Vu Lan báo hiếu có cần mâm cao cỗ đầy, đốt nhiều vàng mã?

22/08/2024 07:0068 lượt xem

Lễ Vu Lan, diễn ra vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, là một trong những dịp quan trọng nhất để con cháu thể hiện lòng biết ơn và hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Nguồn gốc của ngày lễ này xuất phát từ câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ, nhấn mạnh tinh thần hiếu đạo trong đạo Phật. Nhiều người có thói quen đốt vàng mã ngày Vu Lan báo hiếu, nhưng thực chất lễ Vu Lan có cần mâm cao cỗ đầy hay đốt nhiều vàng mã không?

*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

Vu Lan là dịp để báo hiếu, báo ân

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ câu chuyện về Mục Kiền Liên, một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, người đã dùng sức mạnh và lòng thành kính để cứu mẹ mình thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Ngày Vu Lan từ đó trở thành biểu tượng cho sự báo hiếu, nhắc nhở con người về lòng biết ơn đối với cha mẹ và tổ tiên.

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ câu chuyện về Mục Kiền Liên, sau đó trở thành dịp lễ để bày tỏ lòng báo hiếu

Mục Kiền Liên là một người con hiếu thảo, dù đã trở thành đệ tử Đức Phật với sức mạnh siêu phàm, nhưng ông vẫn không quên người mẹ đã nuôi dưỡng mình. Khi biết mẹ mình phải chịu khổ cực ở cõi âm, ông đã tìm mọi cách để cứu mẹ thoát khỏi cảnh đó. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của ông đều không thành công cho đến khi ông tìm đến sự giúp đỡ của Đức Phật. Chính Đức Phật đã dạy ông cách cầu siêu cho mẹ bằng cách mời chư tăng vào rằm tháng 7 để làm lễ, nhờ đó mà mẹ ông đã được siêu thoát.

Báo ân không phải là đốt thật nhiều vàng mã

Xuất phát từ sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ, lễ Vu Lan là dịp để con cháu trong gia đình tưởng nhớ ông bà, cha mẹ, tổ tiên, phát huy truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng hiện nay, ở nhiều gia đình cũng như nhiều nơi, cho rằng đây là tháng cô hồn, tháng của ma quỷ, không đem lại may mắn, đồng thời để báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên, họ đua nhau cung tiến tiền vàng, vật dụng vào chùa, sắm sửa thật nhiều vàng mã và đốt tràn lan với niềm tin rằng thế mới là hành động báo hiếu tổ tiên, cúng thí cô hồn.

Việc đốt nhiều vàng mã không thể hiện hoặc đại diện cho sự báo hiếu, báo ơn

Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển, lễ Vu Lan ở Việt Nam không những nhắc nhở việc báo hiếu cha mẹ mà còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn để biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với tư duy hiền hậu chất phác của người Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, người ta đặc biệt trân trọng ơn cha mẹ sinh thành, đã mang nặng đẻ đau và vất vả nuôi con. Cha mẹ sinh ra ta, nhưng để có cha mẹ, thì phải nhớ đến ông bà tổ tiên, cửu huyền thất tổ. Vì thế, trong “mùa hiếu hạnh” này, mỗi con người được nhắc nhớ tìm về nguồn cội, thể hiện sự hiếu kính với ông bà, tổ tiên.

Theo lời Phật dạy, việc tỏ lòng thành kính biết ơn đấng sinh thành của mỗi người có những cách khác nhau. Riêng các Phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phúc cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng… Trong đó, đại chúng có cách thể hiện theo suy nghĩ và nhận thức của đại chúng. Phật tử thì tưởng nhớ tới tổ tiên, cha mẹ, những người thân quen đã khuất bóng, những người đang sống bằng nhiều cách như ăn chay, niệm Phật, làm phúc, đến chùa nghe thuyết pháp, giúp đỡ và quan tâm đến cha mẹ, những người thân quen, chú trọng giúp đỡ cộng đồng để báo hiếu và tri ân công đức được hưởng công phúc chung.

>>> Xem thêm: ​​Vu Lan về, cùng điểm lại 5 công trình nhà Việt dành tặng cha mẹ và trăn trở của những người con khi xây nhà cho đấng sinh thành 

Hiểu đúng về lễ Vu Lan để tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mê tín, phi Phật giáo

Tuy nhiên, cùng với những nét đẹp văn hóa đó, ngày lễ Vu Lan đang bị yếu tố mê tín, phi Phật giáo tác động, đó là tục đốt vàng mã. Dịp này, nhà nhà lại sắm sửa lễ vật, vàng mã để cúng chúng sinh, nhà ít cũng đốt vài bộ quần áo, mấy xấp tiền vàng cho “người cõi âm” hết vài trăm ngàn, nhà nhiều, đốt cả ô tô, xe máy, nhà lầu, tốn đến tiền triệu. Mặc dù nhận thức được đốt vàng mã là tốn tiền của, là khói bụi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và ngay cả khi nhiều ngôi chùa đã đặt biển cấm đốt vàng mã trong chùa, song việc đốt vàng mã vẫn diễn ra phổ biến.

