Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tắm nước nóng và nước lạnh đều có những tác dụng tốt đối với sức khoẻ của chúng ta. Vậy khi nào nên tắm nước nóng và thời điểm nên tắm nước lạnh ? Tham khảo bài viết này ngay nhé.
*Theo dõi Happynest thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích về nhà ở nhé.
Khi nào nên tắm nước nóng và thời điểm nên tắm nước lạnh
1. Lợi ích của việc tắm nước nóng
1.1 Thư giãn các cơ
Như đã nói ở trên, tắm nước nóng có thể tăng cường lưu lượng máu, giúp thả lỏng các khớp cứng và cơ bắp. Nước nóng có tác dụng làm giãn nở mạch máu để hấp thụ oxi và góp phần làm thư giãn các cơ toàn thân.
Ngoài ra, một số người có tiền sử về bệnh đau khớp, thấp khớp và các cơ thì nên tắm nước nóng để máu được tuần hoàn tốt hơn, giảm cảm giác đau nhức.
Tắm nước nóng giúp thư giãn các cơ
1.2 Cải thiện sức khỏe tim mạch
Một nghiên cứu từ năm 2014 mà mình biết, việc tắm nước nóng có thể cải thiện lưu thông máu ở những người bị suy tim mãn tính, điều này là do sự giãn nở tự nhiên của các mạch máu khi gặp nhiệt độ cao.
Một nghiên cứu năm 2012 cũng khám phá rằng ngâm chân trong nước nóng cũng có thể giảm độ xơ cứng động mạch, từ đó giảm bớt nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến huyết áp cao.
Tắm nước nóng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
1.3 Giảm chứng đau nửa đầu
Đau đầu là triệu chứng thường xuyên xảy ra ở người lớn tuổi hoặc hoạt động trí óc quá nhiều. Đặc biệt, nguyên nhân của chứng đau nửa đầu là do các mạch máu bị tắc nghẽn quá nhiều.
Vì thế, nước nóng sẽ giúp cho các mạch máu được lưu thông một cách dễ dàng hơn đánh bay đi những cơn đau đầu gây khó chịu cho cơ thể.
Tắm nước nóng giúp giảm chứng đau nửa đầu
1.4 Kích thích tuần hoàn và hệ thống bạch huyết
Hệ tuần hoàn hoạt động dựa trên quá trình oxy hóa các tế bào có bên trong cơ thể. Quá trình này sẽ diễn ra hoàn hảo hơn nếu các mao mạch máu được giãn nở.
Vì thế nước nóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mao mạch giãn nở tốt hơn thúc đẩy quá trình tuần hoàn hoạt động có hiệu quả.
1.5 Giảm căng thẳng và lo âu
Tắm nước nóng giúp cho máu lưu thông đều đặn tạo điều kiện giúp cho các cơ trên cơ thể và não được thư giãn, giúp giảm ngay căng thẳng hoặc lo âu. Khi bạn đang tắm, nước cũng sẽ có thể massage khắp cơ thể và tạo cảm giác thư giãn đến tột độ.
Tắm nước nóng giúp cho máu lưu thông đều đặn tạo điều kiện giúp cho các cơ trên cơ thể và não được thư giãn
1.6 Loại bỏ độc tố
Sau một ngày làm việc và về nhà, cơ thể của bạn sẽ bám đầy bụi và vô số những vi khuẩn có hại cho cơ thể.
Nước nóng sẽ làm cho lỗ chân lông trên da được giãn nở và cũng từ đấy mà vi khuẩn cũng như các độc tố khác dễ dàng được rửa sạch, giúp bạn tránh khỏi các nguy cơ gây hại khác.
1.7 Cải thiện giấc ngủ
Nước nóng còn được biết là có khả năng đẩy lùi chứng mất ngủ và các chứng rối loạn về giấc ngủ, đồng thời giúp bạn dễ đến với giấc ngủ hơn. Tắm nước nóng được cho là có thể giảm nhẹ căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời giúp thư giãn các cơ bị đau nhức.
