Những lỗi bắt buộc phải tránh khi làm lối thoát hiểm cho nhà phố

    Cập nhật ngày 21/11/2024, lúc 15:001.312 lượt xem

    Theo kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền (Giám đốc Công ty Kiến trúc - Xây dựng - Đào tạo Cát Mộc), thi công lối thoát hiểm không đúng kỹ thuật gây cản trở cho việc tiếp cận vào trong và thoát ra ngoài khi có hỏa hoạn. Vậy khi xây dựng lối thoát hiểm cho nhà phố cần tránh những lỗi nào?

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. Chỉ có một lối thoát hiểm

    Nhà ống ở thành phố thường chỉ có một mặt tiền, đây cũng là lối thoát hiểm phía trước của ngôi nhà. Trong trường hợp cháy ở mặt sau hoặc giữa nhà, cúp điện và khói bụi sẽ khiến mọi người khó tiếp cận với đường ra. Còn nếu cháy ở mặt trước, các thành viên trong gia đình sẽ không có đường ra.

    Theo kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền, nhà phố nên bố trí ít nhất 2 lối thoát hiểm phù hợp với cấu trúc công trình. Gia chủ cần hình dung trước tình huống có cháy xảy ra để xác định lối thoát phù hợp với vị trí cháy. Nên dự phòng trước lối thoát ở ban công các tầng, tầng mái, lối thông với nhà hàng xóm… qua đó đảm bảo thoát ra khỏi đám cháy một cách nhanh nhất.

    Gia chủ nên bố trí ít nhất hai lối thoát hiểm cho nhà phố, có thể là cầu thang dẫn lên tầng mái hoặc cầu thang thoát hiểm ở ban công các tầng

    2. Không đảm bảo mật độ xây dựng

    Mật độ xây dựng nhà ở được quy định theo diện tích đất, vì thế, gia chủ cần đảm bảo đúng mật độ theo phê duyệt, đồng thời dành những khoảng trống hợp lý để phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó, gia chủ cần thực hiện đúng quy hoạch trong khu vực, tránh tình trạng cơi nới, lấn chiếm, xây thêm sai quy định.

    Gia chủ cần đảm bảo mật độ xây dựng theo đúng quy hoạch, không lấn chiếm khu vực bố trí lối thoát hiểm cho nhà phố

    Kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền chia sẻ, khoảng lùi sau của công trình nhà ống theo quy định là 2m. Khoảng trống này cần thiết cho công tác ứng cứu khi hỏa hoạn xảy ra. Tuy nhiên, sau khi hoàn công, nhiều gia đình lấn chiếm khu vực này để xây cổng, hàng rào, khiến lối thoát hiểm không đảm bảo an toàn.

    >>> Xem thêm: 6 lưu ý trong thiết kế từ cửa đến giếng trời để phòng cháy và thoát nạn dễ dàng khi có hoả hoạn

    3. Thiết kế thiếu lối thoát khói

    Kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền cho biết, trong nhiều vụ cháy, người dân chết ngạt trước khi lửa tấn công. Tình trạng này xảy ra là do nhà phố xây bít bùng, thiếu lối thoát khói, lưu thông không khí kém. Khi cháy, khí độc từ silicon, nhựa, gỗ không thể thoát ra ngoài nên dễ gây ngạt thở.

    Thay vì khai thác tối đa diện tích, gia chủ nên làm khoảng nghỉ đủ rộng giữa các không gian, thiết kế khoảng thông tầng rộng để lấy sáng, hạn chế ngạt khí khi xảy ra hỏa hoạn. Nếu diện tích đủ lớn, gia chủ hãy bố trí thêm giếng trời để giảm lượng khói độc.

    Ngoài bố trí lối thoát hiểm cho nhà phố, nên thiết kế giếng trời và khoảng thông tầng đủ rộng để lấy sáng, giảm bớt lượng khí độc khi xảy ra hỏa hoạn

    4. Lắp đặt cửa có nhiều lớp

    Để chống trộm, đa số các gia đình đều lắp đặt nhiều lớp cửa cho mặt tiền, phòng ngủ, bên cạnh đó còn sử dụng nhiều loại ổ khóa khác nhau. Với những gia đình sử dụng tầng trệt để kinh doanh, số lớp cửa và ổ khóa chống trộm được tăng lên rất nhiều.

    Theo người đứng đầu kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền, các lớp cửa và ổ khóa thường biến dạng do nhiệt độ tăng cao khi xảy ra hỏa hoạn. Hơn nữa, lúc này gia chủ thường mất bình tĩnh nên gặp khó khăn khi mở từng lớp cửa.

    Tốt nhất, gia chủ nên lựa chọn những mẫu cửa chất lượng cao thay vì lắp đặt quá nhiều cửa. Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng kiểu khóa dùng chìa mở, đồng thời trang bị thêm búa, dao cắt kính để thoát hiểm nhanh hơn khi hỏa hoạn.

    Thiết kế cửa sổ nhiều lớp có khả năng chống trộm nhưng lại gây khó khi mở lối thoát hiểm cho nhà phố

    >>> Xem thêm: Xây nhà như nào để thoát hiểm nhanh nhất khi cháy?  

    Trên đây là những lỗi gia chủ cần tránh khi thiết kế, thi công lối thoát hiểm cho nhà phố. Bên cạnh đó, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền còn khuyên lắp đặt CB chống cháy từ tia lửa điện do đoản mạch, đồng thời tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện, bếp ga, đồ điện tử để góp phần giảm hỏa hoạn.

    Nguồn: VnExpress

    *Đăng ký kết nối tư vấn thiết kế thi công ngay bằng cách để lại thông tin dưới box này nhé!

    Nhàn NguyễnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0