Về vấn đề này, Thượng tọa Thích Đạo Hiển khẳng định: Lễ Vu Lan có nguồn gốc Phật giáo nhưng trong giáo lý nhà Phật không khuyên con người đốt vàng mã trong dịp này để báo hiếu, thể hiện lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Việc đốt nhiều vàng mã sẽ gây tốn kém và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Bởi vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi việc thực hành tiết kiệm trong việc sử dụng vàng mã cũng như tổ chức các hoạt động dịp rằm tháng 7.

Cốt lõi của lễ Vu Lan: Tâm trong sáng, hướng thiện

Lý giải cụ thể hơn về vấn đề này, Thượng tọa Thích Đạo Hiển cho rằng lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan trở thành ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Cốt lõi của lễ Vu Lan là tâm hướng thiện, tưởng nhớ công ơn của cha mẹ và tổ tiên

Bên cạnh đó, với tinh thần Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, ngày Vu Lan hàng năm cũng là ngày tri ân, báo ân tới những người có công với đất nước, những anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc với lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Bởi vậy, điều cốt lõi trong dịp Vu Lan là cần có cái tâm trong sáng, hướng thiện, lối sống vị tha, biết chăm lo cho những người xung quanh…

Trong Phật giáo không có tục lệ đốt vàng mã. Tục lệ này xuất phát từ thời chiếm hữu nô lệ, không còn phù hợp trong thời đại ngày nay. Theo quan điểm của Phật giáo, chỉ dùng cái tâm, tâm niệm để tưởng nhớ, noi gương các bậc tiền bối, các bậc thần thánh để từ đó làm tốt trong đời sống của mình, không cần phô trương, lãng phí.

>>> Xem thêm: Lễ Vu Lan có phải là lễ xá tội vong nhân? 

Trong Phật giáo không có tục lệ đốt vàng mã, bởi vậy quan niệm lễ Vu Lan cần đốt nhiều vàng mã để thể hiện lòng biết ơn là không chính xác

Sống đúng đạo hiếu theo tinh thần Vu Lan

Đạo hiếu Vu Lan theo tinh thần Phật giáo chân chính là biết lo cho đất nước, cho dân tộc, lo cho những người xung quanh, có lòng vị tha, biết chăm lo cho nhau. Nếu không làm việc thiện, sống không có tâm thiện thì dù có làm mâm cao cỗ đầy hay đốt nhiều tiền vàng đến đâu cũng vô ích, không phải là chí hiếu.

Thay vì dành nhiều công sức và tiền bạc cho việc đốt vàng mã, hãy dành thời gian đó để sống một cách chân thành, tử tế và có ích. Hãy chăm sóc và quan tâm đến cha mẹ khi họ còn sống, bởi đó mới là cách báo hiếu đúng đắn và ý nghĩa nhất. Việc làm thiện, giúp đỡ người khác và sống một cuộc đời tử tế không chỉ mang lại hạnh phúc cho bản thân mà còn là cách để tích đức cho con cháu sau này.

Thay vì dành nhiều công sức và tiền bạc cho việc đốt vàng mã, hãy dành thời gian đó để sống một cách chân thành, tử tế và có ích

>>> Xem thêm: Những lời chúc lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ hay, ý nghĩa 2024 

Lễ Vu Lan không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tri ân cha mẹ, tổ tiên mà còn là cơ hội để mỗi người nhìn lại chính mình, sống đúng với đạo làm con, biết yêu thương và chia sẻ. Hãy biến những giá trị tốt đẹp của ngày lễ Vu Lan thành hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, để không chỉ mỗi mùa Vu Lan, mà suốt cả cuộc đời, chúng ta đều sống với lòng hiếu thảo, biết ơn và nhân ái.

Tổng hợp

*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

Nguyễn An ChiTheo dõi

Bình luận

Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

Bài đăng liên quan

Chuyện nhà

Xem tất cả

Kho kiến thức

Xem tất cả

Happynest Story

Xem tất cả

Sự kiện

Xem tất cả

HappynestTV

Xem tất cả

Thảo luận

Xem tất cả

Ăn - Chơi

Xem tất cả
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0