Luật sư tư vấn: “Nhận tiền đặt cọc rồi không muốn bán nhà nữa thì có phải bồi thường gấp đôi không?”

    31/03/2023 10:00219 lượt xem

    Xem vấn đề cụ thể tại đây.

    Giải đáp về vấn đề này, luật sư của công ty luật Minh Khuê trả lời như sau:

    Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã nhận 80 triệu tiền đặt cọc của ông A và giữa hai bên đã có xác nhận giao dịch bằng Giấy đặt cọc/ Hợp đồng đặt cọc. Căn cứ theo quy định nêu trên nếu trong Giấy đặt cọc/ Hợp đồng đặt cọc mà hai bên đã có thỏa thuận về mức phạt cọc khi một trong hai bên vi phạm thỏa thuận thì bạn sẽ phải bồi thường theo mức phạt đó. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về mức phạt cọc khi có hành vi vi phạm thì bên vi phạm sẽ phải trả cho bên bị vi phạm tiền đặt cọc và bồi thường một khoản tiền tương đương. Như vậy có nghĩa là bạn sẽ phải bồi thường cho ông A với mức là 2 lần tài sản đặt cọc (160 triệu đồng) trừ trường hợp có thỏa thuận khác trước đó.

    Trong trường hợp bạn muốn giảm mức bồi thường, bạn có thể thỏa thuận với bên bị vi phạm. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra xem Giấy đặt cọc/ Hợp đồng đặt cọc đã ký có bị vô hiệu hay không. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì các trường hợp vô hiệu gồm có:

    - Vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, vô hiệu do giả tạo;

    - Vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

    - Vô hiệu do bị nhầm lẫn;

    - Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;

    - Vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

    Nếu giao dịch của bạn có thể xác nhận được là giao dịch vô hiệu thì theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 bạn sẽ chỉ phải trả lại tiền cọc đã nhận cho ông A, cụ thể như sau:

    - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    - Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    - Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

    Nguồn: luatminhkhue

    Nếu bạn là chủ nhà và có nhu cầu cần được tư vấn, mời bạn để lại thông tin theo những gợi ý tại đây.

    Nếu bạn là KTS, Nhà thầu, Kỹ sư, Luật sư… và có nhu cầu trở thành chuyên gia tư vấn, hãy đăng ký ngay tại đây

    Happynest sẽ giúp bạn kết nối với đối tượng phù hợp nhất ngay khi có thể. Theo dõi các kênh truyền thông của Happynest thường xuyên để không bỏ lỡ những tin tức nhà đẹp mới nhất nhé!

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0