Sau đại dịch Covid-19, các gia đình quan tâm nhiều hơn đến những cách thiết kế không gian sống khỏe. Điều mọi người quan tâm đó là một ngôi nhà sạch sẽ, thoáng đãng, tận dụng nguồn lực từ thiên nhiên, loại bỏ yếu tố độc hại, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
Tham gia Group Cộng đồng gia dụng thông minh để nâng cấp chất lượng sống và trang bị những kiến thức hữu ích cho cả gia đình nhé. |
-
1. Thiết kế không gian sống khỏe bằng cách tạo khe hở để ánh sáng mặt trời chiếu qua
Thiết kế không gian sống có sự thoáng sáng quanh năm, nhờ ánh nắng mặt trời, đã trở thành lựa chọn ưa thích của nhiều gia đình. Ánh sáng tự nhiên không chỉ tạo ra một môi trường thoải mái và dễ chịu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn sự lây lan của các mầm bệnh.
Để mang đến không gian sống lành mạnh cho ngôi nhà của bạn, hãy tạo những khoảng mở phù hợp để ánh sáng tự nhiên có thể lan tỏa đều đặn trong toàn bộ ngôi nhà. Tuy nhiên, cần cân nhắc để tránh việc ánh nắng mặt trời chiếu quá nhiều vào nhà, gây ra tình trạng nhiệt đới và khó chịu.
Thiết kế không gian sống khỏe với mặt tiền sử dụng gạch xếp so le nhau, kết hợp cùng tường kính để tối ưu ánh sáng tự nhiên (Ảnh minh họa: Cái tổ Ngói)
Theo kinh nghiệm từ các đơn vị thiết kế, việc tạo khe hở về hướng Nam sẽ giúp ngôi nhà nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất, đảm bảo ấm áp vào đông, mát mẻ vào mùa hè. Còn hướng Tây là hướng nóng, khiến ngôi nhà gặp phải tình trạng nắng gay gắt vào buổi trưa, buổi chiều.
Ánh nắng mặt trời sẽ ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc phát triển trong không gian sống (Ảnh minh họa: Nhà Tiền Giang)
>>> Xem thêm: Không gian sống xanh giữa phố của bố mẹ và 3 con
-
2. Thiết kế không gian sống khỏe với hệ thống lưu thông không khí trong nhà ở
Một trong những cách thiết kế không gian sống khỏe mà bạn có thể áp dụng đó là tạo hệ thống lưu thông gió và không khí trong nhà ở. Giải pháp này sẽ giúp ngôi nhà luôn mát mẻ, thoáng đãng, đánh bay cảm giác ngột ngạt và ẩm mốc, tối ưu lượng điện năng tiêu thụ.
Thiết kế không gian sống khỏe với khoảng sân trong mát mẻ với nhiều loại cây cối, giúp quá trình lưu thông gió và không khí diễn ra hiệu quả hơn (Ảnh minh họa: Khánh House)
Cụ thể, trong nhà ở, gia chủ có thể giúp không khí lưu thông dễ dàng bằng cách xây dựng giếng trời, khoảng thông tầng, sử dụng cửa sổ hoặc gạch thông gió, thiết kế cửa đón gió và thoát gió ở hai phía đối lập. Khi xây dựng hệ thống thông gió, bạn nên tránh hướng Đông Bắc để hạn chế bụi bẩn và gió quá lạnh vào mùa đông.
Khoảng thông tầng cuối nhà cũng là gợi ý thiết kế không gian sống khỏe được nhiều gia đình áp dụng (Ảnh minh họa: Small Brick House)
>>> Xem thêm: Thiết kế không gian sống xanh ở nhà phố cho gia đình có người cao tuổi
-
3. Thiết kế không gian sống khỏe bằng cách trồng thêm nhiều cây xanh
Cây xanh có tác dụng thanh lọc và loại bỏ các chất độc trong không khí, giải phóng oxy, ngăn chặn tia bức xạ từ các thiết bị điện tử, nâng cao chất lượng không khí và giúp không gian mát mẻ, trong lành hơn. Đây chính là lý do bạn nên trồng thêm nhiều cây xanh để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho gia đình mình.
Tuỳ vào từng thiết kế và diện tích, bạn có thể lựa chọn đặt cây ở những vị trí khác nhau. Ví dụ như trồng nhiều cây ở sân vườn trước hoặc bên hông tạo nên khoảng đệm để mang luồng khí mát vào nhà; đặt các chậu cây nhỏ ở phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ… để làm sạch không khí.
