“RỖNG” - Nguyên liệu chính của không gian

    Cập nhật ngày 08/11/2024, lúc 10:009.089 lượt xem
    • Chụp ảnh
      Quang Trần, Đỗ sỹ, Châu Bùi

    ( viết theo yêu cầu hàng xóm ) 

    Âm nhạc đâu chỉ được tạo nên từ những nốt nhạc, chúng còn được tạo nên bởi những khoảng rỗng giữa các nốt. Nếu âm nhạc dẫn dắt người nghe bằng nhịp ( beat ) với đơn vị- thời gian, thì kiến trúc dẫn dắt người xem bằng nhịp với đơn vị- đặc rỗng. Có thể nói nhịp điệu và không gian là linh hồn của kiến trúc. Mà nguyên liệu chính của không gian là những khoảng rỗng. 

    Độ “sâu” của một khoảng rỗng không đo bằng kích thước mà được đo bằng sự cảm nhận, tương tác giữa chủ thể với môi trường bao quanh. Bạn không chạm được khoảng rỗng, nhưng khi mở ra một khoảng rỗng là bạn đã mở ra khả năng “đối thoại” với ánh sáng, tầm nhìn, sự thông khí, với cả mùa và người… Như trong nhà ở, bằng những khoảng rỗng bạn có thể cảm ánh sáng ngoài kia đang di chuyển, thấy thời gian trôi đi, thấy hơi thở nhẹ hơn, thấy mỗi căn phòng ko còn là ốc đảo. Tầm nhìn lúc này không chỉ được mở ra theo phương ngang, mà nhiều chiều kích khác. Đôi khi sự nhìn thấy “người ấy” lướt qua cầu thang, hoặc tiếng vọng lên cửa sổ từ bếp: Con ơi !, còn quý hơn cả “tấc vàng” của “tấc đất”

     

     

    Kiến trúc sư Amos Il Tiao Chang đã viết: “Thể rắn tự thân đã có giới hạn và vô hồn, trong khi không gian trống rỗng lại có thể tương thông và có tiềm năng để trở thành một điều gì to tát hơn bề ngoài hời hợt.” Còn Lão Tử thì nói: “Chúng ta cố gắng nhào nặn nên cái nồi, nhưng chính sự trống rỗng bên trong mới khiến cái nồi trở nên có ích.” 

    Khoảng rỗng vô hình nhưng lại rất hữu hình. Có lẽ vậy mà những công trình kiến trúc về sau và nhất là công trình người Nhật ( nơi chịu ảnh hưởng sâu nặng tinh thần tĩnh tại của Lão Tử, Thiền tông ), luôn chú trọng việc giải phóng khoảng trống cho không gian. “Đó cũng chính là giải phóng cho chủ nhân, trước nguy cơ bị những hình khối thể rắn đầy toan tính của đồ vật đè nặng lên cảm trạng sống.” 

     

     

     

    Còn đối với nhiều tôn giáo, khi muốn kết nối với thế giới tâm linh chúng ta phải tạo nên nhiều “sự rỗng”, bên trong. Có phải khi thiền là bạn đang dọn dẹp lại những ngổn ngang trong não bộ, tạo nên những khoang rỗng, để dễ dàng hơn trong việc quan sát sự việc đang diễn ra như nó là. Thật vậy, vượt lên tất cả, sự trống rỗng có thể dẫn ta đến vô tận trong sự biến chuyển và đổi thay.

    Chiều tuần trước giữa cơn mưa tầm tã, mình nhận được cuộc gọi hốt hoảng nhờ giúp từ một người mẹ. Con gái nhỏ của chị ấy bỏ nhà đi đã qua ngày 2. Giữa những bộn bề tin nhắn, hình ảnh camera, lá thư…cô bé để lại mà chị ấy gởi, mình chỉ  thấy rõ dòng chữ hiện lên: Mẹ ơi, con cần một khoảng trống ! 

     

     

     

     

     

     

    Ảnh: Quang Trần, Đỗ sỹ, Châu Bùi

    QBI CorpTheo dõi

    Bình luận

    Phạm Minh Nguyệt

    Đôi khi không gian "rỗng" một chút lại mang đến sự thư thái và yên bình hơn

    1 month agoTrả lờiChỉnh sửaXóa0

    Lê Minh Quân

    Nếu các khối đặc là công năng thì khối rỗng chính là đường luân chuyển của ánh sáng và khí trời

    1 month agoTrả lờiChỉnh sửaXóa0

    Minh Nga

    Mình đang muốn cải tạo cầu thang dưới giếng trời như ảnh, đã điền form kết nối với Happynest ạ!

    1 month agoTrả lờiChỉnh sửaXóa0

    Hãy đăng nhập để bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 3
    • 0