6 mô hình nhà chống lũ do các KTS hàng đầu dày công nghiên cứu, thế giới đã áp dụng hiệu quả

    20/10/2020 03:004.569 lượt xem

    Lũ lụt, thiên tai là những điều không ai muốn xảy ra. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như một số địa phương trên thế giới, bên cạnh việc cảnh báo thiên tai kịp thời, xây dựng nhà chống lũ cũng là một trong những phương án cần thiết để góp phần đảm bảo an toàn cho người dân. Dưới đây là 6 mô hình nhà chống lũ do các nhóm kiến trúc sư hàng đầu dày công nghiên cứu, và đã được một số nước trên thế giới áp dụng hiệu quả.
    1. Amphibious House
    Địa điểm: Anh.
    Thiết kế: Baca Architects.
    Được xây dựng và hoàn thành từ năm 2014, ngôi nhà nổi “Amphibious House” được Baca Architects thiết kế với khả năng tự động dâng cao theo mực nước mỗi khi ngập lụt.

    Hình ảnh mô tả nguyên lý hoạt động của Amphibious House


    Thực tế căn nhà sau khi hoàn thành

    Nằm trên bờ sông Thames thuộc thị trấn Buckinghamshire ở Marlow (Anh), ngôi nhà này được xây dựng trên hai bệ đỡ tách rời, cho phép hệ kết cấu nổi trên phần mở rộng được định sẵn. Khi nước sông Thames dâng cao sẽ làm đầy khoang chứa và giữ ngôi nhà luôn nổi trên mặt nước.
    Theo đó, ngôi nhà có thể tự động nổi khi có lũ lụt, nhưng không thể bị trôi đi nhờ thiết kế “cọc cố định” dài khoảng gần 4m trong trường hợp gặp lũ lớn. Cứ 5 năm một lần, ngôi nhà sẽ được “thử nghiệm” và bảo quản lại để đảm bảo sử dụng hiệu quả trong trường hợp cần thiết.
    Amphibious House là ngôi nhà nổi đầu tiên tại Anh Quốc và có thể nổi tối đa 2.5m, cao hơn nhiều so với mực nước được dự đoán.
    2. Float House
    Địa điểm: New Orleans, Mỹ.
    Thiết kế: Morphosis Architects.
    Xây dựng vào năm 2009, công trình Float House (Nhà nổi) đã đạt chứng chỉ công nhận nhờ vào việc giảm thiểu tối đa những tác động đến môi trường.
    Ngôi nhà được xác định là “nhà ở lưỡng cư” (trên cạn và trên mặt nước) do Morphosis Architects thiết kế theo đơn đặt hàng. Công trình tiết kiệm năng lượng rộng gần 90 mét vuông là giải pháp cho những vùng thường xuyên xảy ra lũ lụt trên thế giới.

    Thực tế công trình Float House sau khi hoàn thành

    Một số bản vẽ công trình

    Ngôi nhà được xây từ một hệ khung đúc sẵn bằng bọt polystyrene cùng với lớp bao che là kính cường lực và bê tông sợi được gia cố khiến cho nó đủ nhẹ và trở thành một chiếc bè nổi khi nước lũ dâng lên. Khi nước dâng, ngôi nhà sẽ tách khỏi dây neo và có thể nâng lên đến độ cao 3.66 mét nhưng sẽ không trôi ra xa mà hoạt động như một chiếc bè cung cấp năng lượng từ pin đủ cho việc sử dụng tạm thời đến khi có trợ giúp.
    3. Blooming Bamboo home
    Thiết kế: H&P Architects
    Công trình Tổ ấm nở hoa (Blooming Bamboo home) của H&P Architects là một dạng nhà nổi giá rẻ được làm từ vật liệu địa phương. Với nguyên liệu tre, ngôi nhà được xây dựng trên một hệ đỡ là các thùng dầu tái chế. Những thùng dầu này liên kết với nhau tạo thành chiếc bè, nâng ngôi nhà nổi trên bề mặt nước lũ.


    Bản vẽ thiết kế Blooming Bamboo home

    4. Nhà nổi ở Maasbommel
    Thiết kế: Waterstudio và Dura Vermeer
    Hà Lan được xem là nơi tập trung của những căn nhà nổi bởi đây vốn là khu vực có địa hình trũng so với mực nước biển. Văn phòng kiến trúc đến từ Hà Lan: Waterstudio và Dura Vermeer đã hoàn thiện một bản mẫu thiết kế nổi tiếng cho loại hình nhà nổi ở Massbommel (gần sông Maas).
    Ngôi nhà được thiết kế để có thể nổi lên trên cao vào mỗi dịp lũ lụt. Hệ thống điện và cung cấp nước vẫn luôn được đảm bảo trong suốt quá trình nổi nhờ vào những ống dẫn dẻo.


    Hình ảnh minh họa công trình

    5. Công trình Container nổi
    Thiết kế: Green Container International Aid.
    Khi mùa mưa nặng hạt gây nên những trận lũ lớn năm 2010, gần một phần năm lãnh thổ Pakistan và 20 triệu người đã phải chịu thiệt hại. Như một nỗ lực trợ giúp, tổ chức Green Container International Aid đã thiết kế những container này để phục vụ cứu trợ khẩn cấp. Được hoàn thiện từ những container bỏ hoang, gỗ pallet và săm xe, các container có khả năng nổi lên trong trường hợp xảy ra lũ lụt.


    Hình ảnh minh họa công trình

    6. Ngôi nhà có chân
    Thiết kế: Between Arts và Technology Studio.
    Trong khi những ví dụ trên tận dụng lực đẩy của nước để nổi, văn phòng Between Art và Technology đã chọn một hướng tiếp cận khác trong thiết kế chống lũ của mình.
    Thay vì sử dụng nước để nâng kết cấu lên, công trình Ngôi nhà xanh có chân (Greenhouse that grows legs) sử dụng hệ thống nâng thủy lực giúp cho công trình cao lên 800mm so với nền đất. Chủ nhà có thể di chuyển căn nhà đến vị trí thích hợp qua điều khiển từ xa.

    Ảnh công trình nhà có chân

    Tổng hợp

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0