Giải mã ý nghĩa của các phong tục Tết cổ truyền Việt Nam

    Cập nhật ngày 26/12/2024, lúc 07:002.412 lượt xem

    Vào dịp Tết cổ truyền Việt Nam, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau sum vầy, đoàn tụ và chào đón năm mới. Đây cũng là dịp mọi người thực hiện các phong tục truyền thống ngày Tết vốn được lưu giữ từ đời này sang đời khác.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    Tục cúng ông Công ông Táo: Nét văn hóa lưu truyền qua bao đời

    Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là phong tục không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam. Ông Công ông Táo vốn là đại diện cho sự êm ấm, hạnh phúc của một gia đình, một gia đình có sung túc, ấm no hay không sẽ thể hiện rõ ràng nhất qua những bữa cơm.

    Vào ngày này, các gia đình sẽ dọn dẹp không gian nhà bếp sạch sẽ, gọn gàng. Sau đó chuẩn bị mâm cúng và cá vàng để cúng đưa ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc làm của gia chủ trong một năm qua.

    Cá vàng sau khi cúng xong sẽ được đem thả ra sông, suối. Hiện nay, có một số gia đình không cúng bằng cá chép thật, thay vào đó là cá chép bằng giấy, sau khi cúng xong sẽ hóa cùng mũ áo, tiền vàng.

    Vào dịp Tết cổ truyền Việt Nam, các gia đình thường chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ để cúng đưa ông Táo về trời

    Ý nghĩa của tục xông đất đầu năm

    Vào dịp Tết cổ truyền Việt Nam, mọi người rất coi trọng việc xông đất đầu năm, nhằm cầu mong sự bình an, hạnh phúc, phát tài phát lộc. Có một số gia đình còn đi xem tuổi để tìm người hợp tuổi với gia chủ đến xông đất. Tục xông đất được thực hiện ngay sau thời khắc giao thừa, người xông đất thường có tính cách hoạt bát, vui vẻ, hay gặp may mắn và làm ăn thuận lợi.

    Xông đất là một trong những phong tục quan trọng diễn ra vào dịp Tết cổ truyền Việt Nam

    >>> Xem thêm: Top những điều kiêng kỵ khi xông đất đầu năm mà gia chủ nên biết

    Tặng lì xì: Không chỉ là tiền mà còn là lời chúc may mắn

    Người Việt Nam có phong tục đi chúc Tết gia đình, bạn bè và người thân vào những ngày đầu năm mới. Vào dịp này, mọi người sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, cầu mong một năm mới gặp nhiều thuận lợi và bình an. Đặc biệt, mọi người sẽ tặng cho nhau những phong bao lì xì có đựng tiền mới ở bên trong mà không quan trọng về mệnh giá.

    Tặng tiền lì xì vào dịp Tết cổ truyền Việt Nam là lời cầu chúc may mắn, bình an và sung túc

    Mâm ngũ quả: Biểu tượng cho sự sung túc và đủ đầy

    Với người dân Việt Nam, Tết Nguyên đán không thể thiếu mâm ngũ quả. Tùy vào phong tục mỗi vùng miền, mâm ngũ quả sẽ gồm những loại trái cây khác nhau. Nhưng nhìn chung, mâm ngũ quả phải được sắp xếp trang trọng, đẹp mắt, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên, đồng thời cầu mong một năm mới may mắn, bình an và sung túc.

    Tết cổ truyền Việt Nam luôn có mâm ngũ quả trên bàn thờ ông bà tổ tiên

    >>> Xem thêm: Gợi ý quà Tết ý nghĩa cho gia đình và bạn bè năm 2025

    Trên đây là những phong tục truyền thống được thực hiện trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam. Những phong tục này tuy quen thuộc và đơn giản nhưng mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt, thể hiện mong muốn của mọi người về một năm mới bình an, đủ đầy và hạnh phúc.

    Tổng hợp

    *Đăng ký kết nối tư vấn thiết kế thi công ngay bằng cách để lại thông tin dưới box này nhé!

    Nhàn NguyễnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0