 100m2 x đơn giá 150.000 đồng/m2 = 15.000.000 đồng

    - Chi phí thuê nhân công: Khoảng 5.000.000 đồng

    Vậy tổng chi phí xây mái bằng bê tông cốt thép là 73.000.000 đồng, chỉ tính riêng phần mái.

    >>> Xem thêm: TOP 10 nhà đẹp mái bằng: Vừa tránh gió bão tốt, vừa tận dụng được sân thượng, phù hợp với diện tích nhỏ

    Nhà mái bằng là kiểu nhà được xây dựng phổ biến ở cả khu vực thành phố và nông thôn với nhiều thế mạnh nổi bật. Hi vọng bài viết trên đây của Happynest đã giúp gia chủ nắm bắt kỹ lưỡng những thông tin cơ bản về nhà mái bằng để trả lời câu hỏi làm nhà mái bằng có nóng không, từ đó lựa chọn những giải pháp chống nóng phù hợp khi xây kiểu nhà này.

    Tổng hợp và viết bài: Thanh Nhàn

    *Bài viết được biên tập bởi đội ngũ Happynest. Xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0