Vì sao trần nhà bị mốc dù mới xây và cách khắc phục

    Cập nhật ngày 07/11/2022, lúc 09:305.667 lượt xem

    Trần nhà bị mốc sau nhiều năm sử dụng là tình huống thường thấy, nhưng tại sao trần nhà mới xây đã bị mốc ngay? Nguyên nhân là gì và cách khắc phục như thế nào?

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    Sau thời gian thi công và sử dụng, nhiều ngôi nhà bắt đầu xuất hiện tình trạng trần nhà hay tường bị mốc khiến gia chủ vô cùng hoang mang. Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, độc giả Lê Hòa đã đặt câu hỏi như sau: “Không chỉ trần thạch cao mà tường bên hông nhà cũng bị mốc đen. Bên thi công nói đã quét chống thấm nên lỗi này là độ ẩm trong nhà quá cao. Tôi nên xử lý thế nào?”

    Hình ảnh tường hông nhà và trần thạch cao nhà độc giả Lê Hòa bị mốc đen dù nhà mới xây chỉ 1 năm

    Giải đáp cho vấn đề trần nhà bị mốc dù mới xây, KTS Trương Thành Trung (Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất T&T) cho biết, nhiều khả năng lỗi này do chọn sơn kém chất lượng hoặc thi công không đúng quy trình.

    Bên cạnh điều kiện độ ẩm, lớp sơn tường không được thi công đúng chuẩn cũng có thể khiến trần nhà bị mốc dù mới xây (Ảnh minh họa)

    Cụ thể, KTS Trương Thành Trung đã phân tích nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trần nhà bị mốc như sau:

    1. Nguyên nhân trần nhà bị mốc dù mới xây
     

    Theo KTS Trương Thành Trung, có 3 nguyên nhân chính có thể dẫn đến việc trần nhà bị mốc dù mới xây:

    Thứ nhất, gia chủ sử dụng sơn trong nhà không có lớp lót kháng kiềm (loại sơn màu trắng làm lớp nền trước khi thi công lớp sơn màu tiếp theo). Sơn lót chống kiềm có tác dụng chính chống nấm mốc, rêu cho bức tường. 

    Thứ hai, bề mặt tường trần chưa khô, nhưng thợ vẫn sơn thi công. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến lớp sơn bề mặt tường, làm giảm khả năng chống ẩm mốc hay rêu nấm.

    Thứ ba, cũng có khả năng khác là sử dụng sơn nội thất kém chất lượng, vừa không bảo vệ được bề mặt tường, vừa có khả năng tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi, phát triển.

    Sử dụng sơn nội thất kém chất lượng có thể gây ra hiện tượng trần nhà bị mốc về lâu dài (Ảnh minh họa)

    >>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng ẩm mốc trên tường nhà bạn 

    2. Cách khắc phục trần nhà bị mốc
     

    Để xử lý tình trạng trần nhà bị mốc, có thể áp dụng các bước sau:

    Thứ nhất, nâng khả năng chống thấm từ tường phía ngoài bằng cách quét thêm hai lớp sơn chống thấm hoặc dùng Sikalatic-590 lăn lại bề mặt tường, sau đó sơn hoàn thiện. Hóa chất chống thấm sika được dùng nhiều nhất hiện nay từ hộ gia đình cho đến các tòa nhà lớn. Đây là phương pháp quét trực tiếp hoá chất lên bề mặt sàn để tạo thành một lớp bảo vệ giúp ngăn chặn nước thấm qua mặt sàn.

    Thứ hai, cần đánh bằng giấy giáp bề mặt toàn bộ lớp tường đã sơn trong nhà, kể cả trần thạch cao, sau đó để chúng “thở” trong 2-3 ngày. Tiếp đó là lăn sơn hai lớp lót kháng kiềm.

    Cần lưu ý, nếu có bả thì nên bả thật mỏng và đánh giấy giáp tường trước khi sơn.

    >>> Xem thêm: Làm gì để trần nhà không bị dột thấm? Nguyên nhân và cách khắc phục khi trần nhà dột thấm 

    Thứ ba, dùng sơn hoàn thiện chính hãng. Nếu có điều kiện kinh tế bạn có thể sử dụng loại sơn “5 trong 1”, có khả năng chống và chùi rửa nấm mốc.

    Thứ tư, khi thi công bạn nên chọn những ngày thời tiết nắng ráo để sơn tường, như vậy mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

    Ngoài ra bạn có thể xử lý trần nhà bị mốc bằng cách pha dung dịch theo tỷ lệ 1 lít javen với 5 lít nước (1:5) để có thể lau chùi toàn bộ bề mặt. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể áp dụng được với tình trạng mới xuất hiện nấm mốc. Nếu như để hiện tượng này quá lâu, nấm mốc đã ăn sâu vào bề mặt tường và trần thạch cao sẽ rất khó xử lý.

    Tình trạng trần nhà bị mốc nên được xử lý càng sớm càng tốt để không gây ảnh hưởng đến kết cấu tường của ngôi nhà (Ảnh minh họa)

    >>> Xem thêm: Giải quyết hiện tượng nấm mốc và bong tróc tường thường gặp ở Việt Nam 

    Để tránh trong nhà độ ẩm quá cao, khi thời tiết nồm ẩm, tốt nhất nên đóng hết các cửa sổ và mở điều hòa ở chế độ hút ẩm. Nếu điều hòa không có chế độ này, nên mở cửa để hơi nước không bám được vào bề mặt nội thất. Ngoài ra, có thể bật đèn chiếu sáng liên tục, giúp giảm độ ẩm trong nhà.

    Nguồn: VnExpress

    Thân mời bạn tham gia chiến dịch “CHUYỂN NHÀ, CHUYỂN MÌNH” được tổ chức từ ngày 23/10 đến hết 14h ngày 13/11 trên group Happynest, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 50.000.000 đồng.

    Chiến dịch “Chuyển nhà, chuyển mình” là cơ hội để bạn: 

    - Chia sẻ câu chuyện, hành trình sở hữu ngôi nhà của mình; những khó khăn khi mua/ xây/ hoàn thiện nhà mà bạn đã trải qua. 

    - Học hỏi những kinh nghiệm, bài học quý giá (về địa điểm, ngân sách, vấn đề pháp lý hay cách thiết kế không gian sống…) từ chính trải nghiệm của bản thân bạn.

    Tìm hiểu thông tin chi tiết và cách thức tham gia ngay tại đây.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn hãy liên hệ với fanpage Happynest để được admin hỗ trợ nhé.

     

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0