Người ta còn chỉ ra rằng tắm nước nóng có thể tăng cường sự linh hoạt của các cơ, giúp bạn có một cơ thể dẻo dai.
Tắm nước nóng giúp cải thiện giấc ngủ
1.8 Gia tăng sức khỏe não bộ
Một nghiên cứu từ năm 2018 đã điều tra tác động của nước nóng đối với chức năng hoạt động của não bộ, kết quả tắm nước nóng:
- Thúc đẩy sự tồn tại của các hoạt chất dinh dưỡng thần kinh BDNF.
- Phát triển và duy trì hoạt động của các tế bào thần kinh.
- Gia tăng khả năng học tập và ghi nhớ.
Một nghiên cứu nhỏ chia 8 người thành 2 nhóm: một nhóm đã tắm 20 phút trong nước nóng có nhiệt độ 42 độ C, nhóm còn lại ngâm mình 20 phút trong nước ấm có nhiệt độ 35 độ C.
Kết quả cho thấy những người tham gia tắm nước nóng có mức chuyển hóa tế bào thần kinh não bộ cao hơn đáng kể. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tình trạng tăng thân nhiệt do tắm nước nóng làm tăng sức khỏe não bộ.
Tắm nước nóng giúp gia tăng sức khỏe não bộ
2. Lợi ích của việc tắm nước lạnh
2.1 Tăng lưu thông máu
Việc tiếp xúc với nước lạnh sẽ khiến các mao mạch trên bề mặt da co lại, từ đó chuyển hướng chảy của máu ra khỏi bề mặt da.
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy tắm nước lạnh sau khi tập thể dục, thể thao có thể hạ nhiệt cơ thể và cải thiện quá trình hydrat hóa (giữ nước và cấp nước). Khi máu di chuyển ra khỏi da, các mạch máu trong các mô sâu hơn sẽ giãn ra, giúp cải thiện lưu thông ở khu vực này.
Tắm nước lạnh giúp tăng lưu thông máu
2.2 Tăng cường hệ miễn dịch
Sau khi tắm nước lạnh quá trình trao đổi chất của cơ thể có xu hướng diễn ra nhanh hơn để bù lại lượng nhiệt giảm mạnh khi tiếp xúc với nước lạnh.
Ngoài ra, tắm nước lạnh cũng giúp sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
2.3 Giảm đau, giảm viêm và sưng, giảm co thắt cơ bắp
Khi cơ thể tiếp xúc với nước lạnh thì các dây thần kinh sẽ bị co lại tác động lên các cơ và giúp giảm đau cực kì tốt. Nếu bạn gặp tai nạn dẫn đến các khớp bị viêm sưng hoặc co thắt, bạn có thể tắm nước lạnh để phần nào giảm tình trạng đau sưng.
Tắm nước lạnh giúp giảm đau, giảm viêm và sưng, giảm co thắt cơ bắp
2.4 Giảm nồng độ Cortisol
Cortisol thường được xem là “hormone căng thẳng" mà cơ thể tiết ra để phản ứng với stress. Do đó, giảm nồng độ cortisol trong máu có thể giúp giảm mức độ căng thẳng đáng kể.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khi tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước lạnh, nồng độ cortisol của cơ thể sẽ giảm xuống.
Tắm nước lạnh giúp giảm nồng độ Cortisol
3. Khi nào nên tắm nước lạnh và nước nóng?
Nhìn chung, việc tắm nước nóng hay nước lạnh tốt hơn sẽ tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa của từng người.
Nếu bạn bị các chấn thương gây viêm nhiễm có thể tắm nước lạnh để giảm đau. Nếu muốn cải thiện giấc ngủ và loại bỏ độc tố có thể tắm nóng trước khi ngủ từ 1 đến 2 giờ.
Nhìn chung, việc tắm nước nóng hay nước lạnh tốt hơn sẽ tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa của từng người
Tổng hợp: Cẩm Vân
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.