Trồng nhiều cây xanh là cách thiết kế không gian sống khỏe dễ áp dụng và mang lại hiệu quả cao nhất (Ảnh minh họa: Phong’s House)
Khi trồng cây xanh trong nhà, bạn cần đảm bảo căn phòng thông gió tốt để hạn chế độ ẩm tăng cao khiến virus và vi khuẩn phát triển nhanh, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Gia chủ thiết kế không gian sống khỏe với một khu vườn xanh ngay trung tâm nhà để lọc không khí (Ảnh minh họa: Baan Krob Nok)
-
4. Hạn chế sử dụng các vật liệu dễ bám bẩn, khó lau chùi khi thiết kế không gian sống khỏe
Nếu muốn thiết kế không gian sống khỏe, bạn nên hạn chế sử dụng các đồ dùng làm từ vải, giấy dán tường có bề mặt thô ráp, thảm trải sàn bằng len… Những loại vật liệu này rất dễ bám bụi và các chất bẩn khác, khó làm sạch dù được vệ sinh kỹ lưỡng. Tốt nhất, bạn hãy lựa chọn các vật liệu có bề mặt nhẵn như gỗ, đá mài cho hạng mục tường, sàn.
Thiết kế không gian sống khỏe ưu tiên sử dụng các vật liệu khó bám bẩn và dễ vệ sinh, nhằm đảm bảo bầu không khí trong nhà ở luôn sạch sẽ (Ảnh minh họa: Belaku)
-
5. Lựa chọn thiết kế không gian sống khỏe theo phong cách tối giản
Để thiết kế không gian sống khỏe, gia chủ có thể lựa chọn xây dựng nhà ở theo phong cách tối giản: tập trung vào đường nét đơn giản, sử dụng màu sắc trung tính nhẹ nhàng, và đồ nội thất nhỏ gọn, đồng thời tối ưu hóa công năng sử dụng.
Một điểm đặc biệt của phong cách tối giản là việc loại bỏ các đồ dùng không cần thiết, giữ lại chỉ những vật dụng chính. Điều này giúp gia chủ dễ dàng dọn dẹp không gian sống một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giảm thiểu sự tích tụ của chất bẩn.
Thiết kế không gian sống khỏe theo phong cách tối giản mang đến cho mọi người cảm giác dễ chịu và thoải mái (Ảnh minh họa: MHA)
-
6. Hạn chế tạo ngóc ngách nhỏ khi thiết kế không gian sống khỏe
Để thiết kế không gian sống khỏe, bạn cần duy trì thói quen dọn dẹp nhà ở thường xuyên, tránh tình trạng bụi bẩn bám chắc vào bề mặt sàn, tường và đồ dùng nội thất. Nhưng điều quan trọng, để vệ sinh nhà ở sạch sẽ, gia chủ không nên sử dụng các thiết kế có nhiều ngóc ngách nhỏ, cản trở quá trình lau chùi.
Bạn hãy ưu tiên các đồ dùng nội thất có thiết kế đơn giản, bề mặt bằng phẳng, hạn chế các hình khối rườm rà hay chi tiết quá nhỏ. Đối với tủ kệ, nên lựa chọn những mẫu sản phẩm có cửa đóng kín hoặc thiết kế âm tường để hạn chế bụi bẩn.
Ưu tiên sử dụng đồ dùng nội thất có thiết kế đơn giản, ít chi tiết để tránh bám bụi bẩn. (Ảnh minh họa: Nhà phố)
-
7. Thiết kế không gian sống khỏe mặt tiền đứng, không có mặt phẳng nằm ngang
Trong ngôi nhà, mặt tiền là vị trí đầu tiên tiếp xúc với nắng, gió, mưa và bụi bẩn. Nếu vị trí này bố trí các mặt phẳng nằm ngang, bụi bẩn bám nhanh mà khó làm sạch. Trong khi đó, nếu lựa chọn mặt phẳng đứng sẽ hạn chế bụi bẩn tích tụ đồng thời kích hoạt chế độ “tự làm sạch” khi trời mưa.
Thiết kế không gian sống khỏe có mặt tiền đơn giản, ít chi tiết giúp hạn chế bụi bẩn tích tụ vào nhà (Ảnh minh họa: House with Hooked Multi Level Crossing)
>>> Xem thêm: Tâm lý học về không gian tác động đến hành vi của chúng ta như thế nào?
Thiết kế không gian sống khỏe là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng khi xây dựng nhà ở hiện nay. Vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh xuất hiện liên tục. Hi vọng những chia sẻ trong bài viết của Happynest đã mang đến cho độc giả nhiều thông tin hữu ích.
Nguồn: Dsign Something