Học người Nhật cách chọn đồ bếp bền đẹp với thời gian

    30/08/2019 17:001.383 lượt xem

    Người Nhật luôn được mệnh danh là bậc thầy về nghệ thuật sắp xếp. Căn bếp phong cách Nhật là một căn bếp kiểu mẫu đầy khoa học, thông minh và tiện lợi mà bạn nên học hỏi cho chính nhà mình.

    Căn bếp không chỉ là nơi để nấu nướng, đó còn là nơi cả gia đình ngồi bên nhau sau một ngày dài. Một căn bếp được bài trí hợp lý không chỉ giúp ích cho người nội trợ, mà còn mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho các thành viên trong gia đình. Dưới đây là 4 quy tắc đơn giản mà bạn có thể học tập để tạo nên một cuộc “cách mạng” trong bếp nhà mình.


    Người Nhật có quy tắc riêng cho bài trí nội thất bếp

    Chủ nghĩa tối giản lên ngôi

    Chủ nghĩa tối giản được gọi là Minimalism là một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Lối sống này đang trở thành xu hướng phổ biến trong xã hội hiện đại. 

    Lối sống tối giản được người Nhật ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong mọi không gian sống, trong đó có căn bếp. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ những món đồ không cần thiết, sắp xếp lại không gian sáng sủa và tiện lợi hơn. Một căn bếp đúng tiêu chuẩn tối giản phải có những yếu tố sau:

    • Chọn đồ tốt, bền với thời gian: Vì “Tiền nào của nấy”, người Nhật luôn sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua một món đồ chất lượng, bền đẹp theo thời gian. Điều này giúp họ không mất quá nhiều chi phí, thời gian cho việc sửa sang, đầu tư nội thất mới. Cùng với đó, những món đồ tốt cũng sẽ mang lại chất lượng nấu nướng tốt nhất, tối ưu công năng  và tạo ra sự gọn gàng, dễ chịu. Và những phụ kiện chất liệu inox chính là lựa chọn số một với những tiêu chí này.

    Bộ dao inox kiểu như thế này là lựa chọn số một của những bà nội trợ Nhật

    • Chỉ mua những món đồ cần thiết với số lượng vừa đủ: Đây chính là một trong những quy tắc quan trọng bậc nhất của chủ nghĩa tối giản. Chúng ta thường có xu hướng mua những món đồ mình thích thay vì chỉ mua những món đồ mình cần. Và với tâm lý “sợ thiếu”, chúng ta thường sẽ mua nhiều hơn số lượng mình cần. Điều đó đã tạo ra sự chật chội không cần thiết trong căn bếp. 

    Bộ dụng cụ nấu ăn tích hợp với kệ lưu trữ tiện dụng quen thuộc trong bếp người Nhật

    Zero-waste

    Zero-waste là một lối sống hướng để việc giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường. Đây là một “trào lưu” phổ biến trong giới trẻ suốt thời gian qua, tuy nhiên với người Nhật, đây là một phong cách sống đã được duy trì lâu đời. 

    Trong quá trình lựa chọn nội thất, người Nhật hạn chế tối đa sử dụng đồ nhựa, ni lông, vì đây là chất thải khó phân hủy, có hại cho môi trường. Cùng với đó, đồ nhựa, ni lông cũng gây ra nhiều phản ứng có hại cho cơ thể khi gặp nhiệt. 


    Một bộ lọc cafe ngay trong bếp sẽ hạn chế rác thải do đi mua tại quán

    Để hạn chế tối đa việc thải rác ra môi trường, bạn có thể làm các việc sau trong căn bếp của mình:

    • Sử dụng túi vải, mang theo khi đi chợ, đi mua sắm.
    • Hạn chế mua thức ăn sẵn, đồ uống mang về mà chế biến tại nhà.
    • Thay thế vật dụng nhựa bằng thủy tinh, gốm và các chất liệu khác tốt cho sức khỏe và dễ phân hủy hơn.
    • Sử dụng loại thùng rác có thể phân loại rác.
    • Tái sử dụng túi nilon. 

    Tất cả đồ đạc nhựa được thay thế bằng thủy tinh, kim loại, gỗ...

    Khai thác không gian trống trong bếp một cách thông minh

    Không gian bếp, đặc biệt là bếp ở các thành phố lớn thường có diện tích nhỏ hẹp. Để khắc phục hạn chế này, người Nhật đã nghĩ đến việc tận dụng chính khoảng trống trên tường để làm nơi gắn các loại giá, thanh inox. Những kệ bát, kệ nồi, giá treo… được treo trên tường, vừa không lãng phí không gian phía trên, vừa giúp bát đĩa, dao, thìa.. được bảo quản sạch sẽ. 


    Không gian trống được tận dụng tối đa

    Tuy nhiên, để giữ thẩm mỹ cho không gian chung, người Nhật ưu tiên lựa chọn những phụ kiện không khoan tường. Thay vì phải sử dụng đến ốc vít, đinh móc, khoan cắt… người Nhật chỉ sử dụng móc hút chân không để giữ phụ kiện chắc chắn trên tường.


    Bộ bát giúp tiết kiệm tối đa không gian

    Ngoài ra, một quầy kệ bar di động cũng là lựa chọn được yêu thích. Quầy bar này có thể di chuyển bất kỳ đâu, tận dụng được không gian trống trong bếp.


    Quầy bar di động này là một vật dụng quen thuộc trong bếp người Nhật

    Quy tắc sắp đặt “Gần nơi cần”

    Nguyên tắc cuối cùng là quy tắc sắp đặt “gần nơi cần”. Một căn bếp hoàn hảo là một căn bếp được sắp xếp gọn gàng và hợp lý. Đồ đạc thường được sử dụng cùng nhau sẽ được sắp xếp cạnh nhau. 

    Ví dụ: nồi chảo gần bếp, rổ rá gần bồn rửa, dao gần thớt, kệ bát ngay trên bồn rửa bát… Cùng với đó, những món đồ thường xuyên được sử dụng trong một lần nấu nướng sẽ được đặt trong tầm mắt đến ngang hông như gia vị, xoong chảo, dao thớt…  

    Quy tắc này sẽ giúp người nội trợ không mất thời gian tìm kiếm cùng như sẽ không “đảo lộn” không gian lên tìm kiếm, gây lộn xộn căn bếp. 


    Những đồ đạc thường xuyên sử dụng sẽ được xếp ngay trong tầm mắt

    Nếu bạn đang loay hoay với bài toán sắp đặt lại không gian cho căn bếp tránh lộn xộn, mất thẩm mỹ, trên đây là những gợi ý tuyệt vời đến từ người Nhật. Hãy nhớ đến 4 quy tắc này mỗi khi bạn cần mua sắm, sắp đặt bất kỳ đồ đạc nào cho căn bếp nhà mình để có một không gian gọn gàng, khoa học và đầy hiện đại.

    Bài viết: Hồ Thương

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0