Cứ đến đầu tháng 7, người dân tại nhiều địa phương lại nô nức chuẩn bị cúng cô hồn. Vật lễ cúng cô hồn có thể thay đổi nhưng vẫn phải đầy đủ một vài vật phẩm cơ bản. Vậy, khi cúng cô hồn, gia chủ phải chuẩn bị những vật lễ nào?
*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.
Một số vật lễ cúng cô hồn gia chủ cần lưu ý chuẩn bị
Tìm hiểu nguồn gốc của phong tục cúng cô hồn
Cúng cô hồn được cho là phong tục bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo quan niệm trong dân gian thì cứ từ mùng 2/7 âm lịch hàng năm, Quỷ Môn Quan lại mở cửa cho cô hồn trở về thăm người thân trước khi siêu thoát, chuyển kiếp. Đúng 12 giờ ngày 14/7 âm lịch, Quỷ Môn Quan lại đóng lại. Khi đó, tất cả ma quỷ, cô hồn phải quay về nơi đã thoát ra.
Cúng cô hồn được cho là phong tục bắt nguồn từ Trung Quốc
Cũng từ truyền thuyết trên mà cứ đến tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân tại nhiều địa phương lại chuẩn bị mâm cúng cô hồn. Mục đích của việc này là không để cô hồn làm loạn dương gian. Cúng cô hồn thường được người dân tổ chức từ ngày 2 đến ngày 14/7 âm lịch.
>>> Xem thêm: Những điều cần cẩn trọng khi thờ cúng vào tháng 7 cô hồn
Tục cúng cô hồn khá phổ biến tại Việt Nam
Vật lễ cúng cô hồn cần chuẩn bị
Tùy tập quán của từng địa phương, vật lễ trên mâm cúng cô hồn có thể thay đổi. Tuy nhiên, phần lớn vật lễ cơ bản thường bao gồm:
- Muối: 1 đĩa
- Gạo: 1 đĩa
- Tiền vàng: Trên 15 lễ
- Trang phục vàng mã: 20 đến 50 bộ
- Cháo loãng: Khoảng 12 chén nhỏ
- Cơm vắt: Khoảng 3 vắt
- Mía: Cắt thành từng khúc nhỏ dài khoảng 15cm nhưng để nguyên vỏ
- Đường thẻ: 12 cục
- Nước sạch: 3 ly nhỏ
- Nhang: 3 cây
- Nến: 2 cây
Một số vật lễ cúng cô hồn cần chuẩn bị
Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị thêm một chút bánh kẹo, hoa quả, tiền lẻ (mệnh giá tùy thuộc theo điều kiện kinh tế).
Cách thức bài trí mâm cúng cô hồn
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ vật lễ, gia chủ cần bắt tay vào khâu sắp xếp mâm cúng. Sau đây là một vài lưu ý khi bài trí mâm cúng cô hồn:
- Tiền vàng rải ra mâm đối xứng theo 4 hướng.
- Ứng với mỗi hướng là từ 3 đến 7 cây hương (số lượng cây hương phải là số lẻ như 3, 5, 7).
- Vật lễ như bánh, kẹo, sữa,... thường dùng để cúng cho thai nhi.
- Cháo loãng và nước mía chủ yếu sử dụng để cúng cho vong linh, quỷ đói.
Tiền vàng cần rải ra mâm cúng theo 4 hướng
Lưu ý trước và sau khi cúng cô hồn theo kinh nghiệm dân gian
Bên cạnh công tác chuẩn bị và sắp xếp vật lễ, gia chủ cần phải chú ý đến một vài vấn đề trước và sau khi thực hiện cúng cô hồn.
>>> Xem thêm: Những điều cần cẩn trọng khi thờ cúng vào tháng 7 cô hồn
Vị trí cúng
Theo kinh nghiệm truyền miệng trong dân gian, cúng cô hồn có thể thực hiện tại bất kỳ đâu, miễn sao không phải trong nhà. Thông thường, mọi người sẽ cúng trước cổng, dọc đường đi.
Gia chủ không nên cúng cô hồn trong nhà
Sở dĩ cúng cô hồn không được tiến hành trong nhà là bởi theo quan niệm của nhiều người thì vong thường quấy nhiễu khi vào trong nhà. Vì thế, sau khi cúng xong, gia chủ cần tiễn vong bằng cách vãi muối, đường, vàng mã,... đây là những vật phẩm được cho là sẽ theo cô hồn về âm giới.
Thời điểm cúng
Kể từ ngày mùng 2 đến ngày 14/7 âm lịch, gia chủ có thể bắt đầu cúng cô hồn. Vì theo quan niệm trong dân gian thì đây là khoảng thời gian Quỷ Môn Quan mở cửa. Tuy nhiên theo nghiên cứu của một vài chuyên gia văn hóa, không có quy tắc cụ thể nào về thời gian cứu cô hồn.
Từ ngày 2/7 âm lịch, gia chủ có thể bắt đầu cúng cô hồn
Khi lựa chọn xong ngày cúng, gia chủ sẽ tiếp tục lựa chọn giờ cúng. Trường hợp cúng trước ngày 15/7 âm, gia chủ nên cúng vào khoảng thời gian từ 17:00 đến 19:00. Bởi theo nhiều người thì trong khoảng thời gian này âm khí đã mạnh nhưng chưa lấn át hết dương khí. Trường hợp cúng muộn vào ngày 15/7 âm lịch, gia chủ cần tiến hành cúng trước 12:00.
Thủ tục sau khi cúng
Sau khi thực hiện sau nghi thức cúng cô hồn, gia chủ cần tiến hành đốt vàng mã tại chỗ. Sau đó tiến hành rải muối, gạo quanh nhà. Tất cả vật lễ đã cúng cô hồn không được mang vào nhà.
Sau khi cúng cô hồn, gia chủ cần rải muối và gạo quanh nhà
Xử lý vật lễ sau cúng
Theo quan niệm dân gian, đồ đã đem cúng cô hồn thì không nên dùng lại. Bởi phần lớn mọi người đều cho rằng đồ cúng đều nặng âm khí, không tốt cho người dương.
Gia chủ không nên dùng lại vật lễ sau khi đã cúng xong
Do vậy, gia chủ tốt nhất không nên ăn lại. Đặc biệt là với đồ cúng để ngoài trời lâu, có dấu hiệu mốc hỏng, mọi người lại càng không nên sử dụng.
Đồ cúng để ngoài trời lâu không tốt cho sức khỏe
Dễ thấy rằng vật lễ cúng cô hồn có thể thay đổi tùy theo phong tục của từng địa phương. Bên cạnh chuẩn bị vật lễ, gia chủ còn phải chú ý lựa chọn thời điểm, xử lý đúng cách vật phẩm sau khi cúng. Hy vọng từ những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã phần nào nắm rõ quy trình chuẩn bị và làm lễ cúng cô hồn!
Nguồn: Tổng hợp
>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm cúng đổ móng nhà chi tiết nhất